Theo Alex Ho
Investing.com – Thị trường chứng khoán châu Á phục hồi vào thứ Hai tại châu Á với thị trường Trung Quốc tăng 3% dù dữ liệu hoạt động sản xuất của nước này giảm mạnh trong tháng 2.
Chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Component đều tăng 3% lúc 10:30PM ET (0230GMT).
Thị trường chứng khoán tăng điểm sau khi hoạt động sản xuất của Trung Quốc chậm lại trong tháng trước.
Chỉ số PMI Caixin/Markit về sản xuất ở mức 40,3 trong tháng 2, mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này được ghi nhận vào đầu năm 2004.
Zhengsheng Zhong, chuyên gia kinh tế trưởng tại CEBM Group, một đơn vị thuộc Caixin, nói: “Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh vào tháng trước”. “Cả cung và cầu đều yếu đi, chuỗi cung ứng đình trệ và một lượng lớn các đơn đặt hàng từ trước bị tồn đọng”.
Dữ liệu được công bố hôm thứ Bảy cho thấy PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc giảm mạnh kỷ lục trong tháng 2, thậm chí còn mạnh hơn cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,8%.
Chỉ số Nikkei225 của Nhật bản tăng 1,5%.
Trong một thông tin không mang tính định hướng, chỉ số PMI sản xuất Nhật Bản của Jibun Bank giảm xuống mức 47,8 từ mức 48,8 trong tháng trước, sau khi được điều chỉnh yếu tố mùa vụ. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2016.
Joe Hayes, chuyên gia kinh tế tại IHS Markit, người tổng hợp khảo sát, nói: “Triển vọng ngắn hạn của ngành công nghiệp Nhật Bản là rất ảm đạm”.
“Sự suy yếu được thúc đẩy bởi lực cầu một cách rộng rãi. Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, trung gian và các tư liệu sản xuất ghi nhận sự sụt giảm nhanh hơn về nhu cầu và số đơn đặt hàng đã giảm ở mức mạnh nhất trong hơn bảy năm".
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 1,1%.
Xuống dưới phía nam, chỉ số ASX200 của Úc giảm 0,8%. Ngân hàng trung ương Úc sẽ quyết định chính sách tiền tệ vào thứ Ba.
Tại Mỹ, hôm thứ Sáu, Fed đã đưa ra dấu hiệu rằng họ sẵn sàng giảm lãi suất và một vài chiến lược gia đã kì vọng rằng động thái này sẽ được thực thi.
Một vài người đã tin rằng Fed có thể sẽ giảm lãi suất trong tháng này sau khi Chủ tịch Fed, Jerome Powell, nói hôm thứ Sáu rằng sẽ “hành động phù hợp” để hỗ trợ nền kinh tế, dù ông cũng thừa nhận rằng chính sách tiền tệ không phải là một tấm lá chắn hoàn chỉnh cho nền kinh tế Mỹ vốn đang bị đe dọa bởi virus corona.