Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Sức ép lạm phát khiến người tiêu dùng trên toàn cầu siết chặt ‘hầu bao’

Ngày đăng 02:00 25/04/2022
Cập nhật 19:00 24/04/2022
Sức ép lạm phát khiến người tiêu dùng trên toàn cầu siết chặt ‘hầu bao’

Vietstock - Sức ép lạm phát khiến người tiêu dùng trên toàn cầu siết chặt ‘hầu bao’

Giá cả hàng hóa và dịch vụ ngày càng trở nên đắt đỏ do lạm phát đã khiến người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới, ngay cả ở các nước giàu phương Tây cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là đối với những sản phẩm và dịch vụ không thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày của họ.

Tín hiệu cảnh báo sớm từ mức sụt giảm số lượng thuê bao của Netfix

Số lượng người dùng thuê bao dịch vụ của nền tảng phát sóng phim ảnh và truyền hình trực tuyến Netflix giảm hơn 200.000 trong quý 1 trong bối cảnh người tiêu dùng khắp toàn cầu cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết để chống chọi lạm phát. Ảnh: Screenrant

Hôm 20-4, giá cổ phiếu của nền tảng phát sóng phim ảnh và truyền hình trực tuyến Netflix đã giảm hơn 35%, khiến vốn hóa bị thổi bay 50 tỉ đô la Mỹ sau khi công ty này báo cáo số lượng thuê bao dịch vụ sụt giảm lần đầu tiên trong một thập niên với mức giảm hơn 200.000 thuê bao trong quý 1. Ngoài việc Netflix phải chịu sức ép cạnh tranh đang gia tăng từ các đối thủ, Steve Wreford, Giám đốc danh mục đầu tư tại Công ty Lazard Asset Management, cho rằng xu hướng siết chặt những khoản chi tiêu không cần thiết của người tiêu dùng đóng vai trò như là chất xúc tác khiến lượng thuê bao của nền tảng này suy giảm.

Ông nói: “Những gì đang xảy ra với các dịch vụ phát truyền hình và phim ảnh trực tuyến là dấu hiệu cảnh báo sớm. Lạm phát đang gây sức ép lên người tiêu dùng, khiến họ tính toán cắt giảm những khoản mua sắm không cần thiết”.

Trong hơn 5 năm sau khi ra mắt ứng dụng tài chính cá nhân Truebill cùng với hai nhà sáng lập khác, Yahya Mokhtarzada, doanh nhân người Mỹ, chứng kiến nền kinh tế thuê bao dịch vụ tăng trưởng mạnh.

Nhưng giờ đây, xu hướng đó đã đảo ngược trong bối cảnh lạm phát gia tăng, buộc người tiêu dùng phải xem xét cắt giảm các khoản chi tiêu tùy ý (discretionary expense) của họ, một diễn biến mà Mokhtarzada và các nhà phân tích khác tin rằng sẽ lan rộng ra các dịch vụ thuê bao khác bên ngoài nền tảng phát video và phim ảnh trực tuyến Netflix.

Mokhtarzada, người đồng sáng lập ứng dụng Truebill chuyên cung cấp dịch vụ quản lý phí thuê bao, hóa đơn và các khoản thanh toán khác cho người dùng, nói: “Chừng nào còn nhiều bất ổn trong nền kinh tế, mọi người sẽ ngày càng thận trọng hơn với túi tiền của mình”.

Mokhtarzada cho biết, năm ngoái có 2,5 triệu người dùng của ứng dụng Truebill đã hủy bỏ nhiều dịch vụ thuê bao, từ dịch vụ phát video trực tuyến đến dịch vụ giao các phần ăn sơ chế sẵn. Đến tháng 3, số lượt hủy đăng ký thuê bao trên ứng dụng này nhiều hơn số lượt đăng ký mới.

Đà tăng của giá cả tiêu dùng cùng với các lo ngại về chiến sự ở Ukraine đã gây tổn thương niềm tin của người tiêu dùng, theo nhận định của Jessica Moulton, đối tác cấp cao ở hãng tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey.

Dựa vào kết quả các cuộc khảo sát của McKinsey thực hiện ở 5 nước châu Âu và Mỹ, Moulton cho biết:  “Niềm tin của người tiêu dùng đang quay trở lại mức vào giữa năm 2020 và đó là mức suy giảm lớn nhất kể từ mùa thu năm ngoái”.

Doanh số bán lẻ của Anh đã giảm 1,4% trong tháng 3, giảm trong tháng thứ hai liên tiếp, khi mức lạm phát cao bắt đầu tác động đến người tiêu dùng. Mức tăng lạm phát 7% ở Đức trong tháng 3 cũng đã làm suy giảm 13% chi tiêu tùy ý của các hộ gia đình, theo phân tích của McKinsey.

Ngành thời trang và nhà hàng bị ảnh hưởng, du lịch vẫn khả quan

Wreford nhận định môi trường kinh doanh xấu hơn đã phủ bóng đen lên các ngành như hàng may mặc và nhà hàng. Chỉ số của nhóm cổ phiếu ở các ngành tiêu dùng tùy ý trên toàn cầu đã giảm 14% kể từ đầu năm, so với mức giảm 8% của chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI World, theo dữ liệu của Bloomberg.

Trong tháng này, hãng bán lẻ quần áo trực tuyến Asos, có trụ sở tại London, ghi nhận sự sụt giảm mạnh về mức tăng trưởng doanh số và lợi nhuận. Cổ phiếu của công ty này đã giảm gần 40% kể từ đầu năm.

Mat Dunn, Giám đốc điều hành Asos, cho biết: “Giá năng lượng tăng cao và lạm phát thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu tùy ý. Ba tháng tới sẽ cho chúng ta thấy những yếu tố này tác động như thế nào đến thu nhập khả dụng của người tiêu dùng”.

Hồi tháng trước, hãng thời trang H&M của Thụy Điển cũng báo cáo tăng trưởng doanh số bán hàng giảm tốc đột ngột. Chi tiêu mua sắm thời trang ở Anh đã giảm về dưới các mức của năm 2019, theo Công ty cung cấp dữ liệu Fable.

Môi trường lạm phát đã làm giảm sự lạc quan ở thời kỳ hậu Covid ở các nhóm công ty hàng tiêu dùng tùy ý như Asos.

Lĩnh vực nhà hàng cũng đang xoay xở ứng phó các yêu cầu tăng lương của nhân viên, trong khi đó, giám đốc điều hành của một chuỗi nhà hàng bình dân ở London cho biết mức chi tiêu trung bình trên mỗi thực khách suy giảm trong tháng qua.

Tuy nhiên, tình hình của ngành du lịch vẫn khả quan vì những người tiêu dùng tích lũy được các khoản tiết kiệm dường như vẫn kiên định với kế hoạch chi tiêu cho những chuyến nghỉ ngơi mà họ đã không thể thực hiện được trong thời kỳ căng thẳng của đại dịch Covid-19.

“Thường thì trong thời kỳ lạm phát cao, ngành du lịch sẽ bị tác động, nhưng hiện nay có rất nhiều nhu cầu bị dồn nén”, Moulton, đối tác cấp cao ở McKinsey, nói.

American Airlines và Delta Air Lines, hai hãng hàng không lớn nhất và lớn thứ ba của Mỹ tính theo quy mô đội máy bay, đã báo cáo doanh thu bán vé kỷ lục vào tháng 3, trong khi United Airlines, hãng lớn thứ hai, dự báo sẽ đạt lợi nhuận cao nhất từ ​​trước đến nay trong quý 2.

Ed Bastian, Giám đốc điều hành Delta Air Lines nói với Financial Times: “Chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy người tiêu dùng thận trọng vì lạm phát”. Trong cuộc họp với nhân viên trong tuần này, Robert Isom, Giám đốc điều hành American Airlines, cho biết nhu cầu hành khách đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Will Hayllar, đối tác tại hãng tư vấn quản lý OC & C, nói rằng tác động của động thái siết hầu bao của người tiêu dùng không thể dự đoán đầy đủ. Ông nói: “Người tiêu dùng vẫn muốn những thứ mà họ cảm thấy giúp họ thoải mái”.

Các nền tảng giao đồ ăn, vốn được hưởng lợi trong thời kỳ dịch bệnh, cho đến nay vẫn cho rằng họ không bị ảnh hưởng bởi những áp lực lên chi tiêu của người tiêu dùng.

Nền tảng Deliveroo của Anh vẫn giữ dự báo hàng năm về mức tăng trưởng khối lượng đơn hàng giao đồ ăn trong một bản báo cáo cập nhật tình hình kinh doanh trong tháng này. Jitse Groen, Giám đốc điều hành của nền tảng Just Eat Takeaway (Hà Lan), nhấn mạnh lạm phát giá thực phẩm rốt cuộc có thể mang lại lợi ích vì khi giá bán các món ăn ở nhà hàng tăng lên, thì hoa hồng của nền tảng này cũng tăng theo.

Nhóm người dân có thu nhập thấp chịu sức ép giá cả

Các nhà phân tích có chung nhận định rằng lạm phát vẫn chưa đạt đỉnh và tác động đầy đủ của nó chỉ mới bắt đầu được cảm nhận. Trong khi các khoản tiết kiệm trong thời kỳ đại dịch giúp những người tiêu dùng giàu có hơn chống chọi lạm phát, những nhóm có thu nhập thấp hơn sẽ là đối tượng đầu tiên cảm nhận sức ép khi giá chi phí mua sắm nhu yếu phẩm chiếm một tỉ trọng cao hơn trong thu nhập khả dụng của họ.

Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu có thương hiệu cho đến nay đã thành công trong việc chuyển phi phí tăng thêm sang người tiêu dùng như Nestlé, Heineken, Danone và Procter & Gamble đều cho biết họ đã tăng giá bán các sản phẩm khoảng 5% trong ba tháng tính từ trước tháng 4 nhưng doanh số bán hàng không giảm.

Nhưng khi chịu áp lực ngày càng lớn, các hộ gia đình có thể sẽ chuyển sang dùng những sản phẩm thuộc các nhãn hàng riêng có giá bán rẻ hơn. Một số doanh nghiệp hy vọng được hưởng lợi từ việc người tiêu dùng tìm kiếm các sự lựa chọn thay thế giá rẻ.

Mooky Greidinger, Giám đốc điều hành Cineworld, chuỗi rạp chiếu phim lớn thứ hai thế giới, đang đặt cược rằng các rạp chiếu phim, không giống như Netflix, sẽ được hưởng lợi từ mức chi tiêu tùy ý thấp hơn: “Nếu kinh tế suy thoái, người tiêu dùng không thể mua những chuyến du lịch nước ngoài hoặc xem một vở nhạc kịch có giá bán 100 bảng Anh nhưng họ có thể mua một vé xem phim 10 bảng Anh”.

Ở chiều hướng ngược lại, các nhà quản lý quỹ kỳ vọng các nhà sản xuất hàng xa xỉ có thể vượt qua “bão” lạm phát, vì tỷ suất lợi nhuận của họ cao hơn và nhóm khách hàng họ nhắm đến chủ yếu là những người giàu có, có đủ khả năng chống đỡ các tác động tồi tệ nhất của lạm phát.

Marcus Morris-Eyton, nhà quản lý quỹ tại Công ty dịch vụ tài chính Allianz, cho biết các tập đoàn hàng xa xỉ như LVMH (EPA:LVMH) của Pháp “đã có thể liên tục tăng giá bán để bù đắp cho chi phí tăng thêm do lạm phát”.

Chánh Tài

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.