Vietstock - Ngày 16/01/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock
Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: FRT (HM:FRT), GMD, HCM (HM:HCM), MBB (HM:MBB), STB (HM:STB), TCH, TVB, VHM, VIC (HM:VIC) và VNM (HM:VNM).
Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, khuyến nghị của Vietstock Trader, thanh khoản... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
FRT - CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HM:FPT)
Sau khi đạt tới mục tiêu của mẫu hình Descending Triangle ở vùng 26,800-27,800, FRT đã đi ngang trở lại trong gần 1 tháng. Tuy nhiên, cây nến Black Marubozu trong phiên ngày 23/12/2019 chứng tỏ nhịp giảm mới đã bắt đầu.
Giá đã rơi khỏi đáy tạo trong phiên 02/01/2020, và ngưỡng Fibonacci Projection 144.4% với cây nến lớn trong phiên này 10/01/2020, qua đó chứng tỏ nhiều khả năng đà giảm vẫn sẽ tiếp diễn và ngưỡng hỗ trợ mạnh tiếp theo sẽ là ngưỡng Fibonacci Projection 161.8%.
Đồng thời, phiên 14/01/2020 đã xác nhận điều này khi mã giảm mạnh với khối lượng vượt trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy nhịp giảm sẽ còn tiếp diễn và hỗ trợ tiếp theo của giá sẽ là ngưỡng Fibonacci Projection 168.1%.
GMD - CTCP Gemadept (HM:GMD)
GMD đã rớt khỏi trendline hỗ trợ dài hạn hội tụ với vùng 22,300-22,800 trong phiên 06/01/2020 cho thấy nhịp giảm sẽ còn tiếp diễn.
Hiện tại, đà giảm của giá đã chững lại tại vùng 20,700-21,200 (đáy cũ tháng 07/2018) và dự kiến nhịp rung lắc sẽ còn tiếp diễn khi các dấu hiệu trở lại của nhịp tăng.
HCM - CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi tạo mẫu hình nến Bearish Engulfing trong phiên ngày 14/11/2019 ngay ngưỡng kháng cự là vùng 24,400-25,300 (tương ứng với đỉnh cũ tháng 05, 07, 09, 11/2019), đồng thời tín hiệu phân kỳ giá xuống xuất hiện trên chỉ báo Relative Strength Index, HCM đã bước vào xu hướng giảm và đã chững lại tại ngưỡng hỗ trợ mạnh là vùng 20,000-20,500 (tương ứng với đáy cũ tháng 01, 08/2019).
Tuy nhiên, cây nến Hammer xuất hiện trong phiên ngày 08/01/2020, và mẫu nến Bullish Harami Cross xuất hiện trong phiên tiếp thep tại vùng hỗ trợ 20,000-20,500 hàm ý sự kết thúc ở nhịp giảm trước đó. Phiên 10/01/2020 đã xác nhận nhịp tăng mới ở mã, và hiện mã đã bứt phá khỏi cận trên của kênh giảm ngắn hạn và đường middle của Bollinger Bands chứng tỏ nhiều khả năng xu hướng giảm ngắn hạn đã kết thúc và giá đang dần dần vào nhịp sideway.
Vùng 22,000-22,500 (tương ứng đáy cũ tháng 10/2019) sẽ là ngưỡng kháng cự mạnh đối với HCM.
MBB - Ngân hàng TMCP Quân Đội
Sau khi xuất hiện phân kỳ giá xuống trên Relative Strength Index, MBB đã liên tục giảm và rớt khỏi các mốc hỗ trợ quan trọng là vùng 21,600-22,000 (tương ứng với đỉnh cũ tháng 08/2018, 08, 12/2019) và đường trendline tăng dài hạn từ tháng 01/2019. MBB hiện đã chững đà giảm lại tại vùng 20,400-20,800 (tương ứng với đỉnh cũ tháng 03, 04/2019 và đáy cũ tháng 08/2019).
MBB xuất hiện cây nến Inverted Hammer tại vùng 20,400-20,800 trong phiên ngày 08/01/2020 cho thấy có sự đảo chiều trong tâm lý của nhà đầu tư. Chỉ báo Relative Strength Index đã tạo phân kỳ giá lên và vượt mốc 50 cho thấy khả năng cao giá đang trong một xu hướng tăng mới.
Hiện tại, các ngưỡng Fibonacci Retracement 50% và 38.2% sẽ lần lượt là kháng cự của giá. Nếu vượt được các ngưỡng này thì triển vọng của giá sẽ lạc quan hơn.
STB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
STB đã có nhịp giảm mạnh và rơi về hỗ trợ mạnh ở vùng 9,800-10,000 (đáy cũ tháng 04/2016, 07/2018, 08/2019). Tại đây giá đã có phản ứng tích cực khi tích lũy trở lại tại kênh sideway up.
Hiện tại, STB đã điều chỉnh trở lại sau khi test cận trên kênh này hội tụ với trendline, song khối lượng có phần suy yếu khi liên tiếp nằm dưới trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy áp lực bán không mấy mạnh mẽ. Nếu giá tiếp tục phục hồi tại cận dưới kênh sideway thì triển vọng của giá vẫn rất lạc quan.
Chỉ báo Relative Strength Index đã vượt mốc 50 và vẫn duy trì được kênh tăng càng hàm ý thêm điều này.
TVB - CTCP Chứng khoán Trí Việt
Sau khi test không thành công đường trendline giảm trung hạn trong phiên ngày 24/12/2019 thì TVB đã xuất hiện các nhịp điều chỉnh và đã chững đà giảm lại tại vùng hỗ trợ 13,200-13,600 (đáy cũ tháng 03/2018, 05/2019).
Song 2 cây nến Hammer xuất hiện tại hỗ trợ ở vùng 13,200-13,500 báo hiệu về sự kết thúc của nhịp tăng trước đó. Cây nến White Marubozu xuất hiện trong phiên ngày 13/01/2020 cho thấy khả năng cao giá đang trong nhịp tăng mới.
Hiện tại, TVB đã bứt phá khỏi vùng 14,200-14,700 (đỉnh cũ tháng 04, 05/2019) trong phiên 15/01/2020, đồng thời cho tín hiệu xác nhận việc bứt khỏi trendline giảm trung hạn. Điều này chứng tỏ xu hướng giảm trung hạn đã kết thúc. Tuy nhiên, khả năng giá có throwback về vùng này khá cao với chỉ báo Relative Strength Index trong trạng thái overbought, giá vượt ra ngoài Upper Band Bollinger Bands.
TCH - CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy
Sau khi TCH đã tạo tổ hợp nến Morning Star trong phiên ngày 23/12/2019 tại hỗ trợ ở middle Bollinger Bands và vùng 27,400-28,000 (đỉnh cũ tháng 05, 08/2018), TCH đã tăng mạnh và vượt đỉnh cũ tháng 12/2019 lẫn ngưỡng Fibonacci Projection quan trọng là 161.8% và đang test ngưỡng Fibonacci Projection 200%.
Tuy nhiên, khối lượng hiện đang tạo phân kỳ âm với giá khi khối lượng suy giảm trong khi giá có bứt phá. Mặt khác, chỉ báo Relative Strength Index đã tiến gần đỉnh cũ tháng 02/2019, MACD histogram vẫn chưa vượt đỉnh cũ cho thấy khả năng giá tạo đỉnh tại Fibonacci Projection 200% tăng lên.
VHM - CTCP Vinhomes (HM:VHM)
Sau khi tạo cây nến Shooting Star trong phiên ngày 07/11/2019 hàm ý đà tăng dường như đã kết thúc, VHM đã bước vào xu hướng giảm và hiện đang chững lại tại vùng hỗ trợ mạnh 80,000-82,000 (tương ứng với đáy cũ tháng 09/2018, 06/2019 và đỉnh cũ tháng 12/2018, 06/2019) với đường trendline giảm từ tháng 02/2019.
VHM xuất hiện cây nến dạng Hammer tại vùng 80,000-82,000 và đường trendline giảm từ tháng 02/2019 trong phiên ngày 08/01/2020 dự báo về nhịp tăng mới. Mặt khác, chỉ báo Relative Strength Index đã bứt phá khỏi vùng oversold và xuất hiện phân kỳ giá lên nên triển vọng sắp tới của VHM trở nên tích cực hơn.
Hiện tại, giá đang test kháng cự tại vùng 84,400-86,300 (hội tụ với SMA 200 ngày, Upper Band Bollinger Bands) nên khả năng giá có rung lắc trở lại trong phiên tới tăng lên.
VIC - Tập đoàn VINGROUP - CTCP
Nhìn về mặt trung hạn, VIC đang dao động trong kênh giảm bắt đầu từ tháng 08/2019.
Về mặt ngắn hạn, VIC hiện đang dao động trong kênh đi ngang gần 3 tháng với cận trên là vùng 116,000-117,000 và cận dưới là vùng 113,000-114,000. Tuy nhiên, với các cây nến rớt khỏi Lower Band Bollinger Bands, đồng thời dải Bollinger Bands bung nén theo chiều hướng tiêu cực thì nhiều khả năng một xu hướng giảm ngắn hạn đang được hình thành.
Nếu giá rơi khỏi vùng 113,000-114,000 thì điều này sẽ được xác nhận.
VNM - CTCP Sữa Việt Nam
Sau khi rơi về hỗ trợ tại đáy cũ tháng 12/2018, 08/2019, VNM đã tích lũy trở lại với khối lượng thấp trong hơn 1 tháng qua tại vùng 116,500-119,300. Song tình hình đang khá tích cực khi VNM liên tục tạo các đáy sau cao hơn đáy trước cho thấy triển vọng ở mã đã có phần lạc quan hơn. Bollinger Bands đã co thắt mạnh về biên độ hẹp cho thấy giá sẽ có biến động lớn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nhìn chung VNM vẫn đang trong xu hướng giảm dài hạn nên nếu có bứt phá khỏi vùng trên, dự kiến kháng cự tại đường SMA 200 ngày hội tụ với đáy tháng 04/2019, đỉnh tháng 07/2019 sẽ là ngưỡng cản mạnh với đà tăng của cổ phiếu.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock