Viết bởi Kathy Lien, Giám đốc điều hành Phòng Chiến lược Ngoại hối - Công ty Quản lý tài sản BK.
Đây sẽ là một tuần bận rộn với thị trường ngoại hối trong khi chúng ta bắt đầu với mức đáy, khoảng giao dịch ngày càng mở rộng và biến động sẽ tăng dần lên trong tuần. Trong khi đó USD kết thúc phiên giao dịch tăng lên so với một số loại tiền tệ nhưng lại thấp hơn so với một số loại khác; dẫu vậy trong phiên giao dịch New York nhà đầu tư vẫn dành hầu hết thời gian để mua vào USD. Đồng bạc xanh đã chạm đáy 1,1815 so với euro 1 sau khi thị trường cổ phiếu mở cửa nhưng lại kết thúc phiên ở gần mức 1,1750. Một đợt đảo chiều tương tự cũng diễn biến với đồng bảng trong khi cặp USD/JPY và USD/CHF phục hồi từ mức đáy lên đỉnh trong một ngày. Động thái này của thị trường không liên quan gì với số liệu của Mỹ bởi cả 2 chỉ số sản xuất Chicago và Dallas đều thấp hơn dự báo. Tuy nhiên, triển vọng tăng lãi suất của Fed trong tuần này có thể đang thúc đẩy USD.
Và như vậy, sẽ có nhiều hơn những thông tin cần theo dõi trong tuần này so với cuộc họp FOMC. Dưới đây là 5 sự kiện chính sẽ diễn ra.
5 sự kiện lớn:
- Họp FOMC
- Kết thúc Quý III
- Hạn cuối của NAFTA vào 30/09.
- Họp RBNZ
- Họp LHQ & phát biểu của Ngân hàng trung ương
Fed được dự báo sẽ tăng lãi suất nhưng đó có thể là dovish hoặc hawkish. Dù thế nào thì kết quả cũng sẽ có tác động lâu dài lên toàn bộ tiền tệ chính trên thế giới. Cùng lúc đó, thị trường cổ phiếu tại Mỹ đang đạt kỷ lục trong quý, việc tái cân bằng danh mục sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên USD. Chúng ta đã thấy một số giao dịch được tiến hành đầu tháng này nhưng cũng không thể loại trừ khả năng sẽ có thêm điều chỉnh trong tuần này. Ngân hàng dự trữ cũng sẽ công bố chính sách tiền tệ và theo thông thường triển vọng dự báo của RBNZ sẽ có ảnh hưởng lớn lên NZD. Đàm thoại giữa Mỹ - Canada cũng sẽ là trọng tâm khi cận kề với hạn cuối cho NAFTA tiếp theo. Mỹ muốn đóng cửa hiệp định vào 30/09 do yêu cầu về thời gian công bố thỏa thuận vào 60 ngày trước khi nó được ký kết. Và mốc 30/09 vô cùng quan trọng do Tổng thống đương nhiệm Mexico sẽ miễn nhiệm vào 01/12 và Tổng thống Trump muốn hiệp định sẽ được ký kết với người đương nhiệm chứ không phải với vị Tổng thống kế nhiệm.
Có hàng loạt dòng tin trong tuần này. Cuộc họp LHQ đang diễn ra và trọng tâm trong cuộc họp sẽ nghiêng nhiều về những vấn đề thương mại. Chủ tịch Fed Powell, chủ tịch ngân hàng trung ương châu âu Draghi, thống đốc ngân hàng anh Carney và thống đốc ngân hàng Canada Poloz cũng sẽ phát biểu và cần lưu ý rằng thị trường rất nhạy cảm với những phát ngôn từ ngân hàng trung ương.
Draghi đưa cặp EUR/USD bọt lên trên 1,18 khi nói rằng có một sự đón nhận tích cực với chỉ số lạm phát cơ bản. Mặc dù cặp này đã giảm từ mức đỉnh sau khi USD tăng lên, euro vẫn sẽ có kết quả tốt hơn hầu hết loại tiền tệ khác khi mà ngân hàng châu âu đưa ra triển vọng lạm phát và số liệu vô cùng sáng sủa. Cho dù căng thẳng thương mại vẫn đang diễn ra, niềm tin kinh doanh tại Đức vẫn đang được cải thiện trong tháng 9, củng cố tâm lý nhà đầu tư vào đầu tháng. CPI Đức cũng sẽ được công bố vào cuối tuần này và qua những gì mà Draghi chia sẻ, dường như chỉ số này có xu hướng tăng.
Mặt khác, có những lý do khiến đồng bảng giảm giá. thống kê xu hướng công nghiệp CBI không những tiêu cực trong tháng 9, mà thỏa thuận Brexit còn đang chuyển hướng khó khăn. Mặc dù vẫn có những lời đồn về việc thỏa thuận có thể đạt được vào tháng 11 tuy nhiên không có một động thái tiến triển nào diễn ra. Thay vào đó, cả thư ký Brexit Raab và Tổng thống May đều nói rằng họ sẽ kiện định và điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ không dễ dàng chấp thuận yêu cầu từ EU. AUD và NZD đều kết thúc ngày thấp hơn sau khi Trung Quốc từ chối lời mời đàm thoại từ phía Mỹ.
Tổng kết cho tình hình hiện tại là không có tiến triển tích cực gì giữa quan hệ thương mại Mỹ - Canada hay Mỹ - Trung, và cũng chẳng có một cải thiện trong thỏa thuận Brexit giữa Anh - EU, bao trùm quan hệ thương mại là sự thiếu chắc chắn.