Giai đoạn này, chính sách tiền tệ thắt chặt trở nên khá rõ nét ở các NHTW đặt ra bài toán về lãi suất tăng trong dài hạn trên phạm vi toàn cầu. Lạm phát thế giới được dự báo vẫn neo ở mức cao
Theo báo cáo vĩ mô mới đây, Chứng khoán Vietcombank (HM:VCB) (VCBS) nhận định, mặt bằng giá cả hàng hóa đang có xu hướng đần tìm đến điểm cân bằng ở mức cao đặc biệt là giá các mặt hàng năng lượng.
Tuy nhiên, dự báo trong dài hạn, giá cả hàng hóa vẫn neo ở mức cao. Với các chính sách kích thích kinh tế và tài khóa mạnh trong giai đoạn đại dịch, tổng cầu của nền kinh tế nhanh chóng hồi phục.
Lạm phát tăng cao do chi phí đẩy khiến nhiều quốc gia có điều chỉnh lương nhằm bù đắp lạm phát.
Do đó, các NHTW sẽ tiếp tục quá trình nâng lãi suất để ứng phó lạmphát. Thậm chí, nhóm các NHTW chưa tăng hoặc chưa tăng nhiều sẽ có xu hướng có những phản ứng quyết liệt hơn để hạn chế vòng xoáy lương-tiền.
Các chuyên gia tại VCBS dự báo, rủi ro về tăng trưởng chậm đi kèm lạm phát cao 2022. Trên thế giới, xung đột tiếp tục leo thang.
Theo đó, khả năng tăng trưởng thấp của nên kinh tế toàn cầu đi kèm lạm phát cao hiện hữu.
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Fed đánh dấu lần tăng lãi suất 75 đểm thứ 4 liên tiếp. Đề cập tới khả năng làm chậm đà tăng lãi suất, Fed cho rằng các dữ liệu mới đây hàm ý mức lãi suất mục tiêu được hướng đến sẽ cao hơn các đánh giá trước đây.
Giai đoạn tới, với xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương chưa chấm dứt điển hình là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hay Ngân hàng trung ương Anh (BOE). Trong đó, thậm chí ECB thậm chí sẽ phải tăng quyết liệt hơn.
Do vậy, theo VCBS, giai đoạn này, chính sách tiền tệ thắt chặt trở nên khá rõ nét ở các NHTW đặt ra bài toán về lãi suất tăng trong dài hạn trên phạm vi toàn cầu.
Theo đó, bài toán với các NHTW còn lại tiếp tục được đặt ra khi đảm bảo mục tiêu liên quan đến lạm phát và sự cân đối trong tương quan về chính sách tiền tệ so với các quốc gia khác trên thế giới.
Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. VCBS đánh giá trong giai đoạn này ưu tiên hàng đầu về chính sách của Việt Nam là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô khi các yếu tố bất định gia tăng.
Việc lãi suất trên toàn cầu tăng nhanh trong một thời gian ngắn đặt ra những thách thức không nhỏ đặc biệt liên quan tới vấn đề thanh khoản khi các tổ chức tài chính liên tục trải qua quá trình cơ cấu danh mục, đánh giá lại rủi ro một cách gấp gáp.
Do đó, bên cạnh rủi ro về tăng trưởng thấp đi kèm lạm phát cao. Rủi ro về thanh khoản đối với hệ thống tài chính toàn cầu cũng đang tăng lên rõ rệt.
Linh hoạt các công cụ tỷ giá, lãi suất với các diễn biến khó lường của thị trường
Theo báo cáo VCBS nhận định không ngoại trừ khả năng mức giảm giá của VND (HM:VND) so với USD cho cả năm 2022 rơi vào khoảng 10%. Mặc dù vậy, so với các ngoại tệ khác, mức giảm giá này không phải là đột biến.
Trong tháng 10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hai lần điều chỉnh giá bán ngoại tệ can thiệp. Trong đó, lần can thiệp ngày 17/10 đi kèm với mức điều chỉnh biên độ từ ±3% lên ±5%.
Theo VCBS, các lần can thiệp với mức lớn hơn tần suất lớn hơn cho thấy các áp lực lên các biến số kinh tế kinh tế vĩ mô chưa có bất kỳ dấu hiệu nào hạ nhiệt.
Do đó, các chuyên gia của VCBS cho biết với NHNN nhiều khả năng vẫn phải tiếp tục sử dụng đều đặn, linh hoạt các công cụ tỷ giá, lãi suất với các diễn biến khó lường của thị trường.
Tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại (NHTM) từ đầu năm tới 8/11 tăng 1.954 VND đạt 24.870- 24.874VND/USD duy trì ở mức trần quy định trong thời gian gần đây, tương ứng VND giảm giá khoảng 8,52% so với đồng USD tính từ đầu năm.
Mặc dù vậy, VCBS nhận định xu hướng này được xem là khó tránh khỏi khi đồng USD đã lên giá mạnh so với hầu hết các ngoại tệ, chỉ số DXY thể hiện sức mạnh đồng USD tăng hơn 16% so với đầu năm.
Do vậy, không loại trừ khả năng NHNN sẽ có thể điều chỉnh thêm lãi suất điều hành cũng như tỷ giá để phù hợp với diễn biến thị trường thế giới.