Kit xét nghiệm của Việt Á giờ ở đâu?

Ngày đăng 16:39 14/03/2022
Kit xét nghiệm của Việt Á giờ ở đâu?

Vietstock - Kit xét nghiệm của Việt Á giờ ở đâu?

Công ty Việt Á đã cung ứng lượng khủng kit xét nghiệm cho trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) và các cơ sở y tế của 62 tỉnh, thành trên cả nước, với doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng. Vậy số kit mà các địa phương đã mua của Việt Á hiện đang ở đâu?

Tham nhũng “quanh” bộ kit xét nghiệm

Tại giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, năm 2020, Bộ KHCN tổ chức họp báo công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit test (xét nghiệm) COVID -19 do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á ( Công ty Việt Á) thực hiện. Đây được coi là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, được cấp tổng kinh phí gần 19 tỷ đồng từ ngân sách sự nghiệp khoa học. Tại thời điểm đó, việc cho ra đời bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus Corona mới 2019 (2019-nCoV) được xem là niềm tự hào của doanh nghiệp trong nước, bởi sản phẩm được khẳng định là kết quả của khoa học, công nghệ Việt Nam.

Bị can Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á cùng một số bị can trong vụ án

Tuy nhiên, những góc khuất xung quanh “đề tài khoa học” nêu trên dần bị phanh phui, bắt đầu từ vụ thổi giá kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, đến hành vi tham nhũng tham ô tài sản của vị chủ nhiệm đề tài, câu chuyện nhận hối lộ của một số giám đốc CDC các địa phương…

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty Việt Á) đã “bắt tay” với các đối tác để nâng khống giá kit xét nghiệm khoảng 45%. Đặc biệt, số tiền mà Công ty Việt Á chi “hoa hồng” cho các “đối tác” lên tới gần 800 tỷ đồng.

Thượng tá Hồ Anh Sơn, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu 2 bộ kit test SARS-CoV-2 bị khởi tố, bắt tạm giam

Đáng chú ý, theo Tổng cục Hải quan, từ tháng 9-12/2021, Công ty Việt Á nhập khẩu 3 triệu bộ kit của Trung Quốc, giá khai báo 0,955 USD/bộ (khoảng 21.560đ/bộ ), tổng trị giá 64,7 tỷ đồng. Và dư luận từng “ngã ngửa” bởi xưởng sản xuất kit xét nghiệm Covid-19 lớn nhất cả nước của Việt Á chỉ rộng 10m2

Nhiều địa phương đã sử dụng hết

Trong đợt dịch COVID-19 lần thứ tư, Bình Dương là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề khi ghi nhận số ca mắc và tử vong chỉ sau TP.HCM. Vào thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, Bộ Y tế đã giới thiệu cho các tỉnh, trong đó có Bình Dương, danh sách các doanh nghiệp bán kit xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2, trong đó có Công ty Việt Á.

Bộ kit test của Công ty Việt Á

Sau khi Bộ Y tế phân bổ cho Bình Dương 5.000 kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất, CDC Bình Dương đã mua 3 lần với tổng số lượng 72.000 bộ kit xét nghiệm do Việt Á sản xuất với đơn giá 470.000 - 509.250 đồng/bộ. Ngoài ra, CDC Bình Dương còn phê duyệt Công ty Việt Á trúng thầu chỉ định gói 6,9 tỷ đồng, cung cấp 50.000 kit từ một hãng sản xuất của Mỹ với giá 250.000 đồng/test. Tổng số tiền phải trả cho các gói thầu với Việt Á tại Bình Dương hơn 40 tỷ đồng.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương cho biết, thời điểm địa phương mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, tình hình dịch bệnh phức tạp nên mua bao nhiêu hết bấy nhiêu. Do đó, trước khi Việt Á bị Bộ Công an điều tra, kit xét nghiệm của doanh nghiệp này ở Bình Dương không còn.

Tại Thanh Hoá, để đáp ứng nhu cầu chống dịch, tháng 8/2021, Sở Y tế đã trình UBND tỉnh cho phép mua vật tư, sinh phẩm, hóa chất phòng chống COVID-19, trong đó có sinh phẩm xét nghiệm Real-time RT-PCR. Sau đó, tỉnh này đã chi 28,2 tỷ đồng để mua 60.000 kit (giá 470.000 đồng/ bộ ) do Công ty Việt Á sản xuất. Ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá cho biết, số sinh phẩm mà Thanh Hoá đã mua của Công ty Việt Á đã được sử dụng hết cách đây nhiều tháng.

Ông Nguyễn Phúc Thiện - Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Dương cho biết, thời điểm cơ quan công an điều tra vụ thổi giá kit xét nghiệm liên quan Công ty Việt Á, đơn vị đã sử dụng cơ bản gần hết các thiết bị, sinh phẩm liên quan. Từ đó đến nay, cơ quan điều tra cũng chưa có quyết định nào về việc thu hồi, niêm phong những thiết bị y tế còn lại của công ty này. Được biết, Công ty Việt Á đã bán kit xét nghiệm COVID-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng.

Trước câu hỏi của phóng viên về số lượng kit xét nghiệm của Công ty Việt Á mà CDC Đắk Lắk và Bắc Giang mua trước đây hiện đang ở đâu, đã sử dụng, cho tặng ai hay nộp cho cơ quan điều tra? Lãnh đạo Sở Y tế Bắc Giang và Đắk Lắk đều từ chối thông tin vì vụ việc đang được cơ quan điều tra làm rõ. Theo tài liệu của phóng viên, CDC Đắk Lắk từng mua khoảng 20.000 kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, mỗi kit xét nghiệm trị giá khoảng 367.000 đồng, tổng tiền khoảng 7 tỷ đồng; còn CDC Bắc Giang mua kit xét nghiệm COVID-19 do Công ty Việt Á sản xuất, tổng giá trị hơn 148 tỷ đồng.

Không đủ cung ứng?

Qua khảo sát của chúng tôi trên địa bàn một số tỉnh như: Hà Nội, Thanh Hoá, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Đắk Lắk….cho thấy thị trường kit xét nghiệm COVID-19 chủ yếu là hàng nhập từ Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Rất ít nơi bán sản phẩm do Việt Nam sản xuất.

Trong 5 cửa hàng thuốc được khảo sát tại Bắc Giang, chỉ có một cửa hàng bán sản phẩm do Việt Nam sản xuất, các cửa hàng còn lại bán sản phẩm có xuất xứ nước ngoài.

“Trước chúng tôi cũng có mua dụng cụ xét nghiệm COVID-19 của một công ty trong nước sản xuất. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng của thị trường rất lớn, trong khi mặt hàng “Made in Viet Nam” lại sản xuất không cung ứng đủ. Mặt khác, giá cả hàng nội còn biến động, không ổn định, vì vậy chúng tôi không nhập mặt hàng nội địa nữa”, ông Phan Thành Trinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược-Vật tư Y tế Đắk Lắk cho biết, thời gian qua, công ty chủ yếu nhập dụng cụ kit xét nghiệm COVID-19 từ nước ngoài.

Liên quan đến việc mua sắm kit xét nghiệm, vừa qua, UBND tỉnh Đắk Nông đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho Sở Y tế với 6 gói thầu mua sắm vật tư y tế, sinh phẩm, hóa chất phòng chống dịch, nhưng đến nay chưa duyệt được kết quả vì chờ giá kê khai.

Vì vậy, UBND tỉnh Đắk Nông kiến nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế sớm có hướng dẫn tỉnh này giải quyết những khó khăn, vướng mắc về giá cả kê khai trong đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế (nêu trên).

Đến thời điểm hiện tại, Cơ quan điều tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã khởi tố tổng cộng 26 bị can liên quan đến những sai phạm trong vụ “thổi giá” kit xét nghiệm tại Công ty Việt Á về các tội danh: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ;Nhận hối lộ và Tham ô tài sản.

Các bị can gồm: 4 lãnh đạo chủ chốt của Công ty Việt Á; 5 Giám đốc CDC các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Dương; 2 sỹ quan cao cấp thuộc Học viện Quân y; 3 lãnh đạo và cựu lãnh đạo cấp vụ thuộc Bộ Y tế và Bộ KHCN và 14 người khác liên quan. Trong đó, thượng tá Hồ Anh Sơn, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu 2 bộ kit test SARS-CoV-2 đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Tham ô tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Nhóm Phóng viên

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.