🐦 Ưu đãi sớm giúp bạn tìm được cổ phiếu sinh lời nhất mà lại tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm tới 55% với InvestingPro vào ngày Thứ Sáu ĐenNHẬN ƯU ĐÃI

Khả năng ông Trump trở lại Nhà trắng gây lo ngại cho toàn cầu

Ngày đăng 13:17 30/10/2024
© Reuters
BTC/USD
-

Investing.com -- Mối lo về ảnh hưởng kinh tế nếu cựu Tổng thống Mỹ ông Donald Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào đầu tháng tới đang hiện rõ tại nhiều quốc gia và thị trường trên toàn cầu, vào thời điểm chỉ còn chưa đến 1 tuần nữa là tới ngày cử tri Mỹ đi bỏ phiếu.

Các quan chức lo ông Trump trở lại sẽ xáo trộn tài chính toàn cầu khi tăng thuế mạnh tay, khiến Mỹ nợ thêm hàng nghìn tỷ USD và đảo ngược nỗ lực về khí hậu.

Tăng trưởng chậm, nợ tăng cao và chiến sự leo thang là các vấn đề hàng đầu trong cuộc họp thường niên kết thúc ngày 27/10 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, các lãnh đạo chủ yếu lo ngại về tác động của việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tháng 11 này.

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa đã giành được lợi thế trong các cuộc thăm dò gần đây, xóa bỏ phần lớn ưu thế ban đầu của ứng cử viên Đảng Dân chủ là Phó tổng thống bà Kamala Harris. Đây là chủ đề trong hầu hết cuộc trò chuyện giữa các quan chức tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương và các tổ chức tham dự sự kiện tại Washington tuần trước.

Họ cho rằng ông Trump có thể làm xáo trộn hệ thống tài chính toàn cầu khi tăng thuế mạnh tay, phát hành thêm hàng nghìn tỷ USD trái phiếu và đảo ngược các nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

"Mọi người dường như lo lắng về việc ai sẽ trở thành tổng thống tiếp theo và chính sách nào được thực hiện dưới thời tổng thống mới", Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết. Một thống đốc khác cũng tỏ ra lo ngại khi nói: "Dường như Trump ngày càng có cơ hội chiến thắng".

Cựu Tổng thống Mỹ đã đề xuất áp thuế 10% với hàng nhập khẩu từ tất cả các nước, riêng Trung Quốc là 60%. Việc này có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, châm ngòi cho lạm phát và các động thái trả đũa. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cũng cho biết trên Reuters rằng chiến tranh thương mại Mỹ - châu Âu sẽ chỉ khiến cả hai bên cùng thiệt.

Ông Trump đang thu hút cử tri Mỹ bằng các chính sách giảm thuế hào phóng, từ thuế thu nhập cá nhân, thuế với tiền tip, tiền làm thêm giờ đến tiền trợ cấp về hưu. Tuy nhiên, các chuyên gia ngân sách cảnh báo việc này có thể khiến khối nợ của chính phủ Mỹ tăng thêm ít nhất 7.500 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Ngược lại, chiến thắng của bà Harris đang được các quan chức tài chính coi là sự tiếp nối chính sách dưới thời Tổng thống Mỹ ông Joe Biden. Đó là vẫn tham gia hợp tác đa phương về khí hậu, thuế doanh nghiệp, giảm nợ và cải cách ngân hàng. Kế hoạch của bà cũng có khả năng khiến Mỹ tăng nợ, nhưng ít hơn nhiều so với ông Trump.

Ông Biden vẫn giữ mức thuế mà ông Trump áp lên nhôm, thép nhập khẩu và nhiều hàng hóa của Trung Quốc. Ông thậm chí tăng mạnh thuế với các ngành công nghiệp mới của Trung Quốc như xe điện và năng lượng mặt trời. Bà Harris ủng hộ cách tiếp cận "có mục tiêu" này và chỉ trích đề xuất thuế quy mô lớn của ông Trump là một loại thuế tiêu dùng đối với các gia đình Mỹ.

Các thị trường tài chính đang đặt cược vào sự trở lại của cựu Tổng thống Mỹ. Các tài sản liên quan đến ông, như cổ phiếu, Bitcoin hay đồng peso Mexico đều diễn biến theo dự đoán này. Tháng này, Dollar Index tăng 3,6% - mạnh nhất trong hơn 2,5 năm qua. Ông Steve Englander - nhà phân tích tại Standard Chartered - cho rằng 60% mức tăng này đến từ việc thị trường đặt cược ông Trump chiến thắng.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Brazil Roberto Campos Neto cho biết việc thị trường đặt cược vào ông Trump đã gây tác động lên lãi suất trong dài hạn tại nền kinh tế này. Lo ngại diễn ra trong bối cảnh IMF tuyên bố toàn cầu gần như đã chiến thắng lạm phát, khi sức mạnh kinh tế Mỹ bù đắp được sự suy yếu tại Trung Quốc và châu Âu.

Khi được hỏi sự trở lại của ông Trump sẽ tác động thế nào đến khuyến nghị chính sách của IMF, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết các cuộc thảo luận của họ đều đang tập trung vào giải quyết vấn đề kinh tế hiện tại. "Cuộc bầu cử là của người Mỹ. Nhiệm vụ của chúng tôi là nhận diện thách thức và cách IMF có thể giải quyết các thách thức này", bà Georgieva nói.

Tháng trước, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất tham chiếu được coi là cơ hội tăng trưởng cho các nước mới nổi, khi điều kiện tài chính và sức ép lên nội tệ được xoa dịu. Tuy nhiên, khả năng Mỹ thâm hụt ngân sách lớn dưới thời ông Trump khiến nhiều quan chức tài chính lo ngại "bữa tiệc" sẽ sớm chấm dứt.

"Thâm hụt tăng sẽ khiến Mỹ phải vay nợ nhiều, đồng nghĩa lãi suất trong dài hạn tăng lên. Điều này có thể kéo theo USD mạnh lên. Lãi suất tại Mỹ cao và đồng đôla mạnh chắc chắn không phải điều mà các nước mới nổi mong đợi", Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek chia sẻ trong một sự kiện bên lề cuộc họp.

Mối lo trả đũa thương mại toàn cầu cũng đang tăng lên. "Nếu một quốc gia áp thuế nhập khẩu, các quốc gia khác có thể làm điều tương tự, kéo giá cả tăng lên. Quá trình hạ nhiệt lạm phát sẽ là thách thức với các ngân hàng trung ương", ông Lesetja Kganyago, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nam Phi, nhận định.

Bộ trưởng Tài chính Arab Saudi ông Mohammed Al-Jadaan thì nhấn mạnh việc hợp tác trong quá khứ với các đời chính phủ Mỹ, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ. "Chúng ta chỉ cần duy trì đối thoại thôi", ông nói. Quan điểm này được nhiều lãnh đạo đồng tình.

"Chúng ta đã giải quyết được nhiều vấn đề, từ Covid đến căng thẳng chính trị. Mỗi thách thức đều là cơ hội để học hỏi cách vượt qua", Bộ trưởng Tài chính Angola bà Vera Daves de Sousa kết luận.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.