Vietstock - Cổ phiếu nào giúp VN-Index khai xuân khởi sắc?
Mặc dù tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán chỉ có 2 phiên giao dịch (15-16/02/2024) song hai chỉ số thị trường cho thấy sự khởi sắc. VN-Index tăng 0.93% so với phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết, lên mức 1,209.7 điểm. HNX-Index tăng 0.87%, kết tuần ở mức 233.04 điểm.
Thanh khoản trên hai sàn tuần qua diễn biến trái ngược so với tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết. Trên sàn HOSE, khối lượng khớp lệnh trung bình mỗi phiên tăng 16.4%, lên gần 845.7 triệu cp/phiên. Còn ở HNX, thanh khoản trung bình giảm 13.9%, xuống mức 63.7 triệu cp/phiên.
Xét theo mức độ đóng góp, VIC, GVR (HM:GVR) và VNM là ba mã có tác động tích cực nhất đến VN-Index trong tuần qua, đóng góp tổng cộng gần 4.2 điểm cho chỉ số. Trong đó, VIC mang về khoảng 1.5 điểm - cao nhất cả sàn.
Với mức tăng gần 3.3% trong phiên 16/02, cổ phiếu VIC đã nối dài chuỗi tăng giá lên 5 phiên liên tiếp. Tại mức thị giá 44,00 đồng/cp, vốn hóa thị trường của Vingroup (HM:VIC) đạt hơn 168,000 tỷ đồng (~ 7 tỷ USD). Cổ phiếu VIC bất ngờ bứt phá mạnh sau một năm 2023 đạt doanh thu cao kỷ lục 161,634 tỷ đồng, tăng 59% so với 2022. Lãi trước thuế đạt 13,681 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh của VIC từ năm 2010-2023 | ||
Không chỉ có Vingroup, cổ phiếu “trụ” truyền thống VNM bất ngờ giao dịch bùng nổ trong phiên cuối tuần qua 16/02. Với mức tăng 3.55% leo lên mức 70,000 đồng/cp, cao nhất trong vòng 3 tháng. Vốn hóa thị trường của Vinamilk (HM:VNM) tương ứng đạt xấp xỉ 146,300 tỷ đồng (~6 tỷ USD).
Giá cổ phiếu VNM 3 tháng qua | ||
Khối lượng giao dịch cũng tăng đột biến lên trên 11 triệu cp, gấp hơn 4 lần bình quân phiên trong một năm trở lại đây. Đây cũng là khối lượng giao dịch lớn thứ 2 trong lịch sử của cổ phiếu VNM, chỉ sau phiên kỷ lục ngày 23/06/2023.
Sau khi thay đổi nhận diện thương hiệu, Vinamilk đã có một số kết quả khả quan trong năm 2023, với lãi ròng đạt 9,019 tỷ đồng, tăng 5% so với 2022.
Tạm nghỉ sau quãng tăng khá mạnh, nhóm cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua thiên về xu hướng đè thị trường. Có 7/10 cổ phiếu nhóm này có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index gồm BID (HM:BID), VCB (HM:VCB), ACB (HM:ACB), CTG (HM:CTG), HDB (HM:HDB), STB (HM:STB) và LPB (HM:LPB). Số mã kể trên đã lấy đi hơn 2.2 điểm của chỉ số.
Phía bên kia, TCB (HM:TCB), MBB (HM:MBB) và VPB (HM:VPB) là ba mã ngân hàng thuộc top 10 cổ phiếu tích cực nhất tuần, kéo tăng tổng cộng 2.2 điểm.
Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index từ ngày 15-16/02/2024 (tính theo điểm) |
||
Tại rổ VN30, sắc xanh giữ vai trò chủ đạo trong tuần qua khi có 21 mã kéo tăng, còn lại 9 mã kéo giảm. TCB, VNM và VIC là ba mã dẫn đầu nhóm tích cực, kéo tăng lần lượt 2.7 điểm, 2 điểm và 1.8 điểm. Trong khi đó, ACB là mã tiêu cực nhất, kéo giảm gần 1.3 điểm.
Nhóm cổ phiếu kéo tăng chỉ số VN30-Index từ ngày 15-16/02/2024 (tính theo điểm) |
||
Nhóm cổ phiếu kéo giảm chỉ số VN30-Index từ ngày 15-16/02/2024 (tính theo điểm) |
||
Động lực tăng điểm chính của HNX-Index trong tuần qua tới từ NVB (HN:NVB), CEO và HUT (HN:HUT), đóng góp tổng cộng 0.7 điểm của chỉ số. Còn dẫn đầu nhóm kéo giảm là KSF lấy đi 0.15 điểm.
Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số HN-Index từ ngày 15-16/02/2024 (tính theo điểm) |
||
Thế Mạnh