Tuyến đường sắt trị giá 7,2 tỷ USD của Indonesia nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường đã chính thức đi vào hoạt động. Quốc tếKhai trương đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á: Tốc độ tối đa 350km/giờ, do Trung Quốc xây dựngPhương Nhi • 02/10/2023 14:53Tuyến đường sắt trị giá 7,2 tỷ USD của Indonesia nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường đã chính thức đi vào hoạt động.
Một buổi lễ khánh thành hoành tráng đã được tổ chức tại ga xe lửa Halim ở thủ đô Jakarta với sự tham dự của Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Đệ nhất phu nhân Iriana cũng như một số bộ trưởng nội các.
Được biết, Chuyến tàu nối thủ đô Jakarta với thành phố Bandung gần đó có thể chở tới 600 hành khách với tốc độ tối đa 350 km (220 dặm) một giờ, cắt giảm thời gian di chuyển hai địa điểm từ ba giờ xuống dưới một giờ. Tuyến đường sắt này có tên WHOOSH, từ viết tắt của “Tiết kiệm thời gian, vận hành tối ưu, hệ thống đáng tin cậy” trong tiếng Indonesia.
Nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, tuyến đường được tài trợ bởi một Tập đoàn gồm các công ty nhà nước của Indonesia và Trung Quốc có tên PT KCIC. Tuyến đường sắt này được kết nối thuận tiện với các hệ thống giao thông công cộng địa phương. Các quan chức tại đây cho biết thêm, đoàn tàu được cải tiến để phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Indonesia và được trang bị hệ thống an toàn có thể ứng phó với động đất, lũ lụt và các tình trạng khẩn cấp khác.
Tuyến đường sắt này là đỉnh cao của thập kỷ bùng nổ cơ sở hạ tầng của Indonesia khi Tổng thống Joko Widodo xây dựng đường xá, bến cảng và sân bay để đưa đất nước trở thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao. Có thể nói, đường sắt cao tốc là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Việc khai trương cũng đánh dấu một phần quan trọng trong di sản của nhà lãnh đạo này, mặc dù việc xây dựng đoàn tàu đang bị hủy hoại do chi phí tăng cao và nhiều năm trì trệ.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo lái tàu cao tốc trong chuyến thử nghiệm ở Jakarta. Nguồn: CNN |
Giám đốc PT KCIC Dwiyana ca ngợi tuyến đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung là một “ví dụ nổi bật về hợp tác song phương giữa Indonesia và Trung Quốc”. Điều này sẽ không chỉ cải thiện cơ sở hạ tầng của Indonesia mà còn “thúc đẩy sự phát triển của ngành đường sắt và sản xuất của Indonesia”.