Tuần trước tôi đã nêu ra những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu. Tuần này, tôi sẽ đưa ra 9 kịch bản ảnh hưởng đến giá dầu.
Nguồn cung dầu giảm giúp giá tăng cao hơn sẽ là kịch bản tốt nhất. Còn kịch bản xấu nhất là nguồn cung sẽ tăng lên khiến giá dầu tiếp tục giảm.
Biểu đồ theo tháng của hợp đồng tương lai dầu WTI
5 kịch bản tốt nhất (Giảm nguồn cung cấp dầu)
Các kịch bản được nêu ra là riêng biệt, không liên quan đến nhau. Sau đây là diễn giải của từng kịch bản:
1. Nga phản đối tăng sản lượng dầu. Nhiều khả năng kịch bản này sẽ xảy ra: Trong một cuộc họp gần đây với Bộ trưởng năng lượng Nga, Alexander Novak, hầu hết các công ty dầu khí của Nga đã phản đối việc tăng sản lượng dầu trong tháng 4 do nhu cầu giảm.
2. Các công ty sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ cắt giảm chi tiêu, hợp nhất doanh nghiệp hoặc phá sản có khiến sản xuất dầu giảm và hạn chế nguồn cung. Kịch bản này sẽ ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Mỹ.
Sản lượng trong ngày vào năm 2020 có thể thấp hơn nhiều so với mức 13 triệu thùng/ngày mà tổ chức EIA đã dự báo. Theo phân tích của Rystad Energy, ngành công nghiệp dầu đá phiến có thể giảm quy mô tới 30% trong năm nay. Hiện nay, chúng ta vẫn không chắc chắn về phương án đối phó dịch bệnh của chính phủ các nước, cho nên việc dự đoán sản lượng dầu của Hoa Kỳ có thể giảm bao nhiêu vào năm 2020 là không thể. Con số có thể giảm xuống dưới 10 triệu thùng/ngày. Sự sụt giảm đáng kể này sẽ làm giảm nguồn cung toàn cầu và đẩy giá dầu tăng cao hơn.
3. Ả Rập Xê Út nhận ra rằng họ thực sự cần sản xuất 12 triệu thùng/ngày và sử dụng 300.000 thùng đang tích trữ/ngày khi nền kinh tế toàn cầu ngừng hoạt động.
Nguyên nhân có thể bao gồm việc sản xuất tăng cao sẽ khiến mỏ dầu của họ trở nên quá tải. Hoặc có thể do Ả Rập Xê Út gặp khó khăn trong việc xác định và giữ chân khách hàng với nguồn cung dầu tăng cao.
4. Dầu từ Venezuela, Iran và Libya phần lớn vẫn chưa đưa ra thị trường vì các sắc lệnh không được nới lỏng, bất ổn chính trị và kinh tế vẫn tiếp diễn.
5. OPEC đạt được thỏa thuận ổn định thị trường dầu mỏ và nhận được sự ủng hộ của các đối tác của OPEC +. Tuy nhiên, điều này có thể chỉ có thể xảy ra sớm nhất là vào cuối tháng sáu.
4 kịch bản xấu nhất (Tăng nguồn cung cấp dầu)
1. Nga tiếp tục cung cấp dầu cho thị trường Trung Quốc với giá rẻ, đẩy mạnh sản xuất trong tháng Tư. Theo các nhà đầu tư, Nga sẽ gửi một lượng dầu kỷ lục, 12 triệu thùng, đến Trung Quốc bằng đường biển trong bốn tuần tới.
2. Các công ty đá phiến dầu ở Hoa Kỳ được chính phủ cứu trợ hoặc được hỗ trợ tài chính.
Các nhà đầu tư có thể cung cấp nguồn lực hỗ trợ từ chính sách nới lỏng định lượng họ đang được nhận hoặc họ có thể tài trợ cho các hoạt động khai thác dầu đá phiến khi họ đang tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Chính sách cứu trợ và hỗ trợ tài chính của chính phủ sẽ khiến sản lượng dầu khí đá phiến không giảm nhiều như năm 2020 như thị trường kỳ vọng.
3. Bất chấp lời kêu gọi của Tổng thống Trump, Ả Rập Xê Út vẫn cố chấp tiếp tục làm ngập thị trường với nguồn cung dầu giá rẻ.
Ả Rập Xẽ Út giữ nguyên tuyên bố của họ trước đó, rằng họ sẽ tăng nguồn cung trong tháng 4 lên 12,3 triệu thùng/ngày, trong đó có 12 triệu thùng đến từ sản xuất. Ả Rập Xê Út thậm chí có thể tiếp tục chính sách chính sách này vào mùa hè.
4. OPEC không đạt được thỏa thuận sản xuất vào tháng 6 hoặc tháng 12.
Kết luận
Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng nhất đến giá dầu đối với các nhà giao dịch tài chính lại không phải là cung cầu dầu vật chất trong thực tế mà lại chính là tâm lý của họ. Liệu các nhà giao dịch sẽ nghĩ cung dầu tăng hay là giảm đây?
Chỉ một sự sụt giảm nhẹ trong nguồn cung dầu có thể khiến giá biến động mạnh vì tâm lí của các nhà đầu tư. Tương tư như một sự thay đổi trong chính sách của Ả Rập Xê Út. Thông tin về Ả Rập Xê Út tiếp tục giữ nguyên sản lượng dầu hoặc tình trạng ngành công nghiệp đá phiến dầu của Mỹ cũng có thể gây ra sự giảm giá nghiêm trọng trong thời gian tới.