Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Ngân hàng liên tục cảnh báo lừa đảo dịp cận Tết

Ngày đăng 03:12 26/01/2022
Cập nhật 20:16 25/01/2022
Ngân hàng liên tục cảnh báo lừa đảo dịp cận Tết

Vietstock - Ngân hàng liên tục cảnh báo lừa đảo dịp cận Tết

Người dùng được cảnh báo về các hình thức lừa đảo nhằm chiếm đoạt số điện thoại, lấy tiền trong tài khoản ngân hàng.

Thời gian gần đây, các ngân hàng liên tục gửi email, thông báo tới khách hàng tại Việt Nam về những hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản.

Nhiều người phản ánh tình trạng nhận cuộc gọi từ kẻ mạo danh nhân viên nhà mạng, yêu cầu đọc mã OTP để nâng cấp SIM từ 4G lên 5G với nhiều quà tặng. Sau khi người dùng đọc mã OTP, kẻ xấu sẽ chiếm số điện thoại bằng cách đăng ký eSIM với số của nạn nhân, khiến SIM vật lý bị ngắt kết nối.

Để tạo lòng tin, kẻ lừa đảo còn sử dụng các thủ đoạn tinh vi như đọc đúng số căn cước công dân (CCCD), sử dụng SMS Brand Name giả nhà mạng để gửi tin nhắn. Với CCCD và số điện thoại để nhận OTP, kẻ lừa đảo có thể đăng nhập tài khoản mạng xã hội, ví điện tử và ngân hàng của nạn nhân với mục đích chiếm đoạt tiền.

Sau khi ghi nhận nhiều trường hợp lừa đảo, một số ngân hàng lớn tại Việt Nam đã đưa ra cách phòng tránh, xử lý nhằm nâng cao cảnh giác cho khách hàng.

Nhiều ngân hàng yêu cầu người dùng cảnh giác trước các hình thức lừa đảo chiếm số điện thoại, lấy tiền trong tài khoản ngân hàng.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Cảnh giác với nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Trong email gửi đến người dùng, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) khuyến cáo người dùng cảnh giác cuộc gọi, tin nhắn từ số điện thoại lạ với nội dung hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc thông báo trúng thưởng. Người dùng không nên truy cập vào đường link nghi ngờ, không nhắn tin theo cú pháp do người lạ hướng dẫn.

Để tăng cường bảo mật, người dùng cần giữ bí mật thông tin cá nhân, không cung cấp mã PIN hoặc OTP cho người khác. Nên sử dụng tính năng cài mã PIN cho SIM để xác thực SIM mỗi khi khởi động lại máy. Nếu nghe theo kẻ lừa đảo khiến số điện thoại bị mất kiểm soát, người dùng cần liên hệ bộ phận hỗ trợ của ngân hàng để khóa dịch vụ khẩn cấp, tránh trường hợp kẻ xấu đăng nhập ứng dụng và rút tiền.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank (HM:VPB)) cho biết thủ đoạn lừa đảo này đã xuất hiện từ vài năm trước, thời gian gần đây phổ biến trở lại do nhiều người có nhu cầu nâng cấp SIM 4G và 5G.

Trong email cảnh báo, VPBank khuyến cáo khách hàng xác minh với nhà mạng trước khi tham gia các dịch vụ được giới thiệu. Không cung cấp mật khẩu, OTP cho người khác, thiết lập mã PIN cho SIM, sử dụng xác thực 2 bước qua ứng dụng thay vì SMS.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Người dùng cần thông báo cho nhà mạng, ngân hàng và cơ quan chức năng địa phương để xử lý nếu số điện thoại bị mất quyền kiểm soát.

Người dùng đối diện nguy cơ mất tiền trong tài khoản ngân hàng nếu bị kẻ xấu chiếm số điện thoại để nhận OTP. Ảnh: Mobile Syrup.

Một thủ đoạn lừa đảo khác liên quan đến dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng. Theo đó, kẻ lừa đảo giả danh nhân viên ngân hàng, yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin thẻ tín dụng, số tiền cần rút, ảnh CMND/CCCD rồi gửi vào số điện thoại lừa đảo kèm mã hợp đồng, thực chất là OTP. Có người dùng nhận lại số tiền ít hơn mong muốn, thậm chí bị trừ hết hạn mức trong thẻ tín dụng sau khi cung cấp thông tin cho kẻ lừa đảo.

Theo VPBank, dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng không yêu cầu các thông tin trên. Để bảo vệ tài sản, ngân hàng này khuyến cáo người dùng không cung cấp các thông tin nhạy cảm (mật khẩu, mã OTP, số thẻ tín dụng, mã PIN, CCV...) cho người khác, kể cả nhân viên ngân hàng.

Để đảm bảo an toàn, người dùng không nên cho người khác mượn thẻ, không chụp/lưu hình ảnh thẻ trên điện thoại, gửi qua mạng xã hội để tránh kẻ xấu lợi dụng.

Trong email gửi đến khách hàng, HSBC cũng liệt kê các hình thức lừa đảo diễn ra gần đây. Với thủ đoạn lừa nâng cấp SIM 4G, HSBC khuyến cáo người dùng liên hệ điểm giao dịch của nhà mạng để kiểm chứng thông tin. Nếu SIM điện thoại bị mất tín hiệu, liên hệ lập tức đến ngân hàng để khóa thẻ và tính năng thanh toán trực tuyến.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Người dùng được yêu cầu không chia sẻ mã PIN hoặc OTP, tránh trường hợp bị chiếm đoạt tiền từ thẻ. Ngoài ra, kẻ lừa đảo có thể gửi email với nội dung cảnh báo an ninh, yêu cầu đăng nhập website, gọi vào tổng đài giả ngân hàng để đánh cắp thông tin. Người dùng không nên đăng nhập vào các website từ đường link lạ, kiểm tra số tổng đài trước khi gọi điện.

Ứng dụng Vietcombank (HM:VCB) đã tạm bỏ tính năng quên mật khẩu trên website và thiết bị di động lạ để tránh các hình thức lừa đảo hiện nay.

Để ngăn chặn các hình thức lừa đảo trên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ ngày 6/1 đã tạm ngừng tính năng quên mật khẩu trong ứng dụng VCB Digibank phiên bản web và thiết bị di động lạ (không phải thiết bị kích hoạt ứng dụng gần nhất). Khách hàng vẫn có thể tự cấp lại mật khẩu trên thiết bị đã kích hoạt VCB Digibank gần nhất, hoặc đến các điểm giao dịch của ngân hàng để được hỗ trợ.

Trên website chính thức, MobiFone cũng cập nhật cảnh báo về các cuộc gọi giả danh nhằm chiếm đoạt số điện thoại, lấy tiền trong tài khoản ngân hàng. Nếu nhận cuộc gọi từ người lạ, tự xưng nhân viên nhà mạng để giới thiệu chương trình nâng cấp SIM, người dùng cần liên hệ tổng đài MobiFone để xác minh thông tin.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Ngoài ra, người dùng không cung cấp OTP, mã PIN hay mật khẩu ngân hàng cho người khác, không soạn tin nhắn theo cú pháp lạ.

Những hình thức lừa đảo phổ biến

Tháng 7/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản số 4893/NHNN-TT “V/v đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán”. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cảnh báo một số hiện tượng liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán thời gian gần đây.

Người dùng nên kích hoạt tính năng nhận mã OTP trong ứng dụng giao dịch (nếu có) thay vì chỉ nhận OTP qua SMS. Ảnh: Forbes.

Các thủ đoạn được NHNN đề cập bao gồm mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để lừa đảo. Nếu người dùng cung cấp mã OTP giao dịch trực tuyến, sẽ bị mất tiền trong tài khoản.

Chuyển một số tiền nhỏ cho khách hàng, sau đó giả mạo ngân hàng gọi điện yêu cầu nạn nhân đăng nhập tài khoản vào trang web giả để xử lý sự cố giao dịch là một hình thức lừa đảo khác bị cảnh báo. Nếu người dùng làm theo các bước được yêu cầu, sẽ có nguy cơ bị kẻ gian lấy cắp tài khoản.

Ngoài các thủ đoạn trên, NHNN cũng cảnh báo nhiều chiêu trò mà kẻ gian thường xuyên sử dụng gần đây để lừa đảo tiền của khách hàng như giả mạo công ty tài chính mời vay vốn, hướng dẫn khách hàng cài app trên điện thoại; mạo danh nhân viên nhà mạng nhằm chiếm đoạt quyền sử dụng số điện thoại của khách hàng…

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Phúc Thịnh

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.