⛔ Ngừng đoán mò ⛔ Hãy dùng bộ lọc cổ phiếu miễn phí to tìm cơ hội mới nhanh nhấtThử Bộ Lọc Miễn Phí

Đàm phán bế tắc khi Mỹ ép Trung Quốc mua nông sản số lượng quá lớn

Ngày đăng 15:20 31/10/2019
Đàm phán bế tắc khi Mỹ ép Trung Quốc mua nông sản số lượng quá lớn

Vietstock - Đàm phán bế tắc khi Mỹ ép Trung Quốc mua nông sản số lượng quá lớn

Việc ông Trump yêu cầu Trung Quốc phải mua nông sản Mỹ với tổng giá trị 50 tỷ USD (gấp đôi lượng mua trung bình hằng năm) chính là điểm khó gỡ đáng kể khiến thương chiến Mỹ - Trung bế tắc.

* Nhà xưởng Trung Quốc bị bỏ không vì chiến tranh thương mại

* Hai quan điểm đối lập ở Trung Quốc về chiến tranh thương mại

* Căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ "ngấm đòn" chiến tranh thương mại?


Lượng nông sản Mỹ vào Trung Quốc là điểm khó gỡ đáng kể khiến thương chiến Mỹ - Trung bế tắc - Ảnh: AFP


Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ những người được cho biết về diễn biến các cuộc đàm phán thương mại cho biết việc Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Trung Quốc phải cam kết mua nông sản Mỹ số lượng lớn đã trở thành vấn đề đáng kể giữa hai bên trong quá trình thương thảo nhằm tìm lối thoát cho thương chiến Mỹ - Trung.

Ông Trump từng công khai nói rằng Trung Quốc có thể mua tới 50 tỷ USD nông sản Mỹ, nhiều hơn gấp đôi lượng mua thường niên của họ ở giai đoạn trước khi thương chiến nổ ra.

Giới quan chức Mỹ vẫn tiếp tục thúc đẩy vấn đề này trong các cuộc đàm phán, trong khi đó Bắc Kinh từ chối cam kết mua số lượng lớn và một khung thời gian cụ thể. Các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản của Trung Quốc muốn được tự chủ quyết định việc mua hàng căn cứ theo tình hình cụ thể của thị trường.

Một quan chức thuộc Công ty Sở hữu nhà nước Trung Quốc giải thích: "Trung Quốc không muốn mua nhiều sản phẩm mà người dân ở đây không cần hoặc mua một thứ gì đó vào thời điểm thứ ấy không có nhu cầu".

"Nếu hàng nông sản Mỹ vào Trung Quốc theo kiểu ồ ạt, sẽ rất khó tiêu thụ trong thị trường nội địa", vị quan chức Trung Quốc nói thêm.

Cũng theo vị này, việc cung cấp quá nhiều hàng nông sản ở Trung Quốc cũng sẽ khiến giá cả giảm mạnh và phá vỡ thế cân bằng cung - cầu.

Bên cạnh đó, dịch tả heo châu Phi lan rộng thời gian qua cũng đã làm giảm đáng kể số lượng đàn heo tại Trung Quốc, kéo theo đó là sự sụt giảm của nhu cầu mua đậu nành, một thành phần thức ăn chính cho heo và cũng là mặt hàng nông sản lớn nhất Trung Quốc vẫn thường nhập từ Mỹ.

Các bên mua vào nông sản Trung Quốc (đại diện cho cả doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân) vẫn thường nhập khẩu nguồn hàng có giá rẻ nhất. Tuy nhiên với việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải mua số lượng hàng lớn, bất kể giá cả hay nhu cầu hàng sẽ buộc nhà nước phải can thiệp mới có thể thực hiện.

Đây là thực tế khá "trớ trêu", bởi nó mâu thuẫn với yêu cầu cốt lõi của Mỹ đang đặt ra với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại hiện nay, đó là đòi Trung Quốc phải trở thành một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường và dừng trợ giá cho các doanh nghiệp nhà nước.


Trước đó, ngày 17-10, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết Trung Quốc sẽ "tăng mua nông sản Mỹ dựa trên nhu cầu trong nước và các nguyên tắc thị trường, trong khi phía Mỹ phải cung cấp những điều kiện thiện chí".

Trong diễn biến liên quan, một quan chức Mỹ ngày 29-10 cho biết hai bên (Mỹ, Trung Quốc) có thể không đạt được một thỏa thuận "Giai đoạn 1" tại diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ở Chile vào giữa tháng 11.


D. KIM THOA

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.