Theo Đông Hải
Investing.com – Cập nhật thông tin tình hình thị trường thế giới: Chứng khoán Hoa kỳ tiếp tục đi xuống, giá dầu hồi phục sau chuỗi phiên giảm sâu; Nhóm cổ phiếu ngân hàng mới lên sàn chiếm vị thế nào?; Lãi suất hạ nhưng người gửi tiền vẫn chịu nhiều áp lực… là những điều cần chú ý trên thị trường Việt Nam hôm nay thứ Tư ngày 28/10:
1. Cập nhật thông tin tình hình thị trường thế giới: Chứng khoán Hoa kỳ tiếp tục đi xuống, giá dầu hồi phục sau chuỗi phiên giảm sâu
DJ và S&P 500 giảm tương ứng -0.8% và -0.3%, về ngưỡng 27,463.19 điểm và 3,390.68 điểm. NASDAQ vẫn giữ được sắc xanh lúc đóng cửa với biên độ tăng +0.64%, lên ngưỡng 11,431.35 điểm nhờ diễn biến khả quan của nhóm Công nghệ và Viễn thông. CBOE VIX tăng nhẹ +2.74% lên 33.35 điểm.
Liên quan đến vắc-xin phòng chống Covid-19, thông tin kém khả quan từ một số hãng dược phẩm trở thành yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý thị trường. Theo đó, Eli Lilly vừa công bố vắc xin của hãng hiện chưa cho thấy sự cải thiện sau khi tiến hành thử nghiệm đối với một số bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Với Pfizer, công ty công bố doanh số Q3 thấp hơn kỳ vọng đồng thời cho biết kết quả thử nghiệm vắc-xin của hãng sẽ chỉ được công bố sau ngày bầu cử tổng thống Mỹ.
Chỉ số đo lường niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ đạt 100.9 điểm trong tháng 10, thấp hơn so với mức 101.3 điểm trong tháng 9 đồng thời thấp hơn mức dự báo của giới chuyên gia (102 điểm).
Phiên 27/10, Dầu Brent và WTI giao tháng 12 đều hồi phục sau các nhịp giảm sâu trước đó, biên độ lần lượt đạt + 1.61% và +0.65%, lên mức 41.1 USD/thùng và 38.8 USD/thùng. Dầu thô hồi phục do bão Zeta dự kiến sẽ tác động đến hoạt động vận chuyển cũng như nguồn cung dầu thô tại Mỹ. Theo công bố của API, sản lượng dự trữ dầu thô tại Mỹ ước tính tăng 4.57 triệu thùng trong tuần qua, vượt trội so với con số 584 nghìn thùng trong tuần liền trước.
Trong ngày hôm nay, thị trường sẽ tiếp tục đón nhận thông tin về KQKD Q3/2020 của nhiều doanh nghiệp đầu ngành như Ford (NYSE:F) Motor, eBay, Visa, General Electric, Boeing,...Theo ước tính của FactSet, KQKD Q3 ước tính của nhóm S&P 500 giảm - 16.5% YoY. Bên cạnh đó, lãnh đạo của các thương hiệu công nghệ hàng đầu tại Mỹ bao gồm Facebook (NASDAQ:FB), Twitter,... sẽ có buổi điều trần với trọng tâm thảo luận là nội dung người dùng (user content) trên các nền tảng này.
2. Nhóm cổ phiếu ngân hàng mới lên sàn chiếm vị thế nào?
Gần đây, các ngân hàng bắt đầu tăng tốc trong cuộc đua niêm yết lên sàn chứng khoán khi thời hạn 2020 đã cận kề.
Từ đầu năm 2020 đến nay, chỉ có 3 ngân hàng hoàn thành việc giao dịch trên sàn UPCoM là Ngân hàng Bản Việt (BVB, 09/07), Ngân hàng Nam Á (NAB, 09/10) và Saigonbank (SGB, 15/10).
Mới đây, HOSE cho biết đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của gần 1.18 tỷ cp MSB, tương ứng giá trị gần 11,750 tỷ đồng.
Như vậy, tính đến hiện tại, vẫn còn một số nhà băng vẫn chưa lên tiếng hay có động thái cụ thể nào cho việc niêm yết hay giao dịch trên UPCoM như SCB, SeABank, VietABank, BaoVietBank, PVcomBank…
3. Lãi suất hạ nhưng người gửi tiền vẫn chịu nhiều áp lực
Không riêng Việt Nam, người gửi tiền khắp thế giới đang đối mặt cùng một vấn đề: Lãi suất gửi vào ngân hàng, các quỹ tương hỗ ngày một giảm.
Những người gửi tiết kiệm trên khắp thế giới đang phải đối mặt với cùng một vấn đề. Tiền gửi ngân hàng, đầu tư vào quỹ tương hỗ và các phương thức ngắn hạn khác từng mang lại lợi nhuận tương đối thì giờ không như vậy. Lãi suất đang thấp hơn 30 năm trước nếu tính lãi suất danh nghĩa do lạm phát, nhưng cũng thấp hơn nếu tính theo giá trị thực tế. Covid-19 càng khiến vấn đề này thêm trầm trọng. Năm nay, lãi suất danh nghĩa của trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ, Anh và Đức đều chạm mức thấp nhất lịch sử.
Người gửi tiết kiệm có thể đối phó với tình huống này theo một trong ba cách. Họ có thể tiết kiệm ít hơn và chi tiêu nhiều hơn. Một cách tiếp cận khác là tiết kiệm nhiều tiền hơn, nhằm bù đắp cho lợi nhuận thấp hơn. Lựa chọn thứ ba sẽ là đổ tiền nhiều hơn vào các tài sản rủi ro, chẳng hạn như cổ phiếu.
Nỗi lo về đại dịch giúp đẩy tỷ lệ tiết kiệm ở Mỹ lên mức cao kỷ lục hồi đầu năm. Đến tháng 8, nó vẫn tương đối cao, ở mức 14,1%. Investment Company Institute (ICI) cho biết các quỹ thị trường tiền tệ, tức là tiền gửi ngắn hạn, nhận được 115 tỷ USD vào tháng 3 năm nay.
Tuy nhiên, khi cơn hoảng sợ lắng xuống, vài người gửi tiết kiệm sẽ chuyển sang chiến lược khác, như đổ tiền vào chứng khoán. Do lợi nhuận từ trái phiếu và tiền mặt quá thấp, cổ phiếu có vẻ hấp dẫn. Việc chấp nhận rủi ro lớn hơn này là một phần của xu hướng dài hạn. Ông Sieg cho biết, từ 10 đến 15 năm trước, những người về hưu giàu có ở Mỹ có thể gửi rất nhiều tiền tiết kiệm vào trái phiếu đô thị. Giờ đây họ có danh mục đầu tư đa dạng hơn bao gồm cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp.
Chỉ số FTSE 100 của Anh thấp hơn mức ở năm 1999. Ở Đức, sự bùng nổ vào những năm 1990 khiến cổ phiếu tăng từ 20% lên 30% tài sản gia đình. Nhưng khi bong bóng này tan vỡ, sự nhiệt tình của các nhà đầu tư cá nhân cũng suy giảm. Đến năm 2015, cổ phiếu chỉ chiếm 19% tài sản gia đình. Thị trường chứng khoán ở Nhật vẫn kém hơn mức nó đạt được vào năm 1989. Sayuri Shirai thuộc Đại học Keio cho biết khoảng một nửa tổng số tài sản tài chính gia đình vẫn là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Hơn nữa, không phải tất cả nhà đầu tư đều giống nhau. Ngay cả ở Mỹ, lợi nhuận từ thị trường chứng khoán chủ yếu dành cho người giàu. 1% những người giàu có nhất sở hữu 56% thị trường chứng khoán, tăng từ 46% vào năm 1990. 10% những người dẫn đầu sở hữu 88% thị trường. Điều này có nghĩa, hầu hết người Mỹ vẫn dành tiền mặt cho những trường hợp khẩn cấp. Những người giàu mới có đủ khả năng đầu tư vào cổ phiếu.
Điều nguy hiểm là khi lo ngại về những rủi ro với những chuyển động bất thường trên thị trường chứng khoán và các chương trình hưu trí hạn hẹp, người dân có thể chọn cách gửi tiết kiệm ngân hàng cho an toàn hơn. Nhưng nhiều người không có được lời khuyên tài chính, và không chắc chắn cần tiết kiệm bao nhiêu để chuẩn bị cho tuổi già.
Từ lâu các chính phủ đều khuyến khích người dân đóng góp vào quỹ hưu trí, nhưng lãi suất thấp khiến điều đó khó thành công hơn. Cùng với việc lãi suất tiết kiệm sớm muộn sẽ biến mất bất cứ lúc nào, cuộc sống những người gửi tiết kiệm sẽ trở nên khó khăn hơn.