Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 5 chính sách phục hồi kinh tế - xã hội

Ngày đăng 20:24 24/11/2021
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 5 chính sách phục hồi kinh tế - xã hội

Vietstock - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 5 chính sách phục hồi kinh tế - xã hội

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6% trong năm 2022 và cao hơn trong năm 2023 nếu các chính sách phục hồi kinh tế – xã hội được thực hiện nhanh và hiệu quả, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Giải pháp ngắn hạn và chính sách căn cơ trong dài hạn

Chia sẻ với báo chí chiều – tối hôm qua (23-11), ông Trần Quốc Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) – cho biết cơ quan này đã hoàn thành báo cáo về chương trình phục hồi kinh tế – xã hội và trình Chính phủ cho ý kiến thông qua với 5 chính sách chính.

Ông Trần Quốc Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư. Ảnh: Bộ KHĐT cung cấp.

Thứ nhất, chính sách về phòng, chống dịch Covid-19 với nội dung chính là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Về ngắn hạn, ông Phương cho biết các Bộ, ngành, địa phương cần thực hiện loạt giải pháp về tiêm chủng vaccine, xét nghiệm, điều trị. “Tất cả đều cần kinh phí và sẽ được thể hiện trong chính sách về tài khoá – tiền tệ”, ông Phương nói.

Về dài hạn, Chính phủ sẽ tập trung phải nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế dự phòng và y tế cơ sở. Cụ thể, mạng lưới y tế cơ sở sẽ hướng tới mục tiêu nâng cao năng phát hiện người nhiễm bệnh và ứng xử ban đầu với bệnh nhân. Còn các cơ sở y tế tuyến trên sẽ tập trung điều trị các bệnh nhân nặng để giảm tối đa số tử vong do Covid-19. “Nếu không phòng, chống dịch hiệu quả thì không thể thích ứng an toàn”, ông Phương nhấn mạnh.

Thứ hai, chính sách an sinh xã hội nhằm đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội. Theo đó, đối tượng điều chỉnh của các chính sách sẽ được mở rộng, trong đó có các đối tượng như công nhân trong các khu công nghiệp với mục tiêu chính là giữ chân lao động, thu hút động trở lại nơi làm việc. Đồng thời, bảo đảm người lao động tại các trung tâm kinh tế có điều kiện sinh hoạt, ăn, ở, gắn bó lâu dài.

Để thực hiện chính sách này, ông Phương cho biết sẽ xây dựng cơ chế phát triển, quản lý, vận hành, bán hoặc cho thuê nhà ở với giá ưu đãi. Đồng thời, bố trí nguồn tài chính hỗ trợ hai đầu cho người mua nhà và đơn vị đầu tư, xây dựng. “Tất cả để có một sản phẩm đầu ra tối ưu nhất cho người lao động, đặc biệt là công nhân”, ông Phương nói.

Cũng theo ông Phương, các Bộ, ngành, địa phương sẽ có một số giải pháp tiền tệ như cho vay ưu đãi với học sinh, sinh viên, cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học. “Quan điểm chính của chính sách này gắn quan điểm tổng thể của đề án phục hồi, đó là phát triển kinh tế bền vững gắn với phát triển xã hội và con người. Trong đó, an sinh xã hội là trọng tâm trong phát triển bền vững”, ông Phương nói.

Ông Trần Quốc Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư. Ảnh: Bộ KHĐT cung cấp.

Thứ ba, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Chính sách này sẽ tập trung vào các giải pháp tài khoá như giãn, hoãn, giảm thuế, phí, lệ phí. Ngoài ra, các chính chính sách tiền tệ như cho vay ưu đãi thông qua công cụ hỗ trợ lãi suất cũng được triển khai để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp.

Thứ tư, chính sách kích cầu đầu tư công. Ông Phương cho biết chính sách có ý nghĩa kép – kích thích chi tiêu đầu tư công nhất thời để kích thích tăng trưởng ngắn hạn và hỗ trợ tăng trưởng giai đoạn 2026 – 2030.

Theo đó, Chính phủ sẽ tập trung phát triển các hạ tầng lớn có khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời, hoàn thành xây dựng cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2.

Thứ năm, chính sách quản lý điều hành để bảo đảm cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát và rủi ro. Theo ông Phương, nội hàm của chính sách này là cải cách thủ tục hành chính để thúc đẩy đầu tư ngoài nhà nước – chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.

“Nhà đầu tư tư nhân hoặc nước ngoài sẽ cảm thấy ngại và từ chối đầu tư, huỷ dự án vì có quá nhiều thủ thủ tục. Để thay đổi việc này cần quyết tâm thay đổi rất lớn của các Bộ, ngành”, ông Phương nói.

Theo kịch bản của Bộ KHĐT, nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2022 và cao hơn trong năm 2023 nếu các chính sách phục hồi kinh tế – xã hội được thực hiện nhanh.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết kỳ họp bất thường của Quốc hội dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 12-2021 hoặc đầu tháng 1-2022 để xem xét 5 nội dung quan trọng, trong đó có đề án xây dựng cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Ông Phương cho biết những chính sách này đã tạo ra nhiều tác động tích cực với doanh nghiệp khi tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp mới trong tháng 10-2021 cao hơn 2 lần so với tháng 9, 10. Ngoài ra, các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu cũng ghi nhận mức tăng trưởng khá.

Ba nút thắt cần tháo gỡ

Để các chính sách hỗ trợ đạt hiệu quả tối đa, Thứ trưởng Bộ KHĐT cho rằng cần cải thiện 3 yếu tố gồm: cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, nguồn lực hỗ trợ.

Với cơ chế chính sách, ông Phương cho rằng cần tiếp tục đổi mới luật pháp theo hướng sửa đổi các quy định, điều kiện kinh doanh bất hợp lý giúp doanh nghiệp, người dân có thêm nguồn lực để phát triển sản xuất – kinh doanh.

“Để sửa đổi một quy định mất rất nhiều thời gian, đó là chưa tính thời gian quy định đi vào cuộc sống. Nhưng giải pháp này có thể hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong dài hạn”, ông Phương phân tích.

Với thủ tục hành chính, cần cắt giảm các thủ tục không cần thiết để giảm chi phí tuân thủ doanh nghiệp.

Về nguồn lực, các Bộ, ngành, địa phương có thể tạo nguồn tài chính rẻ hơn cho các giải pháp hỗ trợ gồm: triển khai các gói tín dụng với lãi suất thấp; kéo dài thời hạn trả nợ; không chuyển nhóm nợ với khách hàng; tiếp tục giãn, hoãn nộp các khoản thuế, phí.

Về phía các doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ KHĐT cho rằng các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu trong bối cảnh tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam vẫn ở mức thấp.

“Doanh nghiệp không có thị trường thì dù có vốn, cơ chế thông thoáng cũng không thể phát triển vì hàng hoá sản xuất ra không bán được”, ông Phương lý giải.

Hoàng Thắng

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.