Bất kể công nghệ nào ở đằng sau bất kể loại tiền điện tử nào dù nó là Bitcoin, Ethereum, Ripple, Cardano hoặc EOS, tất cả các loại này về cơ bản đều không có biên giới. Chúng có thể được đào ở bất kỳ đâu và nhìn chung, giao dịch trên toàn cầu.
Tuy nhiên, không phải mọi địa điểm đều ủng hộ loại tài sản này. Một vài quốc gia đưa ra một số gợi ý về thuế đối với các doanh nghiệp tiền điện tử trong khi những quốc gia khác có quy định tương đối dễ dàng. Một số đang khuyến khích tiền điện tử như là một giải pháp thay thế đối với tiền mặt và số khác thậm chí còn phát hành ra loại tiền tệ riêng của họ. Một số quốc gia có nhiều sáng kiến khác nhau để thúc đẩy kinh doanh tiền điện tử và công nghệ blockchain.
Dưới đây là một số nước đã thiết lập hệ thống tiền điện tử khá thân thiện. Chúng tôi không ủng hộ bất kỳ ai trong số họ. Tuy nhiên những nỗ lực mà khu vực này đang làm thì thực sự đáng chú ý. Chúng ta có thể hiểu được bước đột phá tiếp theo trong ngành có thể đến từ hoạt động kinh doanh tại một trong những quốc gia này.
1. Nhật Bản
Trong số các quốc gia Châu Á, Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc hỗ trợ tiền điện tử. Quốc gia này chắc chắn vượt xa quốc gia láng giềng Trung Quốc, đất nước đã cấm cả ICOs và các sàn giao dịch tiền ảo trong một vài năm qua.
Kể từ khi ông Satoshi Nakamoto sáng lập ra Bitcoin, dễ hiểu rằng Nhật Bản sẽ đi đầu trong việc phát triển môi trường tiền điện tử.
Sau khi bị hack, sàn Mt.Gox của Nhật đã sụp đổ trong tháng 2/2014 – cho đến nay vẫn là vụ xì căng đan tiền điện tử tồi tệ nhất đối với loại tài sản này. Các sàn tiền điện tử được cấp phép ở Nhật sau đó tập hợp lại và tạo thành một tổ chức mới, tự quản lý, đề xuất các hướng dẫn hợp pháp đối với việc ICOs và xây dựng các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ nhà đầu tư, đồng thời cũng cho phép hoạt động này phát triển hơn. Hiệp hội đang làm việc này, được gọi là ICO Business Research Group, bao gồm các nhà lập pháp, học giả, nhân viên ngân hàng và CEO của bitFlyer, sàn tiền điện tử lớn nhất quốc gia này. Theo nghiên cứu của Chính phủ, luật pháp sẽ cho phép các ICO có tiềm năng và các sàn tiền điện tử tiếp tục giao dịch, đồng thời đưa cho Chính phủ cái nhìn sâu sắc và minh bạch hơn về các hoạt động này.
2. Venezuela
Quốc gia Nam Mỹ giàu dầu mỏ nhưng bị chìm trong nợ nần này cũng đã khuấy động nhiều tranh cãi, khi nó đưa ra loại tiền điện tử của riêng họ, đồng Petro được dầu khí hậu thuẫn và được công bố vào tháng 2 vừa qua. Theo CNN, Tổng thống Nicolas Maduro đã “tuyên bố rằng loại tiền này chạy trên nền tảng của NEM và được coi là được các thùng dầu hậu thuẫn, đã gọi được 5 tỷ USD trong tháng đầu tiên, mặc dù tâm lý nhà đầu tư để xác nhận quyền sở hữu là không đúng”.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 4, có tin rằng Venezuela đã giảm 30% giá dầu thô khi thanh toán bằng đồng Petro. Các tạp chí Bitcoin cho rằng “Venezuela đã bảo đảm rằng người mua Petro sẽ có hợp pháp hoàn toàn, được chấp nhận là phương thức thanh toán cho phí và thuế và có thể đổi lấy tiền tệ của quốc gia, đồng bolivar.
Mặc dù nhiều người hoài nghi về đồng Petro, cũng như những nỗ lực của Chính phủ Venezuela nhằm tích hợp loại tiền này vào nền kinh tế đang suy thoái của họ, có một số người nhìn thấy điều này và cố gắng tăng thêm tín nhiệm đối với đồng Petro. David Garcia, giám đốc điều hành, SVP và đối tác tại Ripio Credit Network, lưu ý rằng Mỹ Latin cũng đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp.
Khu vực này có một chút tham nhũng chính trị, các khủng hoảng kinh tế và bị cản trở bởi lạm phát cao và sự mất giá tiền tệ nhanh chong. Điều này đặc biệt đúng với Venezuela hiện nay và một số các quốc gia Mỹ Latinh khác. Đây là quan điểm của Garcia rằng để đưa những nỗ lực này đi đúng hướng, những ý tưởng đột phá và giải pháp như công nghệ blockchain và tiền điện tử là điều cần thiết.
3. Thuỵ Điển
Thuỵ Điển là quốc gia đầu tiên cho phép giao dịch hai sàn tiền điện tử ở Châu Âu trong năm 2015, được quản lý bởi XBT. Quỹ Bitcoin Tracker One XBT (ST:SE0007126024) giao dịch đồng krona của Thuỵ Điển và Bitcoin Tracker EUR XBT Provider (ST:SE0007525332), cả hai đều đang giao dịch trên sàn NASDAQ Bắc Âu, một sàn lớn của Thuỵ Điển.
Kể từ khi ra mắt, XBT đã phát hành các phiên bản ở Đan Mạch, Phần Lan, Estonia và Latvia. Vào đầu tháng 12 năm 2017, Cointelegraph tuyên bố ETN Thuỵ Điển “lớn hơn 80% các quỹ ETFs của Mỹ”. Vào giữa tháng 1, CNBC báo cáo rằng các khoản đầu tư vào Bitcoin đã thu hút 1,3 tỷ USD.
Thêm vào đó, Ngân hàng trung ương Thuỵ Điển Riksbank đã cân nhắc tạo ra một loại tiền điện tử gọi là e-krona để cho thấy Thuỵ Điển cũng đang trở thành một xã hội không dùng tiền mặt đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, ngành ngân hàng của nước này đang bị đẩy lùi. Hans Lindberg, CEO của Hiệp hội Ngân hàng Thuỵ Điển nói rằng, trong cuộc phỏng vấn của ông ngày 17/4, “có nhiều người nói về tiền điện tử. Cũng có về thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng và các giải pháp điện tử khác. Tuy nhiên lựa chọn tốt nhất có khả năng là Ngân hàng Riksbank đi vào khu vực bán buôn”.
Nhà kinh tế toàn cầu của HSBC James Pomeroy tin rằng vẫn có thể Thuỵ Điển sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra tiền điện tử trong vài năm tới. Venezuela có thể đã vượt qua sự ra mắt của nền tảng tiền điện tử được Chính phủ bảo hộ, nhưng quốc gia Scandinavi này với nền kinh tế vững mạnh hơn cùng các cơ quan quản lý đáng tin cậy hơn có thể đưa ra loại tiền điện tử mới của quốc gia, tiếp tục dẫn đầu ngành này tại khu vực Châu Âu.
4. Thuỵ Sỹ
Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thuỵ Sỹ (FINMA) đang đi đầu trong việc làm rõ các quy định về tiền điện tử và ủng hộ hoạt động ICOs. Marc Bernegger, một chuyên gia công nghệ tài chính tại Thuỵ Sĩ, nhà đầu tư tiền điện tử và cố vấn cho SwissRealCoin cho rằng quốc gia này là nơi trú ẩn của tài sản, theo truyền thống. Điều này, một phần là do các quy định tài chính cởi mở hơn và một nền tảng văn hoá nghiêm túc tuân thủ quy định, bảo vệ sự riêng tư của những người sử dụng hệ thống tài chính Thuỵ Sĩ.
Khu vực xung quanh thành phố Zug ở phía bắc trung tâm Thuỵ Sĩ đã trở nên nổi tiếng được gọi là “Thung lũng Tiền điện tử”, kể từ khi ICO của Ethereum diễn ra ở đây năm 2014. Khu vực xung quanh là một hệ sinh thái tích cực đối với các doanh nhân, đội ngũ phát triển và nhà đầu tư – Antoine Verdon, đồng sáng lập của Proxeus, một nhà nghiên cứu Blockchain cho biết.
“Vào tháng 1, Bộ trưởng Kinh tế Thuỵ Sĩ tuyên bố tham vọng của ông là biến nước này trở thành “Quốc gia tiền điện tử”. Hệ sinh thái đang phát triển qua phiên bản đầu tiên. Một số công ty và chính quyền công trên toàn đất nước đã có những dự án được-chứng-minh. Có một khu vực làm việc chung ở Zurich mới được mở gần đây chỉ dành riêng cho những dự án blockchain”.
5. Israel
Các cuộc đàm phán về luật pháp tập trung vào tiền điện tử vẫn liên tiếp diễn ra tại Israel khi các nhà lập pháp đang tìm cách bảo vệ nhà đầu tư. Mặc dù hệ thống ngân hàng Israel không giúp thúc đẩy các việc kinh doanh liên quan đến Bitcoin – Ngân hàng Union của Israel, ngân hàng lớn thứ 6 ở đây đã bị kiện bởi một người đào mỏ tiền điện tử địa phương sau khi ngân hàng ngừng chuyển tiền từ các sàn Bitcoin cho người này. Ngân hàng Leumi, ngân hàng lớn thứ 2 đã cố gắng ngăn chặn các hoạt động của tài khoản của một sàn nội đia. Toà án quận cũng như toà án tối cao của nước này cũng đã can thiệp. Điều này chắc chắn là một chiến thắng lớn cho ngành công nghiệp tiền điện tử ở đây.
Tương tự, các báo cáo gần đây cho rằng Ngân hàng trung ương của nước này đang xem xét tính khả thi của một loại tiền do nhà nước tài trợ. Tờ báo Jerusalem Post ghi rằng “đồng shekel kỹ thuật số có thể ghi lại mọi giao dịch bằng điện thoại và khiến khó tránh thuế hơn” – theo một nguồn tin giấu tên. Đồng tiền kỹ thuật số này, nếu nó được công bố sẽ khá giống với giá trị của đồng shekel vật lý.
Về mặt đổi mới công nghệ, văn hoá khởi nghiệp ở Israel đang đi tiên phong. Roy Meirom, đồng sáng lập và Phó chủ tịch Phòng phát triển kinh doanh tại WeMark chỉ ra rằng việc triển khai blockchain đang được nhiều người trong số gần 300 trung tâm nghiên cứu R&D đa quốc gia hoạt động tại Israel.
Ông nói rằng đất nước nhỏ bé này đang được gọi là "Quốc gia khởi nghiệp", dần trở thành khu vực nghiên cứu các phát triển liên quan đến blockchain.
“Các nhà khoa hoạc và kỹ sự, nhiều người trong số họ là sinh viên mới tốt nghiệp, đã tham gia vào lực lượng làm việc trong lĩnh vực này. Họ được khen ngợi và ưu tiên trong các công ty khởi nghiệp blochcian đang ngày càng tăng.”
6. Bermuda
Bermuda, quốc gia nhỏ bé khu vực biển Caribe nằm phía Bắc Đại Tây Dương tỏ ra khá quan tâm trong việc vượt qua các rào cản pháp lý thông thường về tiền điện tử nhằm bắt đầu xây dựng một khung pháp lý mới phù hợp hơn nhằm ủng hộ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này bao gồm sàn tiền điện tử, các dịch vụ về ví và trung tâm thanh toán. Gần đây Hội đồng kinh doanh tiền điện tử của Cơ quan tiền tệ quốc gia (VCBA) đã được Hạ viện ở anh thông qua.
Bermuda đã đề xuất luật về ICO dưới dạng sửa đổi của Luật Doanh nghiệp năm 1981 và Luật đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn năm 2016. Cuối năm ngoái, David Burt, Bộ trưởng tài chính của Bermuda đã thành lập một lực lượng nghiên cứu nền tảng Blockchain, chia ra làm 2 nhóm, nhóm luật pháp - hành pháp và nhóm các doanh nghiệp hỗ trợ blockchain.
7. Đức
Thủ đô của Đức, thành phố Berlin có lẽ là một trong những thành phố ủng hộ tiền điện tử nhất khu vực Châu Âu. Nó được báo Guardian của Anh gọi là thành phố Bitcoin của Châu Âu năm 2013 và vẫn tiếp tục với cái tên đó cho đến nay. Hiện nay, một người có thể mua một căn hộ trong thành phố, đặt kỳ nghỉ, ăn và uống tại nhiều địa điểm nổi tiếng ở đây và thanh toán bằng Bitcoin.
Thomas Schouten, trưởng nhóm Marketing của Lisk, một nền tảng ứng dụng blockchain nói rằng đồng Lisk có văn phòng tại Berlin và trụ sở tại Thuỵ Sĩ. Berlin cung cấp môi trường về công nghệ và khởi nghiệp, với nhiều nhân sự tốt và văn hoá nhiêt huyết. Ông nói rằng điều này sẽ dễ thu hút nhân sự hơn. Thêm vào đó, ông giải thích rằng người Đức, cũng như Chính phủ ở đây có cách tiếp cận khá cởi mở đối với công nghệ blockchain.
Điều này nhấn mạnh thực tế rằng đây là quốc gia đầu tiên chấp nhận Bitcoin là một loại tiền tệ, và đã làm điều này kể từ năm 2014. Tương tự, các thành viên Ngân hàng trung ương Đức đang kêu gọi đưa ra quy định pháp lý phù hợp và hiệu quả đối với tiền điện tử và các mã token. Thực tế, Joachim Wuermeling, một trong các giám đốc đã nói về nhu cầu này trong một Hợp tác quốc tế như sau:
Các quy định hiệu quả về tiền điện tử sẽ có thể đạt được khi có sự hợp tác quốc tế do quyền lực của các quy định này đối với 1 quốc gia hiển nhiên là hạn chế.
Do đó, rất nhiều nhà lập pháp của Ngân hàng trung ương Đức đã làm việc với cơ quan pháp luật ở Châu Âu về những phương pháp giúp phát triển lĩnh vực này trong khu vực, bao gồm Hợp tác Blockchain tại Châu Âu.