Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 23.932 đồng. Tài chính Ngân hàngĐồng USD ngày 6/1 đi ngang sau loạt dữ liệu kinh tế MỹTrâm Anh • {Ngày xuất bản}Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 23.932 đồng.
Tỷ giá USD hôm nay trong nước
Ngày 6/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm điều chỉnh mức 23.932 VND/USD, tăng 17 đồng so với mức niêm yết hôm qua.
>> 2024, kênh đầu tư nào tiềm năng?
Tỷ giá bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN tăng 18 đồng, đưa phạm vi mua bán lên mức 23.400-25.078 VND/USD.
Giá mua USD tại các ngân hàng hiện nằm trong khoảng 24.113–24.210 VND/USD còn giá bán ra duy trì trong phạm vi 24.510-24.565 VND/USD.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra ngày 6/1 |
Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới
Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,01%, đạt mốc 102,44.
Đồng USD ổn định trong phiên giao dịch vừa qua, sau khi vụt tăng trước đó trong phiên do dữ liệu mới công bố cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới có dấu hiệu suy yếu nhưng vẫn kiên cường.
Biến động Chỉ số DXY trong 24 giờ qua |
Trong tuần, đồng USD tăng 1,1%, và đang trên đà tăng hằng tuần tốt nhất kể từ giữa tháng 7.
Thị trường kỳ vọng khoảng 67% khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 3
Mặc dù biên bản cuộc họp chính sách trong hai ngày 12-13 cuối năm 2023 của FED không cung cấp manh mối trực tiếp về việc khi nào FED tiến hành cắt giảm lãi suất, nhưng nội dung các cuộc thảo luận cho thấy lạm phát đang được kiểm soát và mối lo ngại ngày càng tăng về những rủi ro mà chính sách tiền tệ "hạn chế quá mức" có thể gây ra cho nền kinh tế Mỹ.
Theo đánh giá của FED, tốc độ tăng trưởng FDP thực tế của Mỹ đang chậm lại so với tốc độ mạnh mẽ trong quý III/20234. Các điều kiện của thị trường lao động tiếp tục thắt chặt, với tăng trưởng việc làm ở mức vừa phải và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Lạm phát năm 2023 đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao và cao hơn mục tiêu dài hạn của FED là 2%. Tuy nhiên, điều quan trọng là lạm phát tiếp tục có dấu hiệu giảm bớt đáng chú ý.
Dữ liệu việc làm chính thức được công bố vào thứ Sáu cho thấy, có nhiều việc làm hơn được tạo ra trong tháng 12 so với dự báo của giới chuyên gia.
Quan trọng hơn, thước đo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ của ISM đã giảm xuống 43,3 vào tháng 12, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020 khi nền kinh tế đang quay cuồng sau đợt đại dịch đầu tiên. Chỉ số này trước đó đạt mốc 50,7 vào tháng 11.
Hợp đồng tương lai lãi suất của Mỹ đã định giá khoảng 5 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, mỗi lần 25 điểm cơ bản (bps), với lãi suất quỹ liên bang cuối năm dự kiến ở mức khoảng 4% so với mức hiện tại là 5,25%. Các nhà phân tích cho biết báo cáo việc làm cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ không vội cắt giảm lãi suất trong vài tháng tới.
Adam Button, nhà phân tích tiền tệ chính tại Tỷ giáLive ở Toronto, Canada cho rằng, các con số lạm phát sẽ giảm về mức mục tiêu cho tới khoảng tháng 6, nhưng nhiều nhà đầu từ đang kỳ vọng điều đó sẽ xảy ra vào tháng 3 tới. Trong bối cảnh đó, có lẽ FED sẽ không ngần ngại cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến.
Sau các báo cáo, thị trường kỳ vọng khoảng 67% khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 3.
>> NHNN dự đoán kiều hối năm 2024 tăng mạnh, đặc biệt là vào tháng Tết cổ truyền