Kẻ lừa đảo đã dùng công nghệ deepfake để giả mạo Giám đốc Tài chính, ra lệnh cho nhân viên chuyển tiền trong một cuộc gọi hội nghị video. Theo báo SCMP, một công ty đa quốc gia đã mất 200 triệu đô la Hồng Kông (25,6 triệu đô la Mỹ) trong một vụ lừa đảo diễn ra mới đây sau khi nhân viên tại chi nhánh Hồng Kông của công ty này bị lừa bởi công nghệ deepfake. Kẻ lừa đảo đã dùng công nghệ deepfake để giả mạo Giám đốc Tài chính, ra lệnh cho nhân viên chuyển tiền trong một cuộc gọi hội nghị video.
Nhưng thực tế tất cả đều là sản phẩm giả mạo của công nghệ deepfake.
>> Ấn Độ sẽ mạnh tay trấn áp các hành vi sử dụng deepfake
"Trong cuộc gọi video nhiều người, hóa ra tất cả những người anh ấy nhìn thấy đều là giả", đại diện cảnh sát Hong Kong giải thích.
Nguy cơ deepfake quá kinh khủng |
Mặc dù ban đầu có “khoảnh khắc nghi ngờ”, nhân viên này sau đó đã mắc phải mưu mẹo sau khi được mời tham dự cuộc họp video nhóm và thấy Giám đốc Tài chính của công ty có mặt cùng với các nhân viên khác và một số người bên ngoài.
Các nhân viên của công ty trong cuộc gọi có vẻ ngoài và âm thanh giống như người thật mà nhân viên mục tiêu đã nhận ra. Sau đó, anh đã đồng ý chuyển tổng cộng 200 triệu đô la Hong Kong (tương đương 25,6 triệu USD).
Baron Chan, giám đốc Cơ quan an ninh và tội phạm mạng của Hồng Kông cho biết nhân viên này đã làm theo hướng dẫn được đưa ra trong cuộc họp và thực hiện 15 lần chuyển khoản với tổng trị giá 200 triệu đô la Hồng Kông (25,6 triệu USD) tới 5 tài khoản ngân hàng Hồng Kông.
Toàn bộ sự việc kéo dài khoảng một tuần kể từ khi nhân viên được liên lạc cho đến khi người đó nhận ra đó là một trò lừa đảo khi đến trụ sở chính của công ty để điều tra.
>> Dịp Tết, nhiều người dùng Việt trở thành nạn nhân của lừa đảo sử dụng AI
Cảnh sát đã tiến hành một cuộc điều tra và phát hiện ra rằng những người tham gia cuộc họp đã được những kẻ lừa đảo tái tạo bằng kỹ thuật số. Kẻ lừa đảo đã sử dụng các đoạn phim và âm thanh có sẵn công khai của các cá nhân.
Trong cuộc họp video, những kẻ lừa đảo yêu cầu nạn nhân tự giới thiệu nhưng không thực sự tương tác với người đó. Những hình ảnh giả trên màn hình chủ yếu là ra lệnh trước khi cuộc họp kết thúc đột ngột.
Những kẻ lừa đảo sau đó vẫn giữ liên lạc với nạn nhân thông qua các nền tảng nhắn tin tức thời, email và các cuộc gọi điện video trực tiếp.
Theo cảnh sát, những kẻ lừa đảo đã tiếp cận một nhân viên khác tại chi nhánh bằng cách sử dụng chiến thuật gọi video nhiều người tương tự. Lực lượng này cho biết tổng cộng có hai đến ba nhân viên đã bị những kẻ lừa đảo tiếp cận nhưng không cung cấp thông tin đầy đủ về các lần gặp gỡ của họ.
>> Cảnh báo lừa tiền thông qua AI tạo hình ảnh và giọng nói giả mạo gia tăng