Không phải kinh doanh mảng chính, xóa lãi mới là "át chủ bài" trong bức tranh lợi nhuận đột biến của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) năm 2023. Hơn 21.000 tỷ đồng nợ vay "biến mất"
Sau gần một thập kỷ tái cơ cấu từ "núi nợ", CTCP Hoàng Anh Gia Lai - HM:HAGL (Mã HAG) - như ông Đức tự nhận - là một trong những doanh nghiệp niêm yết đang nỗ lực trả nợ nhất thị trường chứng khoán.
Tại thời điểm cuối tháng 3/2024, trong số hơn 14.100 tỷ đồng nợ phải trả, giá trị dư nợ vay tài chính của doanh nghiệp còn khoảng 7.820 tỷ đồng. Trong số này chỉ còn lô trái phiếu duy nhất mã HAGLBOND16.26 có kỳ hạn 10 năm (dư nợ còn gần 4.250 tỷ) và gần 2.670 tỷ đồng vay nợ ngân hàng.
Dự nợ trái phiếu của HAGL phần lớn do BIDV (HM:BID) và Chứng khoán BIDV thu xếp phát hành. Gần 1.330 tỷ đồng trong số này sẽ đến hạn thanh toán trong năm 2024. |
>> Hoàng Anh Gia Lai (HAG) sẽ trở thành công ty đầu tiên trên sàn chứng khoán không có nợ?
Đến cuối quý III/2023, con số này còn khoảng 7.800 tỷ đồng và đến giữa tháng 12 cùng năm chỉ còn khoảng 6.000 tỷ (chia sẻ của Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức), tức giảm khoảng 22.000 tỷ so với mức đỉnh điểm cách đây hơn 7 năm. Việc giảm nợ đã đưa cơ cấu tài sản của HAGL về mức tương đối an toàn.
Với nỗ lực tái cơ cấu nợ hướng đến thực hiện cam kết dứt điểm nợ vay tài chính trong năm 2026, năm 2023, doanh nghiệp nhà bầu Đức đã đẩy mạnh vay hơn 4.500 tỷ đồng - gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước đồng thời chi tới 4.800 tỷ đồng trả nợ các khoản gốc vay.
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT HAGLMột kịch bản tương tự Eximbank (HM:EIB) sẽ xuất hiện?
Ghi nhận tại báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, HAGL đã không còn ghi nhận khoản nợ với Eximbank sau đằng đẵng thời gian "níu kéo". Đáng nói, trong năm 2023, chính khoản miễn giảm lãi vay 1.200 tỷ đồng mà Eximbank dành cho HAGL đã trở thành khoản mục giúp công ty báo lãi đột biến cao thứ 2 lịch sử hoạt động. Động thái này cũng giúp công ty lành mạnh hóa bức tranh tài chính.
Có thể thấy, việc một nhà băng miễn giảm lãi vay cả nghìn tỷ đồng cho một doanh nghiệp là một sự kiện bất ngờ - thậm chí khó hiểu. Tuy nhiên, tại buổi gặp gỡ hồi cuối năm 2023, ông Đoàn Nguyên Đức không giấu diếm, ngoài việc lấy từ lợi nhuận kinh doanh, bán tài sản, công ty "có nhiều phương án xử lý nợ". Việc miễn giảm lãi vay, có thể là một trong các phương án đó.
>> Năm 2023 của HAGL: Mỗi lao động tạo ra doanh thu đủ mua một căn hộ trung cấp
Thực tế cho thấy, mặc dù giảm nợ vay, số lãi vay tích lũy (mà chưa trả) của HAGL những năm gần đây không ngừng tăng lên (đến cuối quý IV/2023 ghi nhận trên 3.000 tỷ đồng chi phí lãi vay).
Tại cuộc gặp gỡ cổ đông hồi tháng 8/2023, ông Đức từng cho biết, BIDV (một chủ nợ lớn của HAGL liên quan đến lô trái phiếu còn 4.250 tỷ đồng dư nợ gốc) đã đồng ý việc HAGL sẽ tập trung thanh toán các khoản nợ gốc, khoản lãi sẽ được đàm phán sau.
“Như vậy, chỉ cần đạt được một thỏa thuận xóa lãi - tương tự như cách HAGL đã làm với Eximbank, công ty có thể ghi nhận khoản lợi nhuận "khứ hồi" tương ứng."Giữa HAGL và BIDV có thỏa thuận riêng, từ rất lâu rồi".
Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức
Xóa lãi vay có thể trở thành “vũ khí” mới giúp HAGL có được những khoản lợi nhuận đột biến trong tương lai, trước hết là trong nửa đầu năm tới, để có thể xóa lỗ lũy kế.
Mới nhất, HĐQT Tập đoàn HAGL vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với dự kiến lợi nhuận sau thuế 1.320 tỷ đồng - giảm 25,9% so với năm trước đó. Năm ngoái, nếu loại bỏ khoản thu nhập nghìn tỷ từ việc được xóa lãi phải trả, lợi nhuận kinh doanh từ mô hình hai cây - một con của doanh nghiệp chỉ ở mức 600-800 tỷ đồng.
Năm nay, với việc bắt đầu thu hoạch thêm sầu riêng vụ muộn tại Lào, kết quả kinh doanh mảng chính của doanh nghiệp nhà bầu Đức hoàn toàn có thể tăng lên.
Trong trường hợp này, khả năng để HAGL xuất hiện khoản xóa lãi đột biến tương tự năm 2023 là vẫn có dù xác suất không nhiều.
>> Chủ tịch HAGL nói điều bất ngờ sau 'cái bắt tay' với LPBank nửa năm về trước