🔥 Chinh phục thị trường với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Bức tranh chứng khoán Mỹ qua các đời Tổng thống từ Ronald Reagan đến Donald Trump

Ngày đăng 18:29 03/02/2019
Bức tranh chứng khoán Mỹ qua các đời Tổng thống từ Ronald Reagan đến Donald Trump
US500
-
DJI
-

Vietstock - Bức tranh chứng khoán Mỹ qua các đời Tổng thống từ Ronald Reagan đến Donald Trump

Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần lấy thị trường chứng khoán như một trong những cách ghi điểm ưa thích trong chính sách điều hành của ông.

Nguồn: CNN

Ngày 20/01 đánh dấu kỷ niệm 2 năm ngày nhậm chức của ông Trump. Chỉ số S&P 500 đã tăng gần 18% trong khung thời gian đó. Nếu tính từ thời kỳ của Tổng thống Ronald Reagan, thì đó là thành tích tốt thứ hai trong 2 năm đầu cầm quyền của một vị tổng thống.

Tính đến cuối tháng 1/2019, chứng khoán Mỹ đã tăng 19% kể từ khi ông Trump nhậm chức. CNN Business sẽ tiếp tục cập nhật con số này vào mỗi cuối tháng.

Ronald Reagan

Nguồn: CNN

Bốn năm đầu tiên của Tổng thống Ronald Reagan tại Nhà Trắng không đặc biệt sinh lợi cho Phố Wall.

Bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến chống lạm phát của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Paul Volcker, nền kinh tế Mỹ lúc đó rơi vào đợt suy thoái ngắn diễn ra trong tháng 7/1981. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên gần 11%.

Nhưng quyết định tăng lãi suất của ông Volcker và cắt giảm thuế doanh nghiệp của ông Reagan cuối cùng đã phá vỡ sự trở lại của lạm phát, tạo tiền đề cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Dưới thời Tổng thống Reagan, nước Mỹ đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng trong nỗ lực thành công nhằm hạ bệ Liên Xô.

Mặc dù nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, Phố Wall đã trải qua những ngày tháng tồi tệ nhất dưới thời Tổng thống Reagan. Chỉ số Dow Jones đã giảm một cách đáng kinh ngạc 22.6% vào ngày thứ Hai đen tối  - tương đương với khoảng 5,500 điểm ngày hôm nay.

Tuy nhiên, S&P 500 đã tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm cầm quyền của Gipper (biệt danh của Tổng thống Ronald Reagan), bao gồm mức tăng 26% vào năm 1985.

George H.W. Bush

Nguồn: CNN

Nền kinh tế và thị trường chứng khoán tăng mạnh trong năm đầu tiên nhậm chức của Tổng thống George HW Bush. Chỉ số S&P 500 đã tăng 27% trong năm 1989.

Nhưng sau đó, cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay cùng Chiến tranh vùng Vịnh đã xảy ra. Giá dầu tăng hơn gấp đôi sau khi Iraq xâm chiếm Kuwait. Tốc độ tăng trưởng khi đó chậm lại, và nền kinh tế Mỹ rơi vào cơn suy thoái nhẹ vào tháng 7/1990.

Mặc dù cuộc suy thoái đã kết thúc vào tháng 3/1991, nhưng sự phục hồi lại trở nên khó khăn. Hai năm sau, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức khoảng 7%. Nền kinh tế trì trệ đã dẫn đến thất bại của Tổng thống Bush vào năm 1992.

Bill Clinton

Nguồn: CNN

Những năm 1990 lừng lẫy đã mang lại nhiều lợi ích cho Phố Wall.

Cổ phiếu tăng đột biến – với việc chỉ số S&P 500 nhảy vọt 210% dưới thời Tổng thống Bill Clinton - khi nhà đầu tư chào đón sự trỗi dậy của Internet và đà tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế. Trong lịch sử 10 năm cao nhất của chỉ số S&P 500 thì có 2 năm dưới thời cầm quyền của ông Clinton: 1995 và 1997.

Trong vòng 8 năm ông Clinton làm việc tại Nhà Trắng thì có 5 năm GDP đạt mốc 4%. Lạm phát thì vẫn ổn định. Thất nghiệp giảm xuống dưới 4%. Và đất nước Hoa Kỳ đã tận hưởng thời kỳ tăng trưởng kinh tế không bị gián đoạn lâu nhất trong lịch sử hiện đại.

Thời đại đó chứng kiến sự bùng nổ của dotcom, điều này dẫn đến việc tạo ra một ngành công nghiệp hoàn toàn mới. Chỉ số Nasdaq tăng gấp 7 lần từ năm 1993 đến đỉnh điểm vào đầu năm 2000. Sự hưng cảm đó đã tạo ra khối lượng tài sản khổng lồ - rồi phần lớn sẽ biến mất khi bong bóng sớm muộn gì cũng xuất hiện.

George W. Bush

Nguồn: CNN

Các nhà đầu tư khi đó đã đặt cược vào một doanh nhân khi trở thành tổng thống sẽ có thể mang lại mức lợi nhuận mạnh mẽ, nhưng họ đã thất vọng nặng nề trong nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush.

S&P 500 đã giảm 40% dưới thời của ông Bush, điều tồi tệ nhất trong các chính quyền hiện đại.

Ông Bush đã “thừa hưởng” một phần giai đoạn bùng nổ của bong bóng dotcom, tạo ra cuộc suy thoái năm 2001. Mức độ suy thoái càng trở nên trầm trọng hơn bởi các cuộc tấn công khủng bố 11/9.

Trong năm 2004 và 2005 thì nền kinh tế cũng tăng trưởng đôi chút, một phần do lãi suất thấp và sự bùng nổ của thị trường nhà ở. Nhưng khi đó cũng là lúc bong bóng xuất hiện một cách ngoạn mục, mở ra cuộc Đại suy thoái và cuộc khủng hoảng tài chính đáng sợ nhất trong một thế hệ.

Trong quý cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Bush, chỉ số GDP hàng năm đã giảm mạnh 8.4%. Thất nghiệp bắt đầu tăng nhanh. S&P 500 đã giảm 38% trong năm 2008, năm tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái.

Barack Obama

Nguồn: CNN

Cuộc khủng hoảng Phố Wall vẫn tiếp diễn trong vài tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.

Ngành công nghiệp tài chính và ôtô đã đứng trước bờ vực sụp đổ trước khi các gói cứu trợ của Chính phủ đã cứu sống cả hai. Thất nghiệp đạt đỉnh 10% trong năm 2009, tăng gấp đôi chỉ sau một năm.

Thị trường chứng khoán chạm đáy vào tháng 3/2009, nhưng sau đó nền kinh tế hồi phục một cách chậm rãi, tạo tiền đề cho đợt tăng trưởng dài nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ .

Tuy nhiên, thoát ra khỏi vực sâu của cuộc Đại suy thoái là cả một quá trình dài và chậm. Tăng trưởng GDP hàng năm không bao giờ chạm mốc 3% trong thời kỳ của ông Obama.

Với hy vọng sẽ thúc đẩy được nền kinh tế, Fed tiếp tục bơm "tiền dễ dàng" (easy money) vào hệ thống. Thí nghiệm chưa từng có này đã giúp cho cổ phiếu tăng vọt - S&P 500 gần như tăng gấp 3 trong thời kỳ Tổng thống Obama - nhưng cũng góp phần gia tăng sự bất bình đẳng giàu nghèo và chủ nghĩa dân túy.

Donald Trump

Nguồn: CNN

Chiến thắng của Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy cho đợt tăng trưởng ngoạn mục trên thị trường chứng khoán.

Chương trình nghị sự ủng hộ kinh doanh của ngài tỷ phú về cắt giảm thuế, bãi bỏ quy định và chi tiêu cơ sở hạ tầng đã đẩy chỉ số Dow Jones vọt từ mức 18,332 điểm tại ngày bầu cử lên trên mốc 21,000 vào tháng 3/2017.

Thành tựu lập pháp đặc trưng của ông Trump - đại tu thuế - đã khiến thị trường ngày càng bùng nổ. Chỉ số Dow Jones cuối cùng đã vượt ngưỡng 26,000. Tăng trưởng kinh tế tăng tốc trên 4% vào giữa năm 2018. Lợi nhuận doanh nghiệp tăng đột biến. Và tỷ lệ thất nghiệp sụt mạnh xuống 3.7%.

Nhưng đà tăng trưởng này dần hạ nhiệt vào năm 2018.

Chiến tranh thương mại của ông Trump đã khiến thị trường trở nên bất an sâu sắc. Và việc cắt giảm thuế do nợ nần và chi tiêu quá mức sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng quá mức, buộc Fed phải can thiệp với việc tăng lãi suất. Năm 2018 là năm tồi tệ nhất của chỉ số S&P 500 trong một thập kỷ.

Nhìn chung thì thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng 19% kể từ thời điểm nhậm chức của ông Trump đến ngày 31/01/2019.

Tuệ Nhiên (Theo CNN)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.