🟢 Thị trường đang đi lên. Mỗi thành viên trong cộng đồng hơn 120 nghìn người này đều biết họ nên làm gì. Bạn cũng vậy.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Vì sao nhiều hãng công nghệ Trung Quốc vẫn cần tới Thung lũng Silicon?

Ngày đăng 21:03 18/12/2018
Vì sao nhiều hãng công nghệ Trung Quốc vẫn cần tới Thung lũng Silicon?
GOOGL
-
META
-
GOOG
-
BABA
-

Vietstock - Vì sao nhiều hãng công nghệ Trung Quốc vẫn cần tới Thung lũng Silicon?

Dù có tham vọng cạnh tranh với Mỹ về công nghệ, nhiều gã khổng lồ trong lĩnh vực này của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào Thung lũng Silicon để chiêu mộ nhân tài...

Các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc vẫn cần tới chuyên gia tại Mỹ để duy trì cạnh tranh.

Trung Quốc có thể là một đối cực trong cuộc cạnh tranh về công nghệ với Mỹ, nhưng điều đó không ngăn được các hãng công nghệ lớn nhất của nước này vẫn đang đua nhau mở văn phòng và trung tâm nghiên cứu tại Thung lũng Silicon.

Thung lũng Silicon - "Mỏ" hút nhân tài công nghệ thế giới

Hai hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc Tencent và ByteDance có các trung tâm nghiên cứu nằm gần Đại học Stanford, bang California, Mỹ. Cách đó không xa về phía đông, trên đại lộ 101 là văn phòng của Alibaba (NYSE:BABA), Baidu và Didi Chuxing.

Theo CNN, đây đều là những công ty Internet đang thống trị tại Trung Quốc với các dịch vụ trong lĩnh vực truyền thông xã hội, mua sắm trực tuyến, xe tự lái... Tuy nhiên, sự hiện diện của những công ty này tại Thung lũng Silicon cho thấy các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc vẫn cần tới chuyên gia tại Mỹ để duy trì cạnh tranh.

"Các hãng công nghệ Mỹ vẫn đang dẫn trước các công ty Trung Quốc", James Lewis, giám đốc Chương trình Chính sách Công nghệ tại Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington, cho biết. "Không phải các công ty Trung Quốc không mạnh về sáng tạo, mà có một thực tế rằng, nếu muốn những thứ tốt nhất, bạn vẫn phải tới Mỹ".

Trung Quốc có nhiều kế hoạch tham vọng để dẫn đầu thế giới về công nghệ trong thập kỷ tới, với việc cam kết đầu tư hàng trăm tỷ USD các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, phương tiện tự lái và siêu máy tính. Tuy nhiên, lượng nhân tài tại Trung Quốc ít hơn nhiều so với ở Mỹ - nơi thu hút được những kỹ sư và doanh nhân đầy tham vọng từ khắp thế giới.

Bằng việc có mặt tại Thung lũng Silicon, các công ty internet của Trung Quốc có thể tiếp cận dễ dàng hơn với những nhân tài hàng đầu mới tốt nghiệp và những nhà nghiên cứu từ các trường như Đại học Stanford và Viện Công nghệ California, cũng như nhiều trường đại học danh tiếng khác của Mỹ. Các công ty này cũng có vị thế tốt hơn để cạnh tranh với đối thủ Mỹ như Google (NASDAQ:GOOGL), Facebook (NASDAQ:FB) và Uber - những công ty cũng đang cố gắng thu hút nhân tài sáng giá nhất.

"Đây là cuộc 'săn' nhân tài trên toàn cầu", Lewis nói. "Một hãng công nghệ tốt sẽ đi đến nơi có nhân tài".

Các gã công nghệ khổng lồ của Trung Quốc trên đất Mỹ

Tại kinh đô công nghệ của Mỹ, Alibaba - hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, đang có khoảng 350 nhân viên làm việc ở 3 văn phòng. Công ty này mở văn phòng đầu tiên tại Santa Clara, California vào năm 2000.

Văn phòng này tập trung vào việc thuyết phục các công ty Mỹ bán hàng hoá trên các nền tảng mua sắm trực tuyến của Alibaba hoặc đầu tư vào doanh nghiệp Mỹ. Trong khi đó, một văn phòng khác tại San Mateo của công ty tập trung vào phát triển kinh doanh và kỹ thuật cho mảng điện toán đám mây cũng như Alipay - nền tảng thanh toán trực tuyến được vận hành bởi Ant Financial - một công ty con của Alibaba.

Alipay đang dần được chấp nhận bởi các khách sạn và cửa hàng bán lẻ Mỹ, nhờ vào lượng khách du lịch khổng lồ từ Trung Quốc tới Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, năm ngoái, nỗ lực để phát triển nhanh hơn của Ant Financial bằng việc mua lại hãng dịch vụ chuyển tiền MoneyGram của Mỹ đã bị chính quyền của Tổng thống Donald Trump chặn đứng.

Năm 2018, Alibaba đã mở rộng ra khu vực Bay Area của San Francisco với một trung tâm nghiên cứu mới tập trung phát triển công nghệ chíp và trí tuệ nhân tạo tại Sunnyvale - nơi có trụ sở của Yahoo. Đây là một phần của cam kết đầu tư 15 tỷ USD mà hãng này đưa ra vào năm ngoái để xây các cơ sở nghiên cứu công nghệ mới nổi tại nhiều thành phố khắp thế giới.

Trong khi đó, Baidu - công ty đứng sau công cụ tìm kiếm hàng đầu Trung Quốc, cũng đang đầu tư mạnh để phát triển trí tuệ nhân tạo. Năm 2011, công ty này mở văn phòng đầu tiên tại Sunnyvale, Santa Clara và mở thêm một trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn tại đây vào năm ngoái.

Baidu đang có khoảng 200 nhân viên tại Thung lũng Silicon, nghiên cứu các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong như dịch song hành, robot và phương tiện lái tự động.

Baidu là một trong những công ty đầu tiên nộp đơn xin cấp phép thử nghiệm xe tự lái tại California và được phê duyệt vào tháng 9/2016. Công ty này cũng có một phòng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu các lĩnh vực như khai thác dữ liệu, máy học và thị giác máy tính.

ByteDance, một trong những công ty internet lớn nhất của Trung Quốc hiện tại, cũng mới mở văn phòng tại Menlo Park - nơi có trụ sở của Facebook vào đầu năm nay. Không giống nhiều hãng công nghệ khác của Trung Quốc, ByteDance sở hữu một nền tảng mạng xã hội nhận được quan tâm lớn tại Mỹ - Tik Tok. ByteDance được định giá 75 tỷ USD sau một vòng gọi vốn vào tháng 11, trở thành startup giá trị nhất thế giới, theo CB Insights.

Được thành lập bởi một lập trình viên tên Zhang Yiming, toàn bộ hoạt động kinh doanh của ByteDance xoay quanh việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để mang lại cho người dùng những video và bài báo mà họ muốn xem. Đội ngũ hơn 50 người của công ty này tại Thung lũng Silicon chủ yếu tập trung vào phát triển những tính năng có thể triển khai nhanh chóng trên các ứng dụng.

Trong khi đó, ứng dụng gọi xe lớn nhất của Trung Quốc Didi Chuxing - công ty đã "hất cẳng" Uber ra khỏi thị trường này vào năm 2016, cũng có văn phòng tại Thung lũng Silicon. Được định giá 56 tỷ USD, Didi đang thách thức với Uber tại nhiều thị trường khác trên thế giới. Đội ngũ tại Mỹ của công ty này tập trung phát triển sản phẩm và công nghệ an toàn cho hoạt động tại Brazil, Mexico, Australia và Nhật Bản.

Cũng giống như Baidu, Didi đã được cấp phép thử nghiệm xe tự lái tại California vào tháng 5 năm nay. Năm ngoái, công ty này mở văn phòng tại Mountain View - gần trụ sở của Google, và hiện có hơn 100 nhân viên.

Một gã khổng lồ khác của Trung Quốc là Tencent đã có mặt tại Thung lũng Silicon từ năm 2007. Văn phòng của Tencent tại Palo Alto gần với trụ sở của Facebook. Tencent cũng là một nhà đầu tư lớn vào các hãng công nghệ khác của Mỹ gồm Tesla, Snap...

Sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat với hơn 1 tỷ người dùng, Tencent được cho là đang xây dựng một văn phòng mới tại Palo Alto dành cho 250 nhân viên. Ngoài game di động, trí tuệ nhân tạo và dịch vụ đám mây, đội ngũ tại California của Tencent cũng tập trung phát triển phương tiện tự lái.

 

HOÀI THU

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.