Cảnh báo lạm phát quá mơ hồ, coi chừng triệt tiêu động lực tăng trưởng

Ngày đăng 22:00 22/11/2021
Cảnh báo lạm phát quá mơ hồ, coi chừng triệt tiêu động lực tăng trưởng

Vietstock - Cảnh báo lạm phát quá mơ hồ, coi chừng triệt tiêu động lực tăng trưởng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Mỹ, Anh và khu vực đồng euro lần lượt tăng 0,9%,  1,1%, và 0,7%. Nếu những thay đổi giá như thế vẫn duy trì trong 1 năm, lạm phát sẽ cực cao, trên 10%/năm.

Hiện tại, lạm phát toàn cầu đang trở thành chương trình nghị sự hàng đầu ở các nước phát triển. Đến mức đã hình thành 2 trường phái. Trường phái thứ nhất - của “đội tạm thời”, cho rằng lạm phát chỉ là nhất thời do những đứt gãy trong chuỗi cung ứng rơi đúng vào thời điểm kinh tế toàn cầu đang hồi phục, đến giữa năm 2022, rồi lạm phát sẽ tự động dịu đi.

Trường phái thứ hai - của “đội thường xuyên”, cho rằng lạm phát sẽ kéo dài, trở thành vĩnh viễn.

Với các dữ liệu lạm phát tháng 10, nhiều “Fan hâm mộ” toàn cầu, không ít trong số đó đến từ Việt Nam, tự tin tuyên bố “đội thường xuyên” chiến thắng. Tuy nhiên vấn đề là trận đấu chỉ mới hết hiệp 1. Còn cả hiệp 2 phía trước, mọi thứ có thể đảo ngược.

Ngay lúc này, nếu vị chỉ huy quá vội vã tuyên bố sức ép lạm phát năm 2022 rất lớn, trận đấu xem như đã kết thúc dù chỉ mới bắt đầu, binh sĩ (doanh nghiệp) buông súng đầu hàng. Gita Gopinath, kinh tế trưởng của IMF, nhấn mạnh: “Các ngân hàng trung ương đã đúng khi thận trọng trong phản ứng với lạm phát cao”.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước, với sự cảnh giác cao độ, đã phát tín hiệu sức ép lạm phát năm 2022 rất lớn. Thực ra CPI năm 2021 dự báo rất thấp, chỉ khoảng 2%, nhưng với tất cả sự thận trọng, cảnh báo từ xa luôn là đức tính quý, nhất là đối với một ngân hàng trung ương.

Nhưng cũng nên tinh tế trong phát tín hiệu, tránh gây hiểu lầm khi đem câu chuyện về cuộc đấu giữa 2 đội “thường xuyên” và “tạm thời” ở các nước phát triển, rồi đưa vào một sân chơi có đặc thù riêng ở nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Cần phải nhận diện rõ bản chất câu chuyện toàn cầu để phát tín hiệu khoa học và thuyết phục vào bối cảnh Việt Nam. Nên biết rằng, “đội thường xuyên”, trong khi phản đối, vẫn đồng tình với “đội tạm thời” về việc giá năng lượng, chi phí logistics tăng cao cũng chỉ là tạm thời.

Điều “đội thường xuyên” không nhất trí nằm ở chỗ, những yếu tố bất thường liên quan đến các gói kích thích kinh tế khổng lồ và khả năng tiền lương tăng cao sẽ là nhân tố đột phá, biến “tạm thời” trở thành “sẹo” vĩnh viễn.

Vậy các yếu tố đột phá này liệu có ở Việt Nam? Nếu không có những phân tích khoa học, việc cảnh báo quá trừu tượng liệu có cần thiết?

Để tránh nguy cơ lạm phát, Chính phủ có thể cân nhắc khả năng triển khai chính sách “kích cầu từ phía cung”, thay vì vừa kích cầu lẫn kích cung trên diện rộng. Luận điểm chính của chính sách này là trong giai đoạn đầu của gói kích thích kinh tế, trọng tâm đặt vào các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng hóa tuyến đầu trong lĩnh vực y tế (dịch bệnh diễn biến phức tạp) và thiết yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có sức lan tỏa mạnh đến nền kinh tế.

Nói rộng ra, nếu các nguồn cung ứng thiết yếu được giải phóng khỏi nút thắt cổ chai, thử hỏi ngã đường nào dẫn đến lạm phát?

Lạm phát, suy cho cùng do nhiều tiền chạy theo ít hàng hóa. Nay với luận điểm “kích cầu từ phía cung”: nhiều hàng hóa từ chuỗi cung ứng thượng nguồn sẽ đuổi theo với chỉ một số lượng tiền ít hơn ở hạ nguồn. Kèm theo đó, nếu Ngân hàng Nhà nước đặt ra các chính sách tạo kênh dẫn vốn hiệu quả đến nền kinh tế thực, lạm phát, nếu có, hoàn toàn có thể được kiểm soát.

Ẩn dụ cuộc đấu giữa 2 “đội thường xuyên” và “đội tạm thời” ở sân chơi quốc tế như thể chúng đang diễn ra ở Việt Nam bằng việc cảnh báo thiếu rõ ràng về khả năng thắt chặt tiền tệ, có thể khiến các đại biểu Quốc hội, các bộ ngành ngại trách nhiệm, chùn tay và do đó cắt giảm đáng kể quy mô gói kích thích tài khóa tiền tệ đang được bàn thảo.

Đáng lo nhất, các doanh nghiệp thượng nguồn chuỗi cung ứng, vốn rất phấn khởi ngóng chờ các gói kích thích kinh tế sắp tới, đang dự định lên kế hoạch đầu tư, nay bỗng dưng bị ám ảnh bởi “bóng ma” lãi suất tăng đột ngột, sẽ đình chỉ hoặc trì hoãn quyết định đầu tư. Lúc đó, mọi động lực tăng trưởng vừa chớm nở ngay lập tức bị dập tắt.

GS.TS TRẦN NGỌC THƠ

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.