Với thị trường Việt Nam, theo nhận định từ các chuyên gia, giá vàng trong nước đang không liên thông với quốc tế nên sẽ có những lúc lệch pha khó đỡ. Tài chính Ngân hàngChuyên gia: Hạn chế nhập khẩu vàng là nguyên nhân chính khiến giá vàng trong nước 'lệch pha' thế giớiKhúc Văn • 06/03/2024 21:56Với thị trường Việt Nam, theo nhận định từ các chuyên gia, giá vàng trong nước đang không liên thông với quốc tế nên sẽ có những lúc lệch pha khó đỡ.
Các ngân hàng Trung ương tích cực mua vàng - động lực thúc đẩy giá vàng năm 2024
Nhìn lại năm 2023, đối vớithị trường vàngđã liên tục ghi nhận mức tăng giá kỷ lục, cùng nhiều dự báo nhiều dự báo đà tăng giá sẽ còn kéo qua năm 2024.
Hiện, giá vàng tiếp tục đứng vững ở mốc trên 2.030 USD/ounce trong 2 tháng đầu năm nay đã phần nào minh chứng cho các dự báo trên. Mới đây nhất, các nhà phân tích tại Citibank cũng cho rằng, giá vàng có thể tăng lên mức 3.000 USD/ounce trong 12-18 tháng tới.
Giá vàng tiếp tục đứng vững ở mốc trên 2.030 USD/ounce trong 2 tháng đầu năm nay đã phần nào minh chứng cho các dự báo trên |
>>Giá vàng thế giới phá vỡ đỉnh lịch sử, một loại tài sản vọt lên 1.345 tỷ USD
Theo ông Shaokai Fan, động lực thúc đẩy giá vàng tăng cao đến từ lực mua ròng mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là trong 2 năm vừa qua.
Cụ thể, dự trữ vàng của khối ngân hàng Trung ương tăng thêm 1.000 tấn trong năm thứ 2 liên tiếp. Năm 2023 là năm ghi nhận cao thứ 2 về nhu cầu vàng của của khối ngân hàng trung ương với 1.037 tấn, chỉ giảm 45 tấn so với năm 2022.
“Năm 2024, chúng tôi cho rằng, khối ngân hàng Trung ương tiếp tục mua vàng do chính sách tiền tệ có xu hướng nới lỏng ở các quốc gia. Đây vẫn là yếu tố thúc đẩy giá vàng thời gian tới”, ông Shaokai Fan nhận định.
Đồng thời, ông Shaokai Fan cũng chấn an trước những lo ngại về yếu tố khiến xu hướng này bị đảo ngược: “Theo tôi, xu hướng mua ròng này chỉ đảo ngược khi xảy ra khủng hoảng tài chính quy mô lớn, buộc ngân hàng Trung ương các nước buộc phải bán vàng dự trữ. Tuy nhiên, khả năng này khó xảy ra”.
Bên cạnh đó, theo vị chuyên gia này, giá vàng tăng cao còn bắt nguồn từ cuộc chiến Nga - Ukraine, xung đột Israel - Hamas, lạm phát gia tăng cũng như sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc.
Báo cáo của WGC cho thấy, ngân hàng nhà nước Trung Quốc là đơn vị mua vàng lớn nhất với 225 tấn vào năm ngoái, nâng lượng dự trữ lên 2.235 tấn. Chuyên gia cho rằng, khi thấy ngân hàng nhà nước có xu hướng trữ vàng, người dân cũng coi đây là kênh đầu tư hấp dẫn. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc khiến nhiều nhà đầu tư hướng tới vàng.
Ngoài ra, theo WGC, Trung Quốc đã soán ngôi Ấn Độ trở thành nước mua vàng trang sức lớn nhất thế giới vào năm 2023. Người dân nước này mua 603 tấn vàng trang sức trong năm ngoái, tăng 10% so với năm trước. Điều này đến từ việc các đám cưới được tổ chức liên tục sau khi trì hoãn do đại dịch.
>>Giá vàng nhẫn bất ngờ giảm, ngược chiều vàng miếng
Cần cho phép nhập khẩu vàng
Với thị trường Việt Nam, theo nhận định từ các chuyên gia, giá vàng trong nước đang không liên thông với quốc tế nên sẽ có những lúc lệch pha khó đỡ.
Theo nhận định từ ông Shaokai Fan, chính sách hạn chế nhập khẩu vàng là nguyên nhân chính khiến giá vàng trong nước chênh lệch lớn với giá vàng thế giới.
Với thị trường Việt Nam, theo nhận định từ các chuyên gia, giá vàng trong nước đang không liên thông với quốc tế nên sẽ có những lúc lệch pha khó đỡ. |
“Bất kỳ quy định mới nào cho phép nhập khẩu vàng cũng sẽ giúp kéo giảm khoảng cách chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư”, Giám đốc Ngân hàng Trung ương Toàn cầu cho biết.
Vị chuyên gia này cũng khẳng định, nếu Việt Nam cho phép tự do nhập khẩu vàng thì thời kỳ “vàng hoá” nền kinh tế cũng không còn là mối lo ngại của Việt Nam. Do vị thế kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay đã khác rất nhiều 15 năm trước.
Theo đó, điều quan trọng là Việt Nam cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì lòng tin vào đồng nội tệ. Chừng nào nền kinh tế vẫn tăng trưởng, đồng nội tệ vẫn ổn định thì sẽ không có nguy cơ vàng hóa.
Ở một khía cạnh khác liên quan đó là mô hình sàn vàng hiện đã phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, theo các chuyên gia, việc xây dựng sàn giao dịch vàng là rất cần thiết khi dễ dàng liên thông thị trường vàng trong nước và thế giới, không nhất thiết phải nhập khẩu việc đó tạo ra cân bằng giá với thị trường giao dịch thế giới. Song, hệ lụy của mô hình sàn vàng giai đoạn trước đây có lẽ đã khiến các cơ quan quản lý lo ngại.
Đánh giá về việc này, ông Shaokai Fan cho hay, trước khi Nghị định 24 ra đời, hoạt động của một số sàn vàng chui đã gây ra hệ lụy lớn cho nền kinh tế, hoạt động đầu cơ vàng qua các sàn này khiến các cơ quan quản lý lo ngại.
Tuy nhiên, một khi coi vàng là sản phẩm tài chính thì sẽ có nhiều cách khác nhau để quản lý.
Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển về việc coi vàng như sản phẩm tài chính có thể dẫn tới hành vi đầu cơ nào để từ đó nhận diện, đưa ra các giải pháp để ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro, vận hành thị trường vàng hiệu quả.