Vietstock - Vietstock Daily 23/07/2024: Rủi ro điều chỉnh gia tăng
VN-Index tiếp tục hứng chịu phiên giảm mạnh thứ 2 liên tiếp với sự xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan. Ngoài ra, chỉ báo MACD tiếp tục hướng xuống sau khi cho tín hiệu bán, thậm chí đã rơi xuống ngưỡng 0. Điều này cho thấy rủi ro điều chỉnh trong thời gian tới sẽ càng tăng cao.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 22/07/2024
- Các chỉ số chính tiếp tục đà giảm trong phiên giao dịch ngày 22/07/2024. Cụ thể, VN-Index giảm 0.8%, xuống mức 1,254.64 điểm. HNX-Index giảm 0.89%, về mức 238.38 điểm.
- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 834 triệu đơn vị, tăng 14.9% so với phiên hôm trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 26.66% so với phiên trước, đạt hơn 80 triệu đơn vị.
- Khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE với giá trị gần 333 tỷ đồng và bán ròng trên sàn HNX với giá trị hơn 2 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
- VN-Index bắt đầu tuần mới với phiên giao dịch không mấy khả quan. Chỉ số chìm trong sắc đỏ ngay từ đầu phiên với thanh khoản gia tăng, áp lực bán đè nặng khiến thị trường lao dốc giảm hơn 15 điểm khi kết thúc phiên sáng. Qua phiên chiều, tâm lý bi quan vẫn tiếp tục chi phối nhưng có lực cầu xuất hiện vào cuối phiên giúp chỉ số thu hẹp đà giảm. Kết phiên, VN-Index giảm 10.14 điểm, về mức 1,254.64.
- Về mức độ ảnh hưởng, GVR (HM:GVR) là mã tác động tiêu cực nhất đến chỉ số với hơn 1.6 điểm giảm, theo sau đó là HVN (HN:HVN), FPT (HM:FPT), DGC (HM:DGC) cũng khiến chỉ số giảm thêm hơn 2.2 điểm. Ở chiều ngược lại, TCB (HM:TCB), MSN (HM:MSN) và CTG (HM:CTG) là những mã góp phần lớn níu giữ chỉ số khỏi đà giảm mạnh hôm nay với đóng góp hơn 1.2 điểm tăng.
- VN30-Index kết thúc phiên với mức giảm 3.01 điểm, xuống còn 1,299.31. Nỗ lực của phe mua cuối phiên chiều đã giúp độ rộng của rổ cân bằng hơn với 12 mã tăng, 15 mã giảm và 3 mã đứng giá. Trong đó, MSN, HDB (HM:HDB) và TCB dẫn đầu nhóm với mức tăng lần lượt là 1.7%, 1.4% và 1.1%. Ngược lại, GVR tiếp tục chuỗi giảm sau khi cựu lãnh đạo bị khởi tố với mức giảm hơn 5%. Ngoài ra, BVH (HM:BVH) và FPT cũng có phiên giao dịch tiêu cực khi giảm lần lượt 2.2% và 1.5%.
Hầu hết các ngành đều không thoát khỏi xu hướng giảm chung của thị trường. Trong đó, sản xuất nhựa - hóa chất là nhóm giảm điểm nhiều nhất với mức giảm hơn 4%, ảnh hưởng chủ yếu từ GVR (-5.07%), DGC (-6.02%), DCM (HM:DCM) (-3.49%) và DPM (HM:DPM) (-1.97%). Theo sau đó là ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ với mức giảm 3.48%. TV2 vẫn là tác nhân chính ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm này khi giảm đến 4.55%.
Nhóm chứng khoán cũng gây chú ý khi có sự phân hóa khá rõ rệt. Trong khi nhiều mã bất ngờ nằm sàn hoặc gần sàn như APG, CTS, VDS (HM:VDS), MBS (HN:MBS), VIX… thì một số mã vẫn giữ được sắc xanh tích cực như HCM (+1.92%), SHS (HN:SHS) (+2.89%), VND (HM:VND) (+0.63%), ORS (+1.16%)…
Ở chiều ngược lại, ngành sản phẩm cao su trở thành điểm sáng khi có 2 cổ phiếu CSM (HM:CSM) và SRC tăng trần giúp chỉ số chung của nhóm này tăng 0.55%. Ngành thực phẩm - đồ uống cũng có phiên giao dịch tích cực khi tăng 0.5%, với sự đóng góp chủ yếu của các ông lớn VNM (HM:VNM) (+0.15%), MSN (+1.69%) và SAB (HM:SAB) (+0.91%).
VN-Index tiếp tục hứng chịu phiên giảm mạnh thứ 2 liên tiếp với sự xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan. Ngoài ra, chỉ báo MACD tiếp tục hướng xuống sau khi cho tín hiệu bán, thậm chí đã rơi xuống ngưỡng 0. Điều này cho thấy rủi ro điều chỉnh trong thời gian tới sẽ càng tăng cao.
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ
VN-Index - Xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle
VN-Index tiếp tục hứng chịu phiên giảm mạnh thứ 2 liên tiếp với sự xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan.
Ngoài ra, chỉ báo MACD tiếp tục hướng xuống sau khi cho tín hiệu bán, thậm chí đã rơi xuống ngưỡng 0. Điều này cho thấy rủi ro điều chỉnh trong thời gian tới sẽ càng tăng cao.
HNX-Index - Chỉ báo MACD rơi xuống ngưỡng 0
HNX-Index tiếp tục giảm điểm trong bối cảnh khối lượng giao dịch vượt trên mức trung bình 20 ngày cho thấy tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư vẫn còn hiện hữu.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục hướng xuống đồng thời chỉ báo MACD rơi xuống ngưỡng 0 sau khi cho tín hiệu bán. Điều này cho thấy khả năng điều chỉnh trong ngắn hạn vẫn còn tiếp diễn.
Phân tích Dòng tiền
Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index cắt lên trên đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ được hạn chế.
Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại quay lại mua ròng trong phiên giao dịch ngày 22/07/2024. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ bớt bi quan hơn.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 22/07/2024
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock