Kết thúc năm 2023, tăng trưởng GDP trên 5% với 430 tỷ USD, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 35 trên thế giới. "Mặc dù còn nhiều thách thức ở phía trước, nhưng chúng tôi cho rằng thời điểm này Việt Nam đang đứng trước cơ hội tăng trưởng lớn với những bước tiến dài cho nền kinh tế. Chúng ta hãy nắm bắt cơ hội lúc này, thúc đẩy khả năng thu hút đầu tư của nền kinh tế nhất là đầu tư tư nhân, đi qua những biến động, tìm các giải pháp bơm vốn cho nền kinh tế, đây cũng là cơ hội lớn mạnh của ngành ngân hàng".
Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch thường trực HDBank (HM:HDB) tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô diễn ra sáng ngày 14/3. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.
>> Gói tín dụng 2000 tỷ đồng ưu đãi hệ thống cửa hàng xuất hóa đơn điện tử
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Hãng hàng không Vietjet (HM:VJC) Air, Phó chủ tịch thường trực HDBank, Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings (Nguồn: VGP/Nhật Bắc) |
Dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng vào thành quả chung của đất nước với vai trò mạch máu của nền kinh tê, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ giá, dự trữ ngoại tệ, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt đóng góp vào xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Sang năm 2024, bất chấp những ảnh hưởng của những biến động trên hệ thống ngân hàng, chứng khoán, ngành ngân hàng đang tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ kinh tế phát triển, chỉ tiêu tín dụng được cấp ngay từ những ngày đầu năm. Tuy vậy, kết quả tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng hai tháng đầu năm còn thấp do khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp và dân cư đang giảm.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định, doanh nghiệp cam kết luôn tin tưởng đi đầu hưởng ứng các chương trình của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, tiếp tục tăng cường tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Nguồn: VGP/Nhật Bắc) |
Đối với HDBank, với chiến lược phát triển bền vững, chủ động và linh hoạt thích ứng với các điều kiện thị trường, đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng trưởng xanh, đổi mới tư duy và không ngừng sáng tạo, trong năm 2023 ngân hàng đã chủ động cân đối nguồn vốn, tuân thủ các giới hạn quy định để sẵn có dư địa lớn cho tăng trưởng năm nay, cùng với chính sách lãi suất thấp và ngay từ đầu năm, toàn hệ thống đã triển khai chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng nhà nước giao, với mục tiêu cung cấp vốn kịp thời cho các doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh và kích thích nhu cầu tín dụng. Nhờ vậy, tín dụng vẫn tăng trưởng khá tích cực trong những tháng đầu năm. Tính đến cuối tháng 2/2024, tổng dư nợ tín dụng của HDBank đạt 346.506 tỷ đồng, tăng trưởng 2,71% so với năm 2023, đã tập trung giải ngân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gần 5.000 tỷ đồng; xây dựng hơn 4.000 tỷ đồng; vận tải kho bãi hơn 5.000 tỷ đồng; Nông lâm nghiệp gần 4.000 tỷ đồng; hoạt động làm thuê gia công, cho vay hộ gia đình gần 12.000 tỷ đồng.
HDBank đã triển khai nhiều chương trình tín dụng thực hiện theo chủ trương và định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống cho doanh nghiệp và người dân cùng vươn lên, tiếp tục khôi phục kinh tế - xã hội. Điển hình như :
HDBank luôn bám sát và triển khai kịp thời các chương trình cho vay theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, như gói 5.000 tỷ đồng tập trung giải ngân cho hoạt động thu mua lúa gạo khi Đồng bằng sông Cửu Long bước vào mùa thu hoạch rộ vụ Đông Xuân, theo Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ ban hành vừa qua. Tiếp tục triển khai gói 2.000 tỷ đồng cùng các giải pháp hỗ trợ các cửa hàng xăng dầu đầu tư hệ thống xuất hóa đơn điện tử theo tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng trong tháng 3 này.
Cùng đó, thời gian qua HDBank đã chủ động triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách lớn như trong thực hiện cơ cấu nợ theo Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước, với tổng doanh số dư nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 6.670 tỷ đồng với 80 khách hàng. Tính đến cuối tháng 02/2024 còn 3.650 tỷ đồng với tổng 62 khách hàng.
>> Bài phát biểu của lãnh đạo HDBank với Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị 14/3
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch UBND TPHCM về việc khai thông nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân với tổng hạn mức 50.000 tỷ đồng. Đến nay, đã giải ngân lũy kế hơn 10.500 tỷ, cho 1.600 KHDN. Các gói ưu đãi dành cho các chuỗi bán lẻ, chuỗi nông nghiệp nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp; HD Saison tài trợ kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ nhanh nhất đến người lao động ở các khu công nghiệp trên toàn quốc, đã giải ngân cho vay 10.000 tỷ đồng cho công nhân người lao động với lãi suất ưu đãi.
HDBank đã đẩy mạnh triển khai cho vay trên ứng dụng app, linh hoạt các công cụ số với các sản phẩm eCredit, eDrawdown, eFactoring, eZyLoans giúp KHDN tiếp cận nguồn vốn nhanh nhất với chi phí tiết kiệm nhất. Gói sản phẩm 10.000 tỷ đồng với ưu đãi lãi suất 0% cho tháng đầu tiên dành cho khách hàng vay mới/hoặc khách hàng hiện hữu vay thêm cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp của sản phẩm chi lương và khách hàng SME được triển khai tiếp tục đến 31/03/2024.
Song song, HDBank phối hợp cùng các địa phương để tăng cường tuyên truyền chống tín dụng đen, thực hiện chuỗi livestream đồng hành cùng Chương trình Quốc gia OCOP để hỗ trợ bà con nông dân, các làng nghề thúc đẩy thương mại điện tử và quảng bá và bán sản phẩm.
Nhìn nhận còn nhiều thách thức ở phía trước, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho rằng thời điểm này Việt Nam đang đứng trước cơ hội tăng trưởng lớn với những bước tiến dài cho nền kinh tế, Nguyên thủ các cường quốc trên thế giới lần lượt viếng thăm chính thức Việt Nam trong năm qua và công tác ngoại giao kinh tế của Chính phủ thành công hơn bao giờ hết. Tình hình địa chính trị quốc tế và nội lực mạnh mẽ của quốc gia là cơ hội cho Việt Nam. Chúng ta hãy nắm bắt cơ hội lúc này, thúc đẩy khả năng thu hút đầu tư của nền kinh tế nhất là đầu tư tư nhân, đi qua những biến động, tìm các giải pháp bơm vốn cho nền kinh tế, đây cũng là cơ hội lớn mạnh của ngành ngân hàng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho rằng thời điểm này Việt Nam đang đứng trước cơ hội tăng trưởng lớn với những bước tiến dài cho nền kinh tế |
Bà Thảo đã nêu một số kiến nghị, đề xuất như sau:
Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng đi cùng với xem xét chính sách tài chính, miễn giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, điều chỉnh biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân để khoan sức dân, tăng sức tiêu dùng.
Thứ hai, kiến nghị Tổ công tác Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cùng ngành ngân hàng quyết liệt triển khai các biện pháp tháo gỡ vướng mắc thủ tục, giấy phép cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, từ đó giúp giải ngân tín dụng.
Thứ ba, cần sớm khôi phục niềm tin để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bên cạnh nguồn vốn từ ngân hàng để các doanh nghiệp, dự án có nguồn vốn dài hạn.
Thứ tư, hỗ trợ khu vực cho vay nông nghiệp nông thôn, phụ nữ, khởi nghiệp, khu vực lao động phổ thông nới lỏng quy định về tài sản đảm bảo nguồn trả nợ.
"Năm 2024, HDBank đang quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng mục tiêu. Chúng tôi cam kết luôn tin tưởng đi đầu hưởng ứng các chương trình của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, tiếp tục tăng cường tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ", bà Thảo khẳng định.
>> Ngân hàng đầu tiên cung cấp giải pháp tài chính cho các cửa hàng xăng dầu trang bị hệ thống xuất hoá đơn điện tử tự động