5 nữ đại gia gốc Việt sở hữu gia tài khủng ở trời Tây: Người xây cơ ngơi điện lạnh triệu đô, kẻ khuynh đảo phố Wall

Ngày đăng 22:08 14/10/2023
5 nữ đại gia gốc Việt sở hữu gia tài khủng ở trời Tây: Người xây cơ ngơi điện lạnh triệu đô, kẻ khuynh đảo phố Wall
TELFIN
-
PTT
-
JT
-

Những nữ doanh nhân gốc Việt dưới đây đã vượt qua khó khăn, gây dựng riêng cho mình những “đế chế” trị giá hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu USD nơi đất khách quê người. Quốc tế5 nữ đại gia gốc Việt sở hữu gia tài khủng ở trời Tây: Người xây cơ ngơi điện lạnh triệu đô, kẻ khuynh đảo phố WallPhương Nhi • 14/10/2023 15:08Những nữ doanh nhân gốc Việt dưới đây đã vượt qua khó khăn, gây dựng riêng cho mình những “đế chế” trị giá hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu USD nơi đất khách quê người.

Jenny Tạ - “Nàng lọ lem” phố Wall

Jenny Tạ sinh năm 1972, bà rời quê hương khi mới 6 tuổi cùng anh trai và người mẹ đơn thân nghèo. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó, ngay khi tốt nghiệp trung học, bà đã vạch rõ con đường tương lai của mình đó là phải trở thành một doanh nhân.

Năm 25 tuổi, Vantage Investments được thành lập nhưng nhanh chóng thua lỗ, bà phải vay 100.000 USD của mẹ để vực dậy công ty. Công việc kinh doanh của Jenny Tạ xoay chiều chỉ sau 2 tháng, đến năm 1999, bà đã có thể xoay xở và trả đủ cả gốc lẫn lãi cho mẹ.

Năm 2001, Jenny Tạ bán Vantage Investments, thu về khoản lời hàng triệu USD. Năm 2004, bà tiếp tục thành lập và trở thành CEO của công ty chứng khoán Titan với nhiều dịch vụ như: tư vấn đầu tư chứng khoán, mua bán sáp nhập (M&A) và tăng vốn.

Chỉ sau nửa năm hoạt động, một nhóm các nhà đầu tư tại trung tâm tài chính đã mua lại công ty với mức giá “không thể từ chối”.

Gần 20 năm lăn lộn trong ngành tài chính, giờ đây Jenny Tạ được biết đến là người phụ nữ Mỹ gốc Việt thành lập 2 công ty chứng khoán có tầm vóc quốc tế tại thành phố Wall và có khối tài sản lên tới 250 triệu USD.

Không dừng lại ở đó, rời nghiệp chứng khoán, Jenny Tạ đã có một bước chuyển mình vô cùng ngoạn mục sang mảng truyền thông xã hội thông qua việc thành lập công ty Sqeeqee.com vào năm 2013. Ngay khi ra mắt không lâu, giá trị của Sqeeqee được ước tính lên tới cả tỷ USD.

Lê Hồ - Bà chủ "đế chế rác" triệu đô

Lê Hồ cùng gia đình tới Australia từ khi còn nhỏ. Cô khởi nghiệp bằng một cửa hàng đồ cưới năm 20 tuổi. Trong 6 năm, cô đã phát triển con số đó thành 6 cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, thị trường mua sắm trực tuyến đã thay đổi mọi thứ một cách đáng kể. Vì thế cô đã rẽ sang một hướng kinh doanh hoàn toàn mới.

Mua lại Capital City khi công ty đang kinh doanh thua lỗ và trên bờ vực phá sản, Lê Hồ đã làm được điều thần kỳ khi giúp doanh nghiệp lội ngược dòng và trở thành cái tên dẫn đầu thị trường với doanh thu 10 triệu đôla Úc.

Dấn thân vào lĩnh vực vốn do nam giới thống trị trong hàng chục năm, nữ doanh nhân bị không ít người hoài nghi và thậm chí là phân biệt đối xử. Không nhiều người tin rằng doanh nghiệp của Lê Hồ sẽ thành công nhưng cô đã chứng minh họ sai bằng cách biến nó thành công ty quản lý chất thải có doanh thu hàng chục triệu USD.

Với thành tích đó, Lê Hồ đã trở thành một trong 29 nữ doanh nhân thành đạt của nước Úc được vinh danh bởi cuốn sách #IfSheCanICan. Tờ báo hàng đầu nước Úc là Sydney Morning Herald cũng đặt cho cô biệt hiệu "Nữ hoàng rác thải".

Tần Lê - khởi nghiệp từ nghiên cứu về bộ não con người

Nữ doanh nhân gốc Việt Tần Lê (tên đầy đủ Lê Thị Thái Tần), khi lên bốn tuổi, cả gia đình của Tan Le rời Việt Nam đến Úc để mưu cầu một cuộc sống tốt hơn.

Chỉ sau 3 năm học đại học, Tần Lê đã tốt nghiệp loại ưu. Thành tích học tập đáng nể đã giúp cô có được vị trí luật sư tại hãng luật hàng đầu thế giới FreeHills. Nhưng chẳng bao lâu sau, cô quyết định từ bỏ công việc danh giá đi theo con đường khởi nghiệp đầy mạo hiểm: nghiên cứu về bộ não con người.

Chính yếu tố này đã thôi thúc cô chuyển hướng sang công nghệ và cùng người bạn Đỗ Hoài Nam thành lập Emotiv System. Từ năm 2003, họ bắt đầu đi vào thực hiện ý tưởng ban đầu dùng ý nghĩ và cảm xúc để điều khiển thiết bị điện tử. Sau 7 năm nghiên cứu, năm 2010, chiếc mũ đọc sóng não EPOC xuất hiện, gây sốt toàn cầu, thu về hơn 10 triệu USD.

Được sản xuất từ Emotiv, Epoc là một thiết bị đọc sóng não không dây, đeo trên đầu. Thay cho các loại máy móc lớn trong bệnh viện trị giá hàng nghìn USD, Epoc có khả năng ''đọc'' cảm xúc người dùng, cho phép họ di chuyển các vật thể được hiển thị trên màn hình máy tính bằng suy nghĩ.

Thiết bị còn cho phép con người điều khiển máy bay đồ chơi, đơn giản bằng cách tưởng tượng đến các cử động, đóng rèm, chơi game, vận động cánh tay robot, hay điều khiển xe lăn bằng các biểu hiện cảm xúc trên gương mặt. Chỉ sau vài tháng ra mắt, công ty đã có 10.000 khách hàng, bao gồm cả hãng sản xuất máy bay Boeing (LON:SBA).

Darunee Kriboonyalai - nữ Việt kiều với khối tài sản khủng tại “xứ chùa Vàng”

Bà Darunee Kriboonyalai sinh ra trong gia đình có bố mẹ gốc Hà Nội, lưu lạc sang Lào rồi sau bao thăng trầm đã định cư ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Sau khi bố mẹ ly dị, bà Darunee sống với mẹ làm nghề buôn bán lẻ dược phẩm giữa đất Bangkok.

Bà là một trong số ít những người Thái gốc Việt thi đậu vào trường đại học danh tiếng Chulalongkorn University. Tốt nghiệp với chuyên ngành kế toán loại giỏi, bà Darunee lập gia đình với một người Thái gốc Hoa và hai vợ chồng bắt tay vào sự nghiệp kinh doanh của mình.

Với số vốn vài chục ngàn baht ít ỏi, vợ chồng bà Darunee đã mở một đại lý chuyên máy lạnh York của Mỹ ở Bangkok. Sau gần 7 năm kinh doanh, ở tuổi 30, bà đã thành lập được công ty riêng chuyên sản xuất máy lạnh Senator.

Từ một nhãn hiệu còn xa lạ, chỉ trong vài năm, máy lạnh Senator trở thành một thương hiệu quen thuộc với mỗi người dân Thái Lan với doanh thu lên đến 500 triệu baht (tương đương với 15 triệu USD) hằng năm. Vợ chồng bà Darunee còn có cổ phần trong nhiều công ty sản xuất, kinh doanh điện máy lớn khác ở Thái Lan.

Ở độ tuổi 60 và là chủ của một doanh nghiệp lớn, bà Darunee được giới kiều bào đánh giá là một người con gốc Việt thành đạt nhất ở Thái Lan hiện nay. Ba người con của bà đều thành đạt và đều có công ty riêng.

Diễm Fuggersberger - Bà chủ “đế chế thực phẩm” triệu USD

Khi mới 7 tuổi, Diễm Fuggersberger đã cùng gia đình di cư sang Australia. Tài sản duy nhất mà họ mang tới Australia là quần áo. Không có tiền, chẳng nói nổi một từ tiếng Anh, cuộc sống ban đầu của cô và gia đình khá cơ cực, theo lời kể của cô với News.com.au.

Dù nghèo, gia đình vẫn cố gắng cho Diễm học hành. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, cô gặp và kết hôn với Werner Fuggerberger, một doanh nhân giàu. Tuy nhiên, năm 2009, sau khi Diễm sinh hai con, cơ đồ trị giá 27 triệu USD của Werner Fuggerberger sụp đổ vì khủng hoảng tài chính. Cô và chồng phải bán ngôi nhà nhưng vẫn không thể trả hết khoản nợ khổng lồ.

Vực dậy từ khó khăn, năm 2010, cô thành lập công ty thực phẩm Berger Indgrediens và công ty Coco & Lucas’ Kitchen. Berger Ingredient cung cấp thực phẩm theo mùa và gia vị, còn Coco & Lucas’ Kitchen sản xuất thực phẩm đóng gói và đóng hộp dành cho trẻ em 3-12 tuổi.

Sau 7 năm, cả hai công ty của Diễm đều trở thành doanh nghiệp trị giá nhiều triệu USD. Ngoài kinh doanh cô cũng thường xuyên nói chuyện trên truyền hình hay mạng xã hội để tư vấn kinh doanh cho những phụ nữ rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Doanh nhân Việt vượt khó, đại gia ngoại đổ tiền: Kinh tế trên đà phục hồi

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.