Hiện nay, Việt Nam vẫn đang chủ trương tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh các biện pháp tài khoá. Trong bối cảnh kinh tế thế giới gọi là suy thoái, lạm phát tăng lên, Việt Nam là nước và có quan hệ xuất nhập khẩu với nhiều nước trên thế giới thì chắc chắn doanh nghiệp nào cũng sẽ bị ảnh hưởng và ngân sách Nhà nước cũng bị ảnh hưởng.
Hiện nay, Việt Nam đang thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bằng giãn, hoãn các nghĩa vụ thuế, phí. Hiệu quả của nhóm chính sách này là đã giúp làm giảm gánh nặng, chi phí cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn.
Phân tích về lãi suất, ĐBQH Hoàng Văn Cường cho hay, Việt Nam phải căn cứ vào thị trường thế giới để điều hành chính sách trong nước. Khi nào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không nâng lãi suất nữa, tỷ giá, cung cầu tiền tệ ổn định, không nhất thiết phải thu hút tiền nhàn rỗi trong Nhân dân nữa thì có thể giảm dần lãi suất xuống.
Tăng lãi suất sẽ hạn chế được dòng tiền vào lĩnh vực đầu cơ và đầu tư chậm dù không mang lại kết quả ngay song, nếu tăng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và quá trình phục hồi, đại biểu Cường nhấn mạnh.
Hiện nay, Việt Nam đang thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bằng giãn, hoãn các nghĩa vụ thuế, phí. Hiệu quả của nhóm chính sách này là đã giúp làm giảm gánh nặng, chi phí cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn.
Đặc biệt, Nghị quyết 43 của Quốc hội về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế 2022-2023 cho phép dùng ngân sách hỗ trợ 2% lãi suất tiền vay cho những nhóm ngành được ưu tiên hướng vào mục tiêu phục hồi kinh tế.
ĐBQH Hoàng Văn Cường, tất cả những giải pháp Việt Nam đưa ra đều nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu lạm phát, tỷ giá tăng lên, đồng tiền mất giá thì nhà đầu tư sẽ không được hưởng lợi, sản xuất sẽ bị thu hẹp lại. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế.
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang chủ trương tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh các biện pháp tài khoá để hỗ trợ doanh nghiệp như giãn, hoãn thuế, phí, cấp bù lãi suất.
Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, đại biểu cho rằng, chính sách tài khoá đang có một thuận lợi là chúng ta đang duy trì được mức nợ công khá thấp, khoảng 43 – 44% GDP, so với trần cho phép là 60% GDP.
Như vậy, Việt Nam còn dư địa để sử dụng bội chi nhiều hơn, nghĩa là hướng đến không thu nhiều của doanh nghiệp mà ngược lại vẫn còn ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn. Chính sách tài khoá vẫn là điểm cốt yếu cho điều hành và ổn định nền kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay, đại biểu Cường nhìn nhận.