Những việc cần làm khi mở trở lại nền kinh tế

Ngày đăng 17:42 22/09/2020
Những việc cần làm khi mở trở lại nền kinh tế

Vietstock - Những việc cần làm khi mở trở lại nền kinh tế

Covid-19 làm lộ rõ những bất cập chính sách nên các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế tái vận hành sau đợt dịch cũng cần một tư duy mới.

Du lịch, hàng không, dịch vụ nhà hàng đang dần hồi phục khi 20 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm Covid-19 mới. Chia sẻ với chúng tôi, các chuyên gia cho biết ở giai đoạn đầu của lần mở cửa thứ hai, có một số việc cần làm ngay, trong đó hàng đầu là cần tiếp tục bảo vệ hệ thống y tế.

TS Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu cho rằng điều kiện tiên quyết để nền kinh tế trở lại bình thường là tính an toàn trong cộng đồng, giúp người dân, doanh nghiệp yên tâm trở lại sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, ông thấy ngoài chuẩn bị các kịch bản khác nhau, Việt Nam nên tiếp tục đầu tư mạnh cho hệ thống y tế cộng đồng, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển vaccine và mua sắm các thiết bị y tế cần thiết.

Đồng quan điểm, ông Vũ Thành Tự Anh cũng nhấn mạnh, vẫn nên ưu tiên các biện pháp chống dịch. Nhưng ngoài ra, ông bổ sung, cần có những chính sách ngay để giữ lao động và việc làm để bảo vệ nhóm dễ tổn thương nhất.

Nhóm dễ bị tổn thương, theo ông Tự Anh, là khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể thuộc khu vực phi chính thức, khó duy trì cuộc sống khi mất đi sinh kế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, và một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch - vừa chịu tác động khủng khiếp từ Covid-19.

Ông Đặng Hoàng Hải Anh, GS thỉnh giảng đại học Indiana (Mỹ) cũng lưu ý nhiều đến các chính sách "giảm đau" cho nền kinh tế. Theo ông, Chính phủ nên tiếp tục tìm cách giảm hoặc hoãn các loại thuế, phí cho doanh nghiệp và cả các chi phí như điện, nước, Internet... một cách hiệu quả. "Giống như người vừa khỏi ốm, nền kinh tế cần được tĩnh dưỡng và bồi bổ hợp lý để khoẻ hẳn lại", ông nói.

Hành khách làm thủ tục tại Nội Bài để bay đi Narita (Tokyo) hôm 19/9 sau 6 tháng đường bay bị dừng. Ảnh: Giang Huy.

Bên cạnh các biện pháp cần làm ngay, chuyên gia nhận định tư duy làm chính sách cũng cần thay đổi trong dài hạn.

"Một điểm tốt của Covid-19 là giúp chúng ta có cơ hội nhìn lại và tư duy khác về những điều vẫn làm từ trước tới giờ. Nhiều vấn đề đã không còn đúng sau đại dịch", TS Vũ Thành Tự Anh – Giảng viên Trường Chính sách công và quản lý Fulbright nói với chúng tôi. Một trong số đó là cần xác định lại tầm quan trọng của nội lực kinh tế.

Ông Tự Anh nhận định, trong nhiều năm liền, Việt Nam "hăm hở" xuất nhập khẩu, trải thảm đỏ thu hút đầu tư nước ngoài. Những điều này không sai, song trong bối cảnh khủng hoảng mới thấy nền kinh tế đang phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài, doanh nghiệp nội địa quá yếu ớt. Do vậy, ông cho rằng dù ngoại lực là quan trọng, nội lực mới là then chốt cần củng cố để hạn chế được rủi ro bên ngoài khi có biến cố.

Theo ông, một nguyên nhân khiến nền kinh tế nội địa bị hạn chế cũng đến từ tư duy chính sách bất cập trong quá khứ khi đầu tư nguồn lực dàn trải, phân bổ không hợp lý. Ví dụ, khu vực Đông và Tây Nam Bộ cùng nhau chiếm 40-50% ở hầu hết chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng như GDP, việc làm mới, thu ngân sách... nhưng chỉ có khoảng 100 km trên tổng số hơn 1.300 km đường cao tốc của cả nước. Hay ngành nông nghiệp vốn tạo ra sinh kế cho gần 50% dân số, là bệ đỡ giảm sốc khi khủng hoảng xảy ra nhưng tỷ lệ đầu tư chỉ khoảng 6% ngân sách và lại giảm hơn một nửa trong 15 năm gần đây.

Sự bất cập này khiến nền kinh tế phải trả giá khi dịch bệnh kéo đến với giả định GDP quý II có thể cao hơn mức 0,36% nếu các khu vực trọng điểm chống đỡ tốt nhờ nhận đầu tư đúng mức.

Nếu tiếp tục đi theo lối tư duy cũ như phụ thuộc vào bên ngoài mà bỏ quên nội lực, không tạo ra nền tảng phát triển mới..., ông Tự Anh cho rằng, Việt Nam sẽ khó phát triển dù có Covid-19 hay không.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Khương cho rằng chính sức khoẻ nội tại của nền kinh tế mới tạo ra được sức bật và năng lực cạnh tranh lâu dài cho mỗi quốc gia. Theo ông, Việt Nam cần tập trung vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng, sản xuất được hàng hoá thiết yếu cho thị trường trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa.

"Điều này phải là những ưu tiên hàng đầu cho cỗ máy tăng trưởng trong thời gian tới", ông nói.

Sản xuất ống nhựa tại nhà máy của Tập đoàn Hoa Sen.Ảnh: Phương Đông.

Còn ông Đặng Hoàng Hải Anh nhấn mạnh, Chính phủ cần linh hoạt để sửa chữa kịp thời những vấn đề khó khăn cản trở hoạt động của doanh nghiệp ngay khi doanh nghiệp, người dân phản ánh. Sự linh hoạt này sẽ tạo nên sức sống mới cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cơ chế kinh tế thị trường cần được phát huy mạnh mẽ, để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. "Có như vậy, Việt Nam mới tạo được ra những doanh nghiệp mạnh thực sự có thể phát triển lâu dài", ông Hải Anh nhận xét.

Một vấn đề khác được các chuyên gia đề cập là sự chuẩn bị cho những xu hướng, ngành nghề mới được thúc đẩy nhờ Covid-19.

Các chuyên gia cho rằng những ngành "online" như thương mại điện tử sẽ trở thành mũi nhọn kinh tế sau Covid-19. Tuy nhiên, để tạo lực đẩy cho ngành này, bên cạnh tạo môi trường kinh doanh thuận lợi như cắt giảm các chi phí logictics, vận tải... cũng cần cách nghĩ khác về chính sách.

Theo quan điểm của ông Khương, các chính sách phải có tính dự báo về tương lai, đủ rộng để có không gian cho doanh nghiệp thử nghiệm những mô hình, cách thức kinh doanh chưa có trước đó. "Doanh nghiệp phải được thử thì mới phát triển được", ông nói.

Hay như ông Tự Anh nhận định, để đẩy mạnh quá trình từ "offline lên online", đơn giản là phải có cách nghĩ khác về hạ tầng. Trước đây, cơ sở hạ tầng đang bị hiểu theo nghĩa hẹp khi giới hạn hình dung về xây cầu cống, đường xá. Nhưng giờ đây, khái niệm hạ tầng cần được mở rộng bao gồm cả các nền tảng công nghệ thông tin, an ninh mạng, các nền tảng thanh toán điện tử và giảng dạy trực tuyến.

Ngoài ra, ông Khương và ông Hải Anh đều lưu ý đến yêu cầu về phát triển bền vững, hài hoà với hệ sinh thái thiên nhiên. Theo đó, Việt Nam cần suy nghĩ đến các chính sách hướng đến các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, ít sử dụng tài nguyên, thúc đẩy chuyển dịch từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo cũng như phát triển các công cụ tài chính phục vụ cho mục tiêu này.

"Trong tương lai, tư duy về kinh tế xanh không còn là phần phụ, dấu cộng thêm nữa mà đòi hỏi đồng bộ, gắn chặt vào việc phát triển đất nước", ông Khương nói.

Phương Ánh

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.