Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Chứng khoán 2020: Năm nay ấm rồi!

Ngày đăng 16:00 01/01/2021
Cập nhật 09:00 01/01/2021
Chứng khoán 2020: Năm nay ấm rồi!

Vietstock - Chứng khoán 2020: Năm nay ấm rồi!

Những ngày cuối năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam tràn ngập sự tích cực và sôi động. Tâm lý trên thị trường dường như rất phấn khởi khi chứng khoán lên đều. Hầu như nói tới chứng khoán mọi người đều gật gù “năm nay ấm rồi”.

Đồ họa: Tuấn Trần

“Chứng khoán năm nay ấm”

Năm 2020 - năm thứ 20 thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, trở thành một năm mang nhiều dấu ấn đáng chú ý. Sau 20 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể về cả chất và lượng thế nhưng khởi đầu lại không mấy suôn sẻ.

Ngưỡng tuổi 20 của thị trường chứng khoán chịu tác động mạnh từ một cú sốc phi kinh tế: Dịch Covid-19. Dịch bệnh này đã trở thành tâm điểm không chỉ ở lĩnh vực y tế mà cả kinh tế - tài chính trên toàn thế giới. Đầu năm 2020, khi làn sóng đầu tiên của dịch xuất hiện, chứng khoán Việt sụt mạnh. Chỉ trong thời gian ngắn, VN-Index đánh mất gần 30% điểm số so với đầu năm.

Đà giảm chỉ dừng lại khi diễn biến dịch tại Việt Nam đã vào tầm kiểm soát. Mặc dù thị trường đã nhanh chóng hồi phục lại nhưng rủi ro từ dịch bệnh vẫn luôn tiềm tàng, bằng chứng là đợt sụt giảm khi dịch trở lại ở Đà Nẵng vào tháng 7. Cũng như lần trước, khi sự bùng phát được kiểm soát, thị trường chứng khoán nhanh chóng lấy lại sự tích cực và nối đà tăng mạnh tới cuối năm.

Kết thúc năm 2020, VN-Index dừng ở 1,103.87, tăng gần 15%; HNX-Index dừng ở 203.12, tăng hơn 98% so với đầu năm. Thanh khoản bình quân trên hai sàn niêm yết đạt gần 7,145 tỷ đồng/phiên. Trên hai sàn này có 555 mã tăng giá và 195 mã giảm giá.

Vốn hóa toàn thị trường cuối năm đạt hơn 5.3 triệu tỷ đồng, tăng hơn 21% so với đầu năm.

Diễn biến chỉ số và thanh khoản hai sàn niêm yết năm 2020

Anh N.Đ.K, nhà đầu tư cá nhân chia sẻ, nhờ hiệu ứng đám đông khiến giá cổ phiếu đồng loạt suy giảm mạnh vào tháng 3, anh đã có thể mua được một số lượng lớn mã cổ phiếu của các công ty có nền tảng tài chính mạnh với mức giá không tưởng. Đối với 1 người mới bước chân vào thị trường như anh thì năm nay là 1 dịp thuận lợi. Sau gần tháng đầu tư, anh đang lãi hơn 40%.

Đối với anh Nguyễn Thanh Trọng, cũng là nhà đầu tư cá nhân, thì năm 2020 là một năm tuyệt vời trên sàn chứng khoán, sau dịch mua cổ phiếu gì cũng tăng.

Song hành với thị trường cơ sở, thị trường phái sinh cũng có màn thể hiện ấn tượng năm 2020, lập nhiều kỷ lục về thanh khoản. Khối lượng giao dịch đạt mức cao nhất 356,033 hợp đồng vào ngày 29/07/2020 và OI cao nhất lên tới 52,767 hợp đồng vào ngày 10/11/2020. Hợp đồng tương lai VN30 có khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 163 ngàn hợp đồng/phiên (tăng 84.27% so với bình quân năm 2019), khối lượng OI của toàn thị trường tại thời điểm 15/11/2020 đạt 49,440 hợp đồng, tăng gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2019.

Thị trường chứng quyền có bảo đảm còn khá mới mẻ cũng đã được mở rộng thêm trong năm. Số CTCK phát hành gia tăng từ 7 lên 9. Các sản phẩm cũng được đều đặn cung cấp cho nhà đầu tư. Tuy vậy, quy mô thị trường vẫn còn khá nhỏ, vốn hóa niêm yết CW tới cuối năm ở mức hơn 2,000 tỷ đồng.

Điểm nhấn dòng tiền

Năm 2020 mở đầu với thanh khoản cạn kiệt nhưng rồi dòng tiền ào ạt chảy vào thị trường những ngày cuối năm. Chính cơn sóng thanh khoản này đã đưa VN-Index vào đà tăng.

Top 10 phiên có thanh khoản cao nhất hai sàn niêm yết

Ở khía cạnh vĩ mô, dòng tiền mạnh trên thị trường được nhận định là do sức hấp dẫn của kênh đầu tư chứng khoán đến từ bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động liên tục hạ thấp trong thời gian qua và các kênh đầu tư truyền thống khác như vàng, ngoại tệ hay bất động sản đều đang gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Đồng thời, lớp nhà đầu tư mới (F0) được cho là nhân tố thúc đẩy thanh khoản trên thị trường. Trong năm 2020, lượng tài khoản mở mới cũng liên tiếp tăng kỷ lục. Tới tháng 11, có hơn 40 ngàn tài khoản mở mới trên thị trường được lập ra. Cả năm 2020 lượng tài khoản mở mới đạt trên 300 ngàn tài khoản, gần gấp đôi so với năm trước.

Cùng với dòng tiền từ nhà đầu tư “F0”, dòng vốn từ các quỹ ETF cũng được cho là tác động tích cực đến thị trừơng chứng khoán. Năm 2020, số lượng quỹ ETF nội mới đạt kỷ lục, hàng loạt quỹ được ra đời như VFMVN Diamond, VinaCapital VN100, MAFM VN30, SSIAM VNFIN Lead và SSIAM VN30 cho thấy tiềm năng của thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực, dòng tiền mạnh cũng đem lại rắc rối. Giao dịch trên sàn HOSE bị “nghẽn” vào những phiên thanh khoản tăng mạnh cuối tháng 12.

Trong điều kiện thanh khoản thị trường đột biến, Sở HOSE đã đề xuất phương án nâng lô giao dịch tối thiểu từ 10 lên 100 cp. Theo chia sẻ từ lãnh đạo Sở, việc nâng lô có thể sẽ giảm 18% lượng giao dịch cho hệ thống.

Tuy nhiên, phương án này chỉ nhằm giảm tải tạm thời cho hệ thống. Câu chuyện xa hơn vẫn là nâng cấp hệ thống giao dịch mới nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của thị trường. Hệ thống giao dịch mới từ Hàn Quốc được kỳ vọng triển khai vận hành trong năm 2021 để cải thiện năng lực của thị trường.

Trong khi dòng tiền nội cuồn cuộn, khối ngoại lại có động thái ngược lại. Lượng bán ròng cả năm gần 17,410 tỷ đồng trên hai sàn niêm yết.

 

 

Thống kê 10 phiên bán ròng mạnh nhất
Đvt: Tỷ đồng

Nhiều câu chuyện khác

Năm 2020, câu chuyện nâng hạng thị trường vẫn chưa có chuyển biến mới. FTSE và MSCI vẫn giữ nguyên thị trường Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng. Nếu so sánh với các năm trước, các tiêu chí đã đạt được và chưa đạt được đều không có sự thay đổi nhiều. Những năm tới, nhiều thay đổi như Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới cùng có hiệu lực từ 2021 hay hệ thống công nghệ thông tin mới sẽ thúc đẩy khả năng nâng hạng của thị trường Việt Nam. Theo lộ trình nâng hạng thị trường, mục tiêu trước năm 2025, Việt Nam chính thức trở thành thị trường mới nổi.

Nói về câu chuyện chính sách, năm 2020 là năm bản lề của Luật Chứng khoán mới (năm 2019). Hàng loạt thông tư hướng dẫn cho bộ Luật mới đã được thực hiện lấy ý kiến. Cuối năm 2020, một số Thông tư đã được ban hành và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2021. Tuy nhiên, một vài quy định liên quan không nhận được mấy hưởng ứng từ giới đầu tư. Đánh thuế cổ phiếu thưởng và nâng lô giao dịch là hai dẫn chứng tiêu biểu.

2020 là năm mà từ khóa “Covid-19” đã trở thành điểm nổi bật xuyên suốt của thị trường chứng khoán. Cùng chung bối cảnh thế giới chịu ảnh hưởng từ dịch Covid, bên cạnh chuyện tăng giảm theo diễn biến dịch, thị trường chứng khoán cũng có không ít diễn biến mang cùng tông màu. Từ việc doanh nghiệp hoãn, ngưng tổ chức các sự kiện, ĐHĐCĐ vì lo ngại dịch lây lan rộng, lãnh đạo doanh nghiệp mắc Covid hay những xôn xao về nhân viên của doanh nghiệp niêm yết nào đó mắc Covid tới ban hành chính sách hỗ trợ mùa dịch trên sàn chứng khoán như giảm phí giao dịch hay tinh giản thủ tục mua cổ phiếu quỹ để hỗ trợ thị trường.

Một năm đầy biến động khép lại với nhiều điều đáng nhớ với thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm mới 2021 sắp tới sẽ còn nhiều điều khó đoán định trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành trên thế giới nhưng nếu đã cùng nhau vượt qua năm 2020 thành công, chúng ta hãy vững niềm tin về một năm mới tươi sáng hơn.

Chí Kiên

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.