Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Thay đổi gì trong kỳ cơ cấu quý III của 2 quỹ ETF V.N.M và FTSE? Thị trường 18/8

Ngày đăng 10:04 18/08/2021
Cập nhật 10:08 18/08/2021
© Reuters.

Theo Dong Hai

Investing.com – Đầu tháng 9 tới đây, 2 quỹ FTSE Vietnam Index, chỉ số cơ sở của FTSE Vietnam ETF và MVIS Vietnam Index, chỉ số cơ sở của Vaneck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF) – sẽ công bố danh mục kỳ quý III, sẽ có những thay đổi gì trong kỳ cơ cấu lần này? Doanh nghiệp BĐS công nghiệp gặp thách thức gì trong giai đoạn tới? Và hàng container qua cảng biển Việt Nam tăng 18%. Dưới đây là nội dung 3 thông tin cần chú ý trong phiên giao dịch hôm nay thứ Tư ngày 18/8.

  1. Những thay đổi gì trong kỳ cơ cấu quý III của 2 quỹ ETF V.N.M và FTSE

Vào ngày 3/9, FTSE Vietnam Index, chỉ số cơ sở của FTSE Vietnam ETF sẽ công bố danh mục kỳ quý III. Sau đó một tuần, MVIS Vietnam Index, chỉ số cơ sở của Vaneck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF) cũng sẽ công bố danh mục cơ cấu. Ngày 17/9, hai quỹ sẽ tiến hành tái cơ cấu danh mục.

Theo báo cáo từ Chứng khoán Bảo Việt (HN:BVS) (BSC) dự báo VCI và DIG (HM:DIG) có thể sẽ được thêm vào danh mục của quỹ FTSE ETF trong kỳ cơ cấu lần này. Hai cổ phiếu này sẽ chiếm tỷ trọng trong danh mục mới lần lượt là 2,6% và 1% tương ứng lượng cổ phiếu được mua vào là 4,7 triệu cổ phiếu VCI và 3,1 triệu cổ phiếu DIG.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Ở chiều ngược lại, theo tính toán của BVSC, sẽ không có cổ phiếu nào bị loại ra khỏi danh mục của FTSE ETF trong kỳ tái cơ cấu lần này. Ngoài ra, các cổ phiếu có thay đổi tỷ trọng đáng kể trong kỳ tái cơ cấu lần này bao gồm VIC (HM:VIC), VNM (HM:VNM) (tỷ trọng tăng thêm) và VHM (HM:VHM), HPG (HM:HPG) (tỷ trọng giảm xuống).

Đối với danh mục của V.N.M ETF, BVSC dự báo sẽ không có cổ phiếu Việt Nam nào bị loại ra trong kỳ tái cơ cấu này. Còn ở chiều ngược lại, SAB (HM:SAB), DGC (HM:DGC), KDC (HM:KDC) và DIG có thể được xem xét đưa vào danh mục, do các cổ phiếu này đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí lựa chọn của bộ chỉ số. Nếu được lựa chọn thêm vào danh mục, các cổ phiếu này có thể chiếm tỷ trọng lần lượt là 1,84%, 1,28%, 1,27% và 0,9%, tương ứng với số lượng cổ phiếu được mua vào là 1,5 triệu cổ phiếu SAB, 1,6 triệu cổ phiếu DGC, 2,6 triệu cổ phiếu KDC và 3,5 triệu cổ phiếu DIG.

Hiện tại, cổ phiếu Việt Nam đang chiếm khoảng 67,7% tỷ trọng danh mục của quỹ. Nếu không có cổ phiếu nước ngoài nào được thêm mới, BVSC dự báo tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ dao động trong khoảng từ 70-72% tỷ trọng danh mục.

Tại phiên 16/7, tổng tài sản của V.N.M ETF đạt 553,9 triệu USD trong khi của FTSE ETF là 445,6 triệu USD.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Trước đó, MSCI thông báo thêm 4 cổ phiếu vào danh mục MSCI Frontier Markets Index trong kỳ cơ cấu tháng 8, trong đó có một cổ phiếu Việt Nam là CTG (HM:CTG), 2 cổ phiếu đến từ Bangladesh và một cổ phiếu đến từ Jordan. Trong khi đó, không có bất kỳ mã nào bị loại ra khỏi danh mục chỉ số này. Thay đổi trên sẽ có hiệu lực từ 1/9. Như vậy, số lượng cổ phiếu trong danh mục của MSCI Frontier Markets Index được nâng từ 81 lên thành 85 mã.

2. Doanh nghiệp BĐS công nghiệp gặp thách thức gì trong giai đoạn tới?

Kể từ khi dịch COVID-19 tái bùng phát vào đầu tháng 4, việc khảo sát địa điểm đầu tư của khách hàng tại các khu công nghiệp (KCN) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với các dự án đang được xúc tiến triển khai, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra, thẩm định của các cơ quan.

Theo nhận định từ CTCP Chứng khoán Rồng Việt (HM:VDS) (VDSC) tốc độ cho thuê và đà tăng giá thuê đất công nghiệp sẽ chậm lại vào nửa cuối năm nay. Đồng thời, tiến độ pháp lý của các dự án cũng có thể chậm lại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quỹ đất sẵn sàng cho thuê, cũng như tiến độ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp từ năm 2022 trở đi.

  • Đối với Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HM:KBC), VDSC dự báo nửa cuối năm doanh nghiệp ghi nhận doanh thu cho thuê 63 ha tại KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh từ Oppo với giá thuê 70 USD/m2/chu kỳ thuê. Đồng thời, Kinh Bắc sẽ ghi nhận doanh thu bàn giao hơn 7,3 ha tại Khu đô thị Phúc Ninh. Trong năm 2022, ngoài nguồn thu từ các dự án hiện hữu, Kinh Bắc sẽ cho thuê thêm 20 ha tại KCN Tràng Duệ 3 với giá 122 USD/m2/chu kỳ thuê và bán sỉ 60 ha đất thương phẩm tại Khu đô thị Tràng Cát, dự kiến giá trị thương vụ trên 6.350 tỷ đồng và sẽ đóng góp 60% doanh thu trong năm 2022. Theo đó, VDSC dự báo doanh thu và lãi ròng của Kinh Bắc tăng 102% và 382% trong năm 2022 với 10.617 tỷ đồng và hơn 4.915 tỷ đồng.
  • Tại khu vực phía Nam, Công ty cổ phần Sonadezi Châu Đức (HM:SZC) sở hữu quỹ đất hơn 2.100 ha, theo thống kê của VCSC (HM:VCI). Dự kiến đến cuối năm nay, doanh nghiệp còn 334 ha đất đã giải phóng mặt bằng có thể cho thuê và 72 ha đất khu đô thị có thể bán. Trong khi giá thị trường đất nền tại các dự án xung quanh dao động 7-10 triệu đồng/m2, chi phí giải phóng mặt bằng trung bình của Sonadezi chỉ khoảng 150.000 đồng/m2. VSCS cho rằng với lợi thế chi phí giải phóng mặt bằng thấp sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận cho doanh nghiệp khi các dự án bắt đầu bàn giao.
  • Riêng Công ty Cổ phần Long Hậu (HM:LHG), do quỹ đất hạn chế và doanh nghiệp đã cho thuê 12 ha trong nửa đầu năm nên hoạt động cho thuê đất sẽ thu hẹp ở nửa cuối năm. Với giá thuê trung bình tăng 25% lên 200 USD/m2/chu kỳ thuê, VDSC dự báo lợi nhuận gộp mảng cho thuê KCN của Long Hậu tăng trưởng 68% lên 338 tỷ đồng trong năm nay. Về triển vọng năm 2022, VDSC cho rằng đà tăng trưởng của Long Hậu được thúc đẩy bởi giá đất tăng 10% lên 220 USD/m2/chu kỳ thuê và diện tích cho thuê nhà xưởng tăng 26% lên hơn 12,3 ha. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được dự báo tăng hơn 4% và 11% so với năm trước với 859 tỷ đồng và 307 tỷ đồng.
Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Tuy nhiên, VDSC và VCSC đều đưa ra nhận định việc phê duyệt pháp lý bị trì hoãn là rủi ro cho các doanh nghiệp bởi tiến độ bàn giao nhà cũng như thời gian ghi nhận doanh thu sẽ kéo dài hơn dự kiến.

Như trường hợp của Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (HM:PHR), 80% lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm nay phụ thuộc vào KCN VSIP 3. Dự án đang chờ được phê duyệt chuyển từ đất cao su sang phát triển KCN và doanh nghiệp kỳ vọng có thể ghi nhận thu nhập bồi thường tạm ứng từ quý III. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc thẩm định dự án bị chậm lại và VDSC cho rằng đến năm 2022 doanh nghiệp mới có thể ghi nhận tiền đền bù từ dự án này. Bên cạnh đó, Cao su Phước Hòa đang trình phương án đầu tư KCN Tân Lập 1, dự kiến pháp lý sẽ được hoàn tất vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2021. Nếu mọi việc diễn ra như kế hoạch, doanh nghiệp có thể bắt đầu cho thuê đất từ năm sau với quy mô trung bình 35 ha mỗi năm.

Ngoài ra, KCN Tân Bình mở rộng cũng đang trong quá trình hoàn thiện pháp lý, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2024 với diện tích cho thuê trung bình 40-50 ha mỗi năm.

Theo dự phóng của VDSC, khi các KCN nói trên đi vào hoạt động sẽ giúp doanh thu và lợi nhuận gộp của Cao su Phước Hòa tăng 30%/năm và 68%/năm trong giai đoạn 2021-2025.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Còn theo VCSC, Cao su Phước Hòa có thể ghi nhận gần 900 tỷ đồng tiền đền bù trong giai đoạn 2021-2022, 20% thu nhập được chia từ doanh số bán đất và 20% lợi nhuận được chia từ cổ phần tại KCN VSIP 3. Đây là yếu tố đóng góp lợi nhuận cho doanh nghiệp trong trung và dài hạn.

Tương cho trường hợp của Kinh Bắc, việc chậm trễ hoàn thiện pháp lý, cũng như mở bán tại dự án Tràng Cát và Tràng Duệ 3 có thể làm chậm tiến độ bàn giao và ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, VCSC đưa ra một số rủi ro khác đối với Kinh Bắc như các khách hàng tiềm năng có thể trì hoãn việc đầu tư, biến động vốn lưu động liên quan đến mảng kinh doanh cốt lõi,…

Nhìn chung về triển vọng trong trung và dài hạn, VDSC đưa ra dự báo phân khúc KCN vẫn có triển vọng tích cực. Trong đó, mở rộng quỹ đất là phương án tối ưu cho các doanh nghiệp nhưng không phụ thuộc vào đà tăng giá thuê.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là nhiều doanh nghiệp đang đánh cược với thị trường này với việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Doanh nghiệp BĐS KCN đầu tư dự án mới phải gánh chịu chi phí tài chính cao, rủi ro thanh khoản gia tăng khi dự án kéo dài hơn nhiều so với kế hoạch.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

3. Hàng container qua cảng biển Việt Nam tăng 18%

Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam vừa cho biết, theo thống kê, sản lượng hàng hóa container qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong 8 tháng năm 2021 vẫn có mức tăng trưởng hai con số với mức tăng 18% so vơi cùng kỳ năm 2021, ước đạt gần 16,8 triệu TEUs.

Một số khu vực cảng biển có sản lượng hàng container thông qua cao nhất tính trong 7 tháng năm 2021 như: khu vực Quảng Nam tăng hơn 115%, khu vực Mỹ Tho tăng 41%, khu vực Hải Phòng tăng hơn 17%, khu vực TP Hồ Chí Minh tăng gần 16%.

Trong 8 tháng năm 2021, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt hơn 480,4 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng này thấp hơn các tháng trước do một số khu vực cảng biển có lượng hàng thông qua lớn khu vực phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tại cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh), thời điểm căng thẳng nhất, lực lượng lao động cần kíp cho sản xuất đã bị thiếu hụt 50%, chỉ còn 250 người do đội ngũ công nhân có nhiều người nằm trong các khu dân cư bị phong tỏa, quy định hạn chế đi lại giữa các địa phương có dịch. Trong khi đó, lực lượng nhân sự cần thiết bắt buộc phải có mặt tại hiện trường duy trì hoạt động khai thác trong ngày (3 ca sản xuất tiếp nhận trung bình 12 chuyến tàu container xuất nhập khẩu) là 500 người, chưa kể nhân viên hải quan, hãng tàu và cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Để giải quyết bất cập trên, Cục Hàng hải Việt Nam, doanh nghiệp cảng và hiệp hội cảng biển đã gửi kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét cho phép số lượng lao động cần kíp trong dây chuyền sản xuất của cảng nếu không cư trú tại các khu vực bị phong tỏa được phép lưu thông đến cảng làm việc.

Trong một diễn biến liên quan, nhận định các kịch bản phát triển cảng biển phía Nam gắn với tình hình kiểm soát dịch COVID-19, đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, thời gian qua, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết được phát huy, hoạt động xuất nhập khẩu từ đầu năm đến nay tăng trưởng tích cực.

Dự báo, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn khởi sắc trong những tháng cuối năm, kéo theo tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển khi dịch bệnh sớm được kiểm soát, các hiệp định thương mại tự do được thực hiện toàn diện, hiệu quả.

Trên cơ sở phân tích, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng của các cảng biển khu vực phía Nam:

  • Kịch bản số 1, dịch COVID-19 tại Việt Nam được kiểm soát vào cuối quý III/2021, vaccine phòng dịch được tiêm chủng trên diện rộng, doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực TP Hồ Chí Minh sẽ tăng từ 5 - 7%, khu vực Cái Mép sẽ tăng từ 12 - 15% so với 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân do các hãng tàu chủ động điều chuyển hàng hóa từ TP Hồ Chí Minh ra để đảm bảo nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp.
  • Kịch bản thứ 2, dịch bệnh được kiểm soát vào đầu quý IV/2021, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực TP Hồ Chí Minh dự báo tăng từ 3 - 5%, khu vực Cái Mép tăng từ 15 - 17% do hãng tàu, khách hàng tăng cường chuyển đổi hàng hóa về Cái Mép và TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai quy định thu phí hạ tầng cảng biển từ tháng 10/2021.
  • Kịch bản thứ 3 là dịch bệnh được kiểm soát vào giữa quý IV/2021, doanh nghiệp dần phục hồi sản xuất vào các tháng cuối năm với đà phục hồi chậm hơn so với thời điểm thông thường do ảnh hưởng thời gian dài giãn cách. Dự kiến, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển TP Hồ Chí Minh và Cái Mép sẽ tương đương với 6 tháng đầu năm.
Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.