Lợi suất trái phiếu trên toàn cầu gần đây đã giảm nhưng được dự báo sẽ tăng trở lại vào quý 1/2023. Theo báo cáo cập nhật tại Chứng khoán Rồng Việt (HM:VDS) (VDSC), tại Mỹ, Fed đã tăng lãi suất 50 điểm cơ bản như dự kiến. 17 trong số 19 thành viên FOMC muốn lãi suất điều hành của Fed trên 5% vào năm 2023.
Chủ tịch Fed, ông Powell phát biểu rằng, thị trường lao động đang gần mức toàn dụng và tăng trưởng tiền lương ở mức cao. Tuy nhiên, ông cũng để ngỏ khả năng tăng lãi suất khiêm tốn hơn trong tương lai và các thị trường dường như đã hiểu cuộc họp ít nhiều mang tính trung lập.
Thị trường cũng được hỗ trợ bởi dữ liệu lạm phát tháng 11/2022 thấp hơn dự kiến, lạm phát chung chỉ tăng 0,1% so với tháng trước.
Tuy nhiên, nhóm phân tích VDSC lưu ý rằng, các yếu tố nhạy với tiền lương của CPI không thực sự chậm lại và họ cũng thấy thông điệp của Fed là khá cứng rắn, hàm ý lãi suất cao sẽ được duy trì lâu hơn.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm |
Các dự báo của ECB cho thấy lạm phát vượt quá mục tiêu 2%, điều này cũng chỉ ra rõ ràng rằng, còn nhiều dư địa để tăng lãi suất hơn nữa.
Chủ tịch ECB, bà Lagarde, không hài lòng khi lạm phát khu vực đồng Euro giảm xuống 10% so với cùng kỳ trong tháng 11, cho rằng, lạm phát có thể sẽ tăng trở lại vào tháng 1 và tháng 2, chúng tôi đồng ý với quan điểm trên.
Theo đó, thị trường đã phản ứng thông qua việc lợi suất trái phiếu kỳ hạn hai năm và đồng EUR mạnh hơn. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã công bố kế hoạch bắt đầu thắt chặt định lượng vào tháng Ba.
Đáng chú ý, lợi suất trái phiếu châu Âu đã tăng lên trong vài ngày qua cho thấy thị trường chắc chắn sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất vào đầu năm 2023.
Tỷ giá EUR/ USD |
Nhưng điều ngạc nhiên lớn nhất là ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết rằng thời kỳ lãi suất cực thấp đã qua. Về cơ bản, NHTW Nhật Bản nói rằng 'lãi suất' đối với trái phiếu chính phủ dài hạn có thể tăng cao hơn. Điều đó đã xảy ra.
Sau một thời gian dài mở cửa trở lại kéo dài, Nhật Bản nhận thấy mình đang tạo ra lạm phát từ mọi phía. Quốc gia này là một trong số ít nền kinh tế sẽ có GDP thực tăng liên tiếp vào năm 2023 trong khi đường cong lợi suất TPCP Nhật Bản là một trong số ít đường cong dốc và không bị đảo ngược
. Khi nền kinh tế dần trở nên quá nóng, áp lực tăng lương theo xu hướng cũng ngày càng tăng. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải làm cho khuôn khổ chính sách tiền tệ linh hoạt hơn và sẵn sàng tăng lãi suất hơn nữa vào năm tới.
Lợi suất hoà vốn 10 năm của Nhật Bản (Nguồn: Jefferies) |
Tất cả điều này có vẻ khó xử đối với nhiều nhà quan sát vì lạm phát đã hạ nhiệt ở nhiều quốc gia. Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ đã giảm xuống 7% so với cùng kỳ từ mức gần 9% vài tháng trước.
Sau tất cả, theo VDSC, vấn đề là cả Trung Quốc và Nhật Bản đều có các đường cong lợi suất có xu hướng dốc lên (lạm phát tăng trở lại) trong khi phần còn lại của G7 bị sa lầy trong các đường cong lợi suất đảo ngược. Cả NHTW Trung Quốc và Nhật Bản đều đang theo đuổi các chính sách thúc đẩy lạm phát và đi ngược chu kỳ với Fed Hoa Kỳ, ECB và nhiều ngân hàng trung ương khác.
Do đó, nhóm phân tích tại VDSC kỳ vọng sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất trên toàn cầu vào đầu năm 2023 và sau đó tạm dừng.