Vietstock - Cú 'bẻ lái' ngoạn mục của doanh nghiệp Việt
Thói quen, nhu cầu, đối tác, nguyên liệu... thay đổi. Hàng loạt doanh nghiệp trong nước đã kịp “bẻ lái” sản xuất các mặt hàng mới để tồn tại.
Nhiều doanh nghiệp kịp thời chuyển hướng sản xuất khẩu trang xuất khẩu. Ảnh: Nguyên Nga
|
“Bẻ lái” vẫn có đơn hàng triệu đô
Đang sản xuất “ngon ăn” với những đơn hàng may áo jacket hàng ngàn sản phẩm mỗi tuần, công nhân tại 3 nhà máy làm việc hết công suất, nhưng đầu tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Dacotex bất ngờ bị khách hàng từ châu Âu thông báo tạm ngưng nhập hàng vì Covid-19.
Cơ hội nhìn lại chính mình Thời cơ lớn nhất của DN chúng tôi trong khủng hoảng này là cơ hội nhìn lại chính mình. Trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng của chúng tôi có nhiều lúc vượt ngoài sự chuẩn bị. Ngay cú sốc vào tháng 3, Covid-19 ập đến, đúng mùa sản xuất kinh doanh của công ty khiến mọi kế hoạch đã được xây dựng trước đó bị phá vỡ hầu hết, nên việc nhanh chóng thay đổi chiến lược để tiếp tục đi tiếp là rất quan trọng. Chỉ trong vòng 1 tuần, chúng tôi tập trung toàn lực để thay đổi, đảo kế hoạch nhằm bảo đảm doanh thu. Kết quả là trong quý 1, PNJ (HM:PNJ) tăng trưởng dương 5% trong khi ngành bán lẻ, ngành kim hoàn tăng trưởng âm. Đến nay, chúng tôi cũng tăng trưởng 3% so cùng kỳ. Theo tôi, các DN có chiến lược phát triển bền vững coi trọng yếu tố môi trường, con người và kinh tế sẽ có bản lĩnh để đứng vững trước dịch hơn. Yếu tố môi trường, con người chúng tôi đặt lên hàng đầu, dịch bệnh đến phải bảo vệ sức khỏe người lao động. Chương trình hành động trong nghỉ giãn cách vẫn tạo công việc online cho người lao động. Chính mấy tháng đó là cơ hội chúng tôi xốc lại mình. Ngành kim hoàn có 30 - 40% lao động nghỉ việc, nhưng chúng tôi chưa có công nhân nào nghỉ việc cả. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh tính thích ứng của DN mình rất cao và PNJ nằm trong số đó. Bà Cao Ngọc Dung (Chủ tịch HĐQT Công ty CP vàng, bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), |
Đại diện của Dacotex cho biết lúc đó tập đoàn này “chết đứng chết ngồi” vì vừa mua nguyên liệu từ Hàn Quốc và Ấn Độ về sau 2 tháng bị “đứt” nguồn hàng từ Trung Quốc. Để duy trì việc làm cho 700 công nhân, đích thân người đứng đầu tập đoàn đi tìm những đơn hàng may khẩu trang xuất khẩu đến Đan Mạch, Thụy Sĩ với số lượng mỗi đơn chỉ vài triệu chiếc. Dù những đơn hàng nhỏ này không thể sánh với các hợp đồng may mặc trước đây nhưng giúp công nhân có việc làm lúc này mới là điều đáng trân quý.
Thực tế thời điểm đại dịch tăng mạnh vào tháng 4, cả nước phải cách ly toàn xã hội 3 tuần, nhiều nước cũng áp lệnh phong tỏa để chống dịch, thế giới quay cuồng trong nhu cầu về các sản phẩm phòng chống dịch. Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) thông tin về đơn hàng từ các thị trường để các doanh nghiệp (DN) nắm bắt. Đơn cử, thị trường Mỹ hiện đang có nhu cầu nhập khẩn 500 triệu khẩu trang N95, 200 triệu khẩu trang các loại, 1.000 máy trợ thở, 1 tỉ cặp găng tay, 100 triệu bộ áo choàng y tế… Ngay lập tức, nhiều DN làm hàng may mặc ồ ạt chuyển hướng làm khẩu trang và một số thành công, nhận nhiều đơn hàng lớn.
Tổng công ty May 10 từ chỗ chuyên may jeans xuất khẩu đi Mỹ, đơn hàng jeans bị ngưng mua, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc của tổng công ty này, cho chào mời hàng khẩu trang. Công ty đã nhận được đơn hàng 20 triệu khẩu trang vải từ Mỹ. Thậm chí, khẩu trang y tế là lĩnh vực hoàn toàn mới với DN, nhưng trước nhu cầu của khách hàng, công ty đã đầu tư dây chuyền làm khẩu trang y tế và để đáp ứng 400 triệu chiếc cho khách hàng các nước và 6 triệu chiếc cho khách hàng ở Đức, 20 triệu khẩu trang vải... Dự kiến, riêng doanh thu từ khẩu trang xuất khẩu đạt hơn 50 triệu USD (hơn 1.100 tỉ đồng), chiếm 30% tổng doanh thu của DN này trong năm nay.
Quyết định chuyển hướng Chúng tôi là công ty chuyên về quần áo, đồng phục có thị trường trong nước và xuất khẩu. Công việc đang vào guồng thì đùng một cái, đầu năm 2020 dịch Covid-19 bùng lên khiến toàn bộ đơn hàng gần như chững lại, hàng trong nước tồn kho, hàng xuất khẩu ngưng trệ. Thậm chí đơn hàng từ Mỹ đã lên kế hoạch trước tết, trước một ngày nhận cọc thì khách hàng báo ngưng… Tình thế thực sự khó khăn, quá đột ngột. Mọi thứ dừng lại quá đột ngột khiến mình trở tay không kịp. Rồi cơ duyên đến, phối hợp cùng người bạn học, chúng tôi quyết định chuyển hướng chuyên làm khẩu trang vải xuất khẩu. Mọi thủ tục đăng ký kiểm định được ráo riết chuẩn bị trong thời gian rất ngắn, do khi chúng tôi bước chân vào lĩnh vực này (tháng 3.2020) đã có rất nhiều công ty nhảy vào rồi. Thế nhưng, đã quyết phải làm, mà làm khẩu trang vải xuất khẩu, thị trường lớn hơn chứ trong nước khẩu trang vải đã bão hòa. Công ty đến nay đã sản xuất hơn 10 triệu chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn, kháng giọt bắn xuất khẩu đi Mỹ, Canada, châu Âu (Pháp, Đức, Bỉ...), Trung Đông, Singapore, Nhật Bản... và nhiều quốc gia khác. Thị trường chính vẫn là Mỹ, châu Âu, Trung Đông và tiếp tục mở rộng thị trường. Trong quá trình chuyển hướng, chúng tôi cũng mời các chuyên gia của BSCI (tổ chức đánh giá trách nhiệm xã hội) hỗ trợ để được cấp chứng nhận quốc tế. Điều này rất quan trọng để DN đĩnh đạc bước chân ra thế giới, tiếp cận khách hàng tốt hơn. Ông Phạm Quang Anh (Tổng giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Dony) |
Hay như Công ty TNHH vật tư y tế Sen Việt có dây chuyền làm khẩu trang y tế được nhập khẩu từ Hàn Quốc, nhưng trước nhu cầu quá lớn, công ty đã mày mò nghiên cứu tự phát triển quy mô từ vài dây chuyền sản xuất ban đầu lên quy mô 40 dây chuyền làm khẩu trang y tế, hiện DN này đang nắm hơn 12% sản lượng khẩu trang y tế của cả nước.
Không chỉ với ngành sản xuất, trong đại dịch, ngành kinh doanh dịch vụ chịu nhiều ảnh hưởng và thời gian kéo dài nhất. Nhân viên làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn bị thất nghiệp khá nhiều. Đặc biệt, với lĩnh vực kinh doanh như karaoke, bar, du lịch, thời gian của người lao động “ngồi chơi” nhiều hơn do lệnh ngưng hoạt động kinh doanh loại hình dịch vụ này sớm nhất.
Trước tình thế đó, Tập đoàn Kingdom (đơn vị sở hữu chuỗi quán Kingdom Karaoke, Kingdom Beer, nhà hàng Cheer House, bar Yolo Pub & Café… tại TP.HCM) đã tổ chức bán cơm trưa văn phòng tại một vài địa điểm cho “nhân viên có việc làm”. Ông Tạ Quang Hùng, Giám đốc quản lý Kingdom, cho biết việc chuyển từ phục vụ karaoke sang đồ ăn bước đầu gặp nhiều khó khăn, do nhân viên lúng túng chưa quen, nhưng đó là giải pháp tình thế giúp trang trải phần nào hoạt động tại các chi nhánh. Quan trọng là nhân viên có việc làm và việc này vẫn được duy trì kể cả sau khi karaoke được hoạt động trở lại.
Nhiều doanh nghiệp kịp thời chuyển hướng sản xuất khẩu trang xuất khẩu Ảnh: Nguyên Nga
|
Chỉ thay đổi mới tồn tại
Những DN nhỏ, hộ kinh doanh gia đình, ngay trong khó khăn bởi Covid-19, hàng sản xuất không ai mua, cũng có 101 cách để “chạy” hàng đáng trân trọng.
Theo cuộc khảo sát thực hiện với 1.000 DN nhỏ và vừa trong khu vực ASEAN, do Ngân hàng UOB và các tổ chức Accenture và Dun & Bradstreet thực hiện, được công bố ngày 21.8, cho thấy cách thức các DN thích ứng với môi trường kinh doanh đang biến động mạnh vì dịch bệnh. Trong đó, số DN Việt trì hoãn kế hoạch mở rộng đầu tư trong năm nay lại chiếm tỷ lệ thấp nhất trong khu vực (47%), trong khi các nước đều trên ngưỡng 50%.
Biết chọn cơ hội cho mình Covid-19 khiến chính DN thấm thía biết khó khăn thế nào, nhiều hơn chúng tôi. Trong đại dịch, thách thức nhiều, nhưng tôi muốn nói cả cơ hội lẫn thách thức không chia đều cho tất cả. Thách thức lớn nhất là biết chọn cơ hội cho mình và chọn thế nào là khả năng và tầm nhìn của DN. Một DN ngành thép cho tôi hay là doanh số họ tăng mạnh, DN xuất khẩu giày ở Hà Nội cũng báo tăng, DN kinh doanh cà phê vẫn khai trương quán ngay trong đại dịch… Nói như vậy để thấy có sự thay đổi lớn về cơ cấu, khó khăn không giống nhau nhưng những DN biết uyển chuyển thay đổi, đã tìm thấy cơ hội rất đáng ghi nhận và tham khảo học hỏi. Thủ tướng nói chúng ta dựa vào cỗ xe tam mã để vượt Covid-19 và phục hồi, trong đó, xuất khẩu rất quan trọng. 8 tháng đầu năm, trong bối cảnh chống chọi với dịch bệnh, xuất khẩu VN sang hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc đều tăng tốt. Việc tái cơ cấu thị trường, đầu vào đầu ra nương theo các hiệp định thương mại tự do là rất quan trọng, song DN cần chú trọng thị trường trong nước, thay đổi để giành thị phần trong nước. Thế nên, nếu nói gói giải cứu thứ nhất để DN và một số đối tượng yếu thế trong xã hội tồn tại, gói thứ 2 không còn là phao mà là khí thở để giúp DN vươn lên. TS Trần Du Lịch (Chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng) |
Đáng lưu ý, khảo sát về sự hài lòng của DN trong những biện pháp làm giảm nhẹ thiệt hại bởi Covid-19 của Chính phủ mình, DN VN cho biết mức độ hài lòng cách chống Covid-19 của Chính phủ lên đến 68%, trong khi DN Thái Lan là 47%, Indonesia 45%... Báo cáo cũng ghi nhận DN VN xếp thứ 3 khu vực về đầu tư công nghệ để hồi phục, sau Thái Lan và Indonesia...
Quan trọng là phải có doanh thu, phải hoạt động, không thể đứng yên bỏ cuộc! Ông Lê Quang Hậu, chủ cơ sở sản xuất nem chả Quang Hậu (Q.Tân Phú, TP.HCM) - người từng tự nhận mình thuộc tuýp nhà kinh doanh “bảo thủ”, cho biết cơ sở của ông chỉ chuyên làm chả Huế, chả bò loại 500 gr/cây. Ngày thường, khách đặt hàng loại chả cây nhỏ, ông lắc đầu vì cho rằng chế biến khó an toàn vì hàng không có chất bảo quản, không thể hút chân không cho từng cây chả nhỏ. Dịch đến, doanh số mua sỉ giảm một nửa, các quán bún bò cũng giảm lấy hàng. Tái dịch lần 2, lại phải tạm ngưng sản xuất trong khi lương nhân viên và thuê mặt bằng vẫn trả đủ, ông Hậu quyết định đầu tư máy làm chả bò viên hấp và đóng gói hút chân không để bán vào bếp ăn tập thể.
Cơ sở của ông Hậu không có cửa hàng bán lẻ, đích thân ông chạy giao hàng tận nơi cho khách. Ông nói, phải thay đổi mới tồn tại được, thời buổi này làm ăn không thay đổi theo thời cuộc là “chết”.
Không chỉ thay đổi mô hình sản xuất, nhiều DN thay đổi mô hình kinh doanh. Ông Lâm Văn Nam, Giám đốc Công ty TNHH Bảo Minh An - chuyên bán sỉ các loại thịt đông lạnh nhập khẩu, cho biết trong đại dịch, công ty này mở cửa hàng ngay tại văn phòng, tăng bán lẻ hàng qua Facebook (NASDAQ:FB). Ông nói, khách hàng mua sỉ của bếp ăn tập thể không có, người mua lẻ không biết hàng của mình. Nhờ mạng xã hội, quảng bá giới thiệu, đưa hình ảnh, giá cả rõ ràng, sẵn sàng giao tận nhà dù đơn hàng chỉ 1 kg đã giúp tăng lượng khách. Tuy nhiên, cũng cần có cửa hàng bán lẻ để các bà nội trợ biết đến mua, trong khi đi thuê mặt bằng lúc đại dịch là điều khó khăn, nên ông Nam tận dụng ngay văn phòng nhỏ của công ty để bán hàng.
Ông Nam cho biết đến nay, mô hình bán lẻ của Bảo Minh An khá thành công và công ty đã mở thêm cửa hàng tại Q.Tân Bình, dự kiến mở rộng khoảng 4 điểm bán lẻ tại khu vực TP.HCM.
PGS-TS Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển DN, nhấn mạnh yếu tố thích nghi, thích ứng với hoàn cảnh của DN Việt rất cao. “Thích ứng cao nên phải thay đổi. Trong giai đoạn này, DN cần khoảng lặng để nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng cho những trận “bão táp” có thể có trong tương lai. Quan sát của tôi cho thấy, những DN tồn tại trong “bão” Covid-19 thường có yếu tố nhanh nhạy,
thích ứng với thời cuộc rất lớn. Chẳng hạn, trong khi DN da giày này báo tồn kho hàng trăm ngàn đôi giày xuất đi châu Âu, vì đơn hàng hoãn đến sang năm, nhưng lại có công ty giày quay lại thị trường nội địa rất thành công. Công ty TNHH da giày xuất khẩu Thành Phát trước tháng 3.2020, tiêu thụ trong nước chiếm 60%, 40% là xuất khẩu. Thế nhưng, khi thị trường xuất khẩu giảm mạnh, thị phần trong nước của DN tăng lên 90 - 95%. Kết quả ngay trong tháng 4 cả nước cách ly toàn xã hội, gần 1.400 công nhân của công ty vẫn đi làm đều. Tính hết tháng 7, doanh thu của công ty đạt 120 tỉ đồng”, ông Nam nói.
Ông đánh giá: “Đây là thời cơ vàng để thay đổi. Thay đổi từ cách tiếp cận thị trường, phân khúc. Muốn vậy phải có hệ thống quản lý thật tốt, chuyên nghiệp đủ để cạnh tranh. Chúng ta hay nói hàng nội địa của Trung Quốc sản xuất đại trà sao đẹp thế, cũng sắc sảo thế mà giá thành thấp thế? Vì họ có hệ thống quản trị sản xuất tốt, cho năng suất cao và ít lỗi trong quá trình vận hành. Khi chưa có dịch, để thuyết phục DN xây dựng hệ thống quản lý theo ISO, đa số bảo bận, không theo được, không thể… Nay nếu có điều kiện, tôi khuyên DN hãy cố gắng cùng các tổ chức đánh giá lại năng lực, rà soát lại và nâng cấp, thay đổi, bổ sung thế nào.
Chi phí cho những chương trình rà soát để được cấp ISO theo tôi biết khoảng 100 - 150 triệu đồng và đều do Chính phủ hỗ trợ không phải bằng tiền mặt, đó là chi phí cho chuyên gia tham gia hỗ trợ DN tái cấu trúc…”
Nguyên Nga