Phù phép 'giấy thông hành' xuất hàng đi Mỹ, chặn đứng phi vụ trăm tỷ

Ngày đăng 22:07 10/09/2020
Phù phép 'giấy thông hành' xuất hàng đi Mỹ, chặn đứng phi vụ trăm tỷ

Vietstock - Phù phép 'giấy thông hành' xuất hàng đi Mỹ, chặn đứng phi vụ trăm tỷ

Cuộc chiến chống buôn lậu, gian lận xuất xứ vẫn là mặt trận nóng bỏng. Bởi một phút lơ là, hậu quả cho nền kinh tế là khó có thể đong đếm được.

Từ làm giả xuất xứ đến “phù phép” nguồn gốc

Chia sẻ tại tọa đàm “Vì mục tiêu bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia” do Báo Hải quan phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Hải quan tổ chức ngày 8/9, ông Nguyễn Tiến Lộc, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, đã trao đổi về cuộc chiến chống gian lận xuất xứ đang ngày càng cam go.

Ông Nguyễn Tiến Lộc chia sẻ: Việc chống gian lận xuất xứ hàng hóa diễn biến phức tạp khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra từ năm 2018. Việc Mỹ áp thuế bổ sung với một loạt hàng hóa của Trung Quốc đã khiến xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa đi Mỹ.

Điều đó cảnh báo nếu Việt Nam không đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ, hàng hóa của Việt Nam sẽ có nguy cơ bị chính quyền Mỹ trừng phạt bằng các hình thức tương tự.

Trước nghi vấn về xuất xứ, kho nhôm 4,3 tỷ USD của tỷ phú Trung Quốc được giám sát chặt chẽ từ nhiều năm nay

Qua các cuộc đấu tranh, từ 2019 đến đầu năm nay, Cục Kiểm tra sau thông quan đã đưa 76 vụ việc ra xử lý.

Cơ quan này phát hiện nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa là nguyên liệu nhưng không có dây chuyền sản xuất mà chỉ lắp ráp công đoạn đơn giản; Có trường hợp lắp đặt dây chuyền sau, nhưng trước đó đã có sản phẩm xuất khẩu và thực hiện gian lận liên quan hàm lượng xác định xuất xứ hàng hóa.

Đặc biệt, Cục Kiểm tra sau thông quan cùng với Cục Điều tra chống buôn lậu đã lập chuyên án đấu tranh với một DN không có chức năng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nhưng đã cấp C/O cho 33 doanh nghiệp, với trị giá hàng hóa lên đến hơn 600 tỷ đồng. Cơ quan hải quan đang phối hợp cùng cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ vụ việc.

“Chúng tôi cũng tiếp tục đấu tranh với 33 doanh nghiệp trên bởi chắc chắn cấu thành hành vi sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ giả”, ông Nguyễn Tiến Lộc chia sẻ.

Ngoài ra, việc xác minh lại các C/O được Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp cũng được ngành hải quan thực hiện rốt ráo.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn chia sẻ thêm: Đối với các C/O cơ quan chức năng cấp, hải quan cũng rà soát và chứng minh mặt hàng xuất khẩu này không đủ điều kiện là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.

Ông Cẩn dẫn chứng mặt hàng gỗ ván ép: "Doanh nghiệp khai là nhập một phần nguyên liệu từ Trung Quốc, còn 70% là sử dụng nguyên liệu ở Việt Nam, được mua ở nông trường A, B, C nào đó, có xác nhận của giám đốc lâm trường, chủ tịch xã. Khi chúng tôi đi xác minh thì phát hiện nhiều nguyên liệu không được mua ở Việt Nam.

Cuối cùng, chủ tịch xã nhận sai, thừa nhận rằng nhà dân này không có gỗ nguyên liệu bán cho doanh nghiệp. Giám đốc nông trường cũng nhận sai, không có cây gỗ để bán mà chỉ xác nhận khống. Cho nên, chúng tôi đã kiến nghị thu hồi gần 500 C/O cấp sai”, ông Cẩn cho biết.

Gian nan chống buôn lậu

Cùng với việc chống gian lận xuất xứ, công tác điều tra chống buôn lậu cũng được phía Hải quan chú trọng.

Ông Nghiêm Xuân Thọ, Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Cục Điều tra chống buôn lậu, kể: Cuối năm 2017, đầu 2018, Trung Quốc dừng nhập khẩu một số loại phế liệu. Một lượng rất lớn hàng phế liệu được vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, trong đó có phế liệu sắt thép, nhựa giấy.

Lực lượng chức năng phối hợp bắt giữ nhiều vụ vận chuyển ma túy "khủng"

Nhắc đến vụ việc điều tra “nhiều cảm xúc” với một doanh nghiệp ở Bến Tre, ông Nghiêm Xuân Thọ cho biết: Xuất phát điểm của vụ việc là Cục Hải quan Hải Phòng phát hiện DN mở 20 tờ khai, trong đó một số tờ khai có dấu hiệu vi phạm liền báo Cục Điều tra chống buôn lậu. "Chúng tôi tiếp nhận thông tin này và bắt đầu triển khai. Điều bất ngờ là trước khi chúng tôi vào Nam thì giám đốc doanh nghiệp qua đời. Theo quy định, nếu không còn hồ sơ, không có đối tượng thì kết thúc điều tra. Chúng tôi mất phương hướng mấy ngày".

“Sau khi xem lại hồ sơ do Hải quan Hải Phòng cung cấp, chúng tôi thấy có một manh mối đối tượng khác ở Vĩnh Phúc nên đã tìm đến địa chỉ của đối tượng này ở Vĩnh Phúc thì gia đình báo rằng đối tượng đã bỏ nhà đi từ lâu, đang ở phía Nam. Nhờ số điện thoại mà gia đình cung cấp, chúng tôi kiểm tra được các thông tin liên quan đến tài khoản của đối tượng, dòng tiền qua tài khoản... Sau đó, chúng tôi kiểm tra xác minh và thấy đối tượng có liên quan trực tiếp tới công ty mà giám đốc đột ngột qua đời”, ông Nghiêm Xuân Thọ kể.

Vụ việc được Cục Điều tra chống buôn lậu khởi tố vụ án hình sự, chuyển cho Cơ quan điều tra Bộ Công an. Ngay trong ngày, cơ quan công an đã ban hành quyết định khởi tố bị can, bắt giữ các đối tượng và sau đó khởi tố bị can, bắt giữ một số đối tượng trong cơ quan nhà nước.

Ông Nguyễn Văn Cẩn cho rằng: Chống buôn lậu là chức năng, nhiệm vụ chính của Hải quan Việt Nam. Mặt trận chống buôn lậu luôn nóng bỏng bởi thủ đoạn của các đường dây, ổ nhóm hết sức tinh vi và thay đổi liên tục.

Riêng 5 năm qua (2015-2019), ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, xử lý 84.362 vụ việc vi phạm. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 1.561 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 247 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 571 vụ án hình sự.

“Những năm gần đây, Hải quan đã chủ trì và tham gia triệt phá nhiều chuyên án lớn, thu giữ hàng trăm kg ma túy, hàng tấn ngà voi, hàng triệu bao thuốc lá,... Tổng trị giá hàng hóa vi phạm được thu giữ mỗi năm lên đến cả nghìn tỷ đồng”, ông Cẩn nói.

Lương Bằng

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.