Theo Lan Nha
Investing.com - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế bằng cách loại bỏ thuế quan và hạn ngạch đối với hơn 65% hàng hóa được giao dịch, thực hiện các quy tắc xuất xứ chung cũng như các điều khoản đầu tư. Đây được xem là một hiệp định ít tham vọng hơn các hiệp định thương mại tự do khác nhưng có nhiều lý do tại sao RCEP có thể thu hút được nhiều quốc gia tham gia.
Các nước tham gia có nhiệm vụ thúc đẩy khu vực này như một khu vực đầu tư bằng cách hợp tác trong các hoạt động xúc tiến đầu tư. Điều này cũng có thể mở ra khả năng cho một cơ quan xúc tiến đầu tư khu vực, có thể thuộc ban thư ký RCEP, chẳng hạn như cơ quan hiện đang tồn tại cho khu vực thị trường chung Đông-Nam Phi (COMESA) ở châu Phi. Hơn nữa, các nước thành viên nhất trí tạo thuận lợi cho đầu tư theo luật của mình bằng cách đơn giản hóa các thủ tục và tạo ra các điểm tập trung và một cửa liên thông. Điều này tạo cơ hội cho các quốc gia chưa làm được điều này, thực hiện các quy trình và thể chế tạo thuận lợi này.
Hiện các quốc gia RCEP chiếm 16% tổng nguồn vốn FDI toàn cầu và 24% dòng vốn FDI toàn cầu khiến khối thương mại trở thành một điểm đến FDI chính, theo số liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển- UNCTAD.
Trung Quốc là nước nhận FDI lớn nhất trong RCEP, tiếp theo là Việt Nam và Thái Lan, theo Financial Times. Nhật Bản là quốc gia có nguồn vốn FDI lớn nhất trong nhóm các nước RCEP, tiếp theo là Hàn Quốc và Singapore. Thỏa thuận bao gồm các quốc gia đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn FDI gần đây như Việt Nam và Thái Lan, những quốc gia được hưởng lợi từ các công ty đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng có các quốc gia hiện đang hạn chế đối với FDI. Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Indonesia là quốc gia hạn chế nhất trên thế giới về FDI. Trung Quốc (thứ 3), New Zealand (thứ 4) và Hàn Quốc (thứ 10) cũng góp mặt trong top 10 toàn cầu. Việc ký kết hiệp định có thể được coi là sự chuyển dịch sang vị trí thuận lợi hơn đối với dòng FDI vào. Các quy định về FDI ít hạn chế hơn kết hợp với việc nới lỏng thương mại sẽ dẫn đến các cơ hội FDI mới cho các nhà đầu tư quốc tế.
Đáng chú ý là RCEP bao gồm một nhóm các nền kinh tế rất đa dạng. Theo đó, sự đa dạng này tạo ra cơ hội thông qua sự bổ sung trong cơ cấu kinh tế, dẫn đến một số mặt tích cực:
- Dòng vốn FDI ngày càng tăng từ những nước giàu vốn ở Đông Bắc Á sang Đông Nam Á giàu lao động. Đây là sự gia tốc của một xu hướng đã tồn tại;
- Khu vực hóa hơn nữa chuỗi cung ứng. Do những tranh chấp về thuế quan và những bất ổn về đại dịch, có một động lực đang diễn ra đối với việc khu vực hóa chuỗi cung ứng. Việc cắt giảm thuế quan giữa các nước RCEP sẽ hỗ trợ sự phát triển của chuỗi cung ứng khu vực giữa các nước tham gia;
- Indonesia có nhiều lợi ích để trở thành quốc gia lớn nhất ở Đông Nam Á bằng cách nới lỏng các hạn chế đối với FDI vào.
- Ấn Độ và Đài Loan sẽ gặp bất lợi vì họ không phải là một phần của hiệp định. Trong trường hợp của Ấn Độ, nước này đã rời khỏi các cuộc đàm phán vào năm 2019 vì lo ngại hàng nhập khẩu làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
RCEP mở ra cơ hội mới cho các cơ quan xúc tiến đầu tư (IPA) để thu hút FDI vào các quốc gia. Hiệp định tạo ra các cơ hội đầu tư mới và có tiềm năng tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, nó cũng chỉ ra sự khu vực hóa ngày càng tăng của hoạt động kinh tế, điều này sẽ tác động đến vị trí của các doanh nghiệp và nỗ lực thu hút đầu tư của các quốc gia.