Theo VNDirect (VND (HM:VND)), vùng hỗ trợ mạnh cho chỉ số là quanh 950 điểm. Trước rủi ro điều chỉnh ngắn hạn, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro, chủ động giảm tỷ lệ đòn bẩy và cố phiếu. Nhận định thị trường tháng 3/2023
Theo báo cáo chiến lược đầu tư tháng 3 của Chứng khoán VNDirect (VND), VN-Index đã giảm 7,8% trong tháng 2 để kết thúc tại 1.024,7 điểm. Diễn biến này xấu hơn hầu hết các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia (JCI Index, +0,1% sv đầu tháng), Malaysia (FPMKLCI, -2,1% sv đầu tháng), Thái Lan (SET Index, -2,9% sv đầu tháng), Singapore (STI Index, -3,1% sv đầu tháng) và Phillipines (PCOMP Index, -3,5% sv đầu tháng).
Trước đó, chứng khoán Việt Nam lại có diễn biến tốt nhất trong số các thị trường thuộc Đông Nam Á, tăng 1,7% kể từ đầu năm do có mức nền thấp vì đã giảm 32,8% trong năm 2022.
VND nhận định sự điều chỉnh của thị trường có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Dòng tiền khối ngoại “teo dần” |
Lo ngại gia tăng về việc Fed kéo dài đà tăng lãi suất sau khi lạm phát tại Mỹ tăng cao hơn dự kiến trong tháng 1.
Rủi ro vỡ nợ dần xuất hiện trong bối cảnh áp lực đáo hạn trái phiếu gia tăng.
Thông tin vĩ mô tác động lên thị trường thời gian qua |
Vùng hỗ trợ gần nhất của VN-Index là quanh vùng 1.000 điểm và vùng hỗ trợ mạnh là quanh 950 điểm. Trước rủi ro điều chỉnh ngắn hạn, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro, chủ động giảm tỷ lệ đòn bẩy và cố phiếu.
Động lực tăng điểm bao gồm Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản (sửa đổi Nghị định 65, giãn nợ, gói tín dụng cho nhà ở xã hội, ...). Rủi ro giảm điểm bao gồm quan điểm “diều hâu ” hơn của Fed về chính sách tiền tệ, thông tin liên quan đến vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Diễn biến thị trường trong tháng 2/2023 |
Về chiến lược đầu tư tháng 3/2023, VND chỉ ra 4 nhóm ngành được hưởng lợi thè việc Trung Quốc mở cửa.
Nhóm đầu là Hàng không, tè tháng 12, TQ đã cho phép các hãng hàng không Việt Nam khai thác các đường bay thường lệ đến/đi với tần suất 15 chuyến/tuần thay vì 2 chuyến/tuần trong thời gian vừa qua. Ngay khi Trung Quốc có động thái mở cửa, các hãng hàng không Vietnam Airlines (HN:HVN), Bamboo, Vietjet (HM:VJC) đã nhanh chóng triển khai lại các đường bay đến Trung Quốc.
VND kỳ vọng tần suất các chuyến bay quốc tế giữa Việt Nam và TQ sẽ phục hồi trong thời gian tới, theo đó ước tính lượng khách quốc tế đi/đến của thị trường TQ sẽ hồi phục về mức 20%/40%/60%/80% so với trước đại dịch trong Q1/Q2/Q3/Q4 của năm 2023, do đó thời điểm lượng khách quốc tế TQ phục hồi mạnh sẽ rơi vào thời điểm Q2 và Q3 của năm 2023. Theo đó, ACV (HN:ACV), AST, HVN, VJC có động lực tăng giá trong năm nay.
Lượng khách quốc tế của thị trường TQ chiếm 35% tổng lượng khách quốc tế của Việt Nam trước dịch, do đó, việc TQ mở cửa sẽ hỗ trợ mạnh cho triển vọng hồi phục của hàng không quốc tế Việt Nam.
Tiếp theo là nhóm Thuỷ sản, thị trường Trung Quốc vẫn là trụ cột quan trọng cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo VASEP, giá trị xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam đạt 11,0 tỷ USD trong năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu tới thị trường Trung Quốc tăng 55% svck lên 1,8 tỷ USD, chiếm khoảng 16,4%.
Vì vậy VND cho rằng việc Trung Quốc mở cửa sẽ là một trong những động lực lớn nhất hỗ trợ cho việc tăng trưởng sản lượng xuất khẩu của các DN trong năm 2023 của ngành này.
Tuy nhiên DN nào có tỷ trọng doanh thu (DT) và thị phần lớn ở thị trường này sẽ là những DN được hưởng lợi nhiều hơn, trong đó đáng chú ý là: ANV (HM:ANV) (tỷ trọng DT thị trường TQ chiếm 14%), IDI (tỷ trọng DT sang TQ chiếm 40%), VHC (HM:VHC) (tỷ trọng DT sang TQ chiếm 10%).
Ngành Xi măng, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của xi măng Việt Nam khi chiếm tới 54% tổng sản lượng năm 2021. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu xi măng tại quốc gia này phục hồi. Bên cạnh đó, việc kỳ vọng sản lượng xuất khẩu phục hồi cũng sẽ giúp các công ty xi măng Việt Nam cải thiện hiệu suất vận hành nhà máy qua đó giúp tăng biên lợi nhuận gộp trong thời gian tới (nhờ giảm chi phí khấu hao/từng sản phẩm).
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống của BCC (HN:BCC), chiếm khoảng 15-20% tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm của công ty.
Cuối cùng là nhóm Cao su, TQ là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất của Việt Nam, luôn chiếm khoảng 70-80% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su.
Việt Nam cũng là một trong những đối tác cung cấp cao su lớn nhất với Trung Quốc với thị phần 10T22 là 16,7%, chỉ xếp sau Thái Lan là 33,6%. Việc Trung Quốc mở cửa cho hoạt động xuất khẩu không chỉ gỡ được nút thắt về sản lượng đầu ra của cao su mà còn tạo đà tăng cho giá cao su tới từ nhu cầu cao su khá cao cho sản xuất lốp xe của quốc gia này.
Các DN dẫn đầu ngành có sản lượng xuất khẩu cao su lớn sang Trung Quốc như PHR (HM:PHR), DPR (HM:DPR) sẽ được hưởng lợi.