Sacombank: Chuyển mình từ gánh nặng sáp nhập

Ngày đăng 15:14 06/03/2019
Cập nhật 08:28 07/03/2019
Sacombank: Chuyển mình từ gánh nặng sáp nhập
CTG
-

Vietstock - Sacombank: Chuyển mình từ gánh nặng sáp nhập

Đâu là yếu tố giúp Sacombank vực dậy từ những năm khủng hoảng hậu sáp nhập với Southern Bank?

Cuộc bắt tay giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) và Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) từng là một trong những thương vụ sáp nhập đình đám cách đây vài năm. Bởi lẽ, sau sáp nhập, ngoài mạng lưới mở rộng thì tỷ lệ nợ xấu tăng cao và hầu như tất cả chỉ tiêu của Sacombank đều đi lùi. Giờ đây, Sacombank đã vực dậy sau hơn 1.5 năm tái cơ cấu và bắt đầu gặt hái những thành quả nhất định.

Tại thời điểm sáp nhập, Sacombank trở thành 1 trong 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 297,184 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt gần 24,506 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 18,853 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động lên đến 563 điểm giao dịch trên toàn quốc và 2 nước Lào, Campuchia; tổng số cán bộ nhân viên là 15,510 người.

Vấn đề hầu như ai cũng thấy là Sacombank chỉ “cồng kềnh” thêm sau sáp nhập và có hàng loạt các vấn đề đã đẩy lùi Sacombank vào thời điểm đó.

2 năm sau sáp nhập, Sacombank không hề chi trả cổ tức cho cổ đông. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Sacombank, cho biết hai năm sau khi sáp nhập Phương Nam vào Sacombank, ngân hàng trình đề án tái cơ cấu sau sáp nhập, và tháng 6/2017 mới được thông qua và Ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải trích lập dự phòng.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Sacombank giai đoạn 2013 – 2018 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Nợ xấu từ Southern Bank không chỉ làm giảm hiệu quả kinh doanh tín dụng, mà còn làm giảm lợi nhuận của Sacombank, ảnh hưởng trực tiếp thông qua việc Sacombank phải tăng trích lập dự phòng.

Cụ thể, ngay năm đầu tiên sáp nhập, chi phí dự phòng trích lập đã “bào mòn” 72% lợi nhuận năm 2015 của Sacombank. Đến năm 2016, mặc dù lợi nhuận thuần ghi nhận chỉ 852 tỷ đồng, nhưng con số trích lập dự phòng đã chiếm 82%, ghi nhận 696 tỷ đồng. Đến năm 2017 và 2018, lợi nhuận thuần tăng cao, xử lý được một phần nợ xấu, con số trích lập dự phòng rủi ro cũng giảm dần còn lần lượt 35% và 41% lợi nhuận thuần.

Để thực hiện quá trình tái cơ cấu, Sacombank đã tập trung vào xử lý nợ xấu, quản trị điều hành, cơ cấu lại nhân sự và đẩy mạnh kinh doanh. Cũng tại ĐHĐCĐ 2017, ông Dương Công Minh khẳng định 60,000 tỷ đồng nợ xấu của Sacombank chủ yếu là bất động sản nên có tài sản và không sợ bị mất vốn.

Lợi nhuận bắt đầu hồi phục

LNST của Sacombank giai đoạn 2013 - 2018 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Trước sáp nhập, Sacombank luôn nằm trong Top 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống. Ấy vậy, ngay từ năm đầu sau khi Southern Bank sáp nhập vào Sacombank, lợi nhuận của Ngân hàng này đã liên tục sụt giảm (năm 2015 giảm 70% và 2016 giảm 86%).

Một số chỉ tiêu KQKD Sacombank giai đoạn 2013 - 2018 (Đvt: Tỷ đồng, %)
Nguồn: VietstockFinance

Rồi 2 năm trở lại đây, sau khi Ban lãnh đạo Ngân hàng bắt tay mạnh vào việc tái cấu trúc, kết quả kinh doanh của Sacombank đã tăng trưởng trở lại. Thu nhập chính từ lãi đã tăng trưởng trở lại vào năm 2017 (+31%) và 2018 (+45%) kể từ năm khủng hoảng 2016 (-39%).

Lãi ròng của Sacombank trong giai đoạn 2014 – 2018 tạo thành một hình cung Parabol hoàn mỹ tạo đáy ở năm thứ 2 sau khi sáp nhập (2016). Và sau khi tái cơ cấu, Sacombank đang dần trở lại đường đua khi lãi năm 2017 (1,000 tỷ đồng) gấp 11 lần đáy 2016 (89 tỷ đồng). Và đến năm 2018 lãi ròng vươn lên 1,790 tỷ đồng.

Tăng cường tài sản có sinh lãi

Năm 2018, tổng tài sản có sinh lãi đạt 349,279 tỷ đồng, tăng 13.18% và chiếm 86% trong tổng tài sản của ngân hàng, tăng nhẹ so với mức 84% năm 2017.

Sacombank đã liên tục đẩy mạnh cơ cấu lại tài sản có sinh lãi của mình trong những năm vừa qua. Từ sau năm 2015, các năm sau tỷ trọng tài sản có sinh lãi/tổng tài sản có tăng dần, cũ thể năm 2016 (chiếm 83%), năm 2017 (chiếm 84%), năm 2018 (chiếm 86%). Nguồn vốn được tăng cường tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi là cho vay khách hàng, nhờ đó, tỷ lệ cho vay khách hàng trong tổng tài sản có sinh lãi đã tăng từ 72.25% (năm 2017) lên mức 73.47% (năm 2018).

Cơ cấu tài sản sinh lãi của Sacombank giai đoạn 2013-2018 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

 

Cơ cấu tài sản sinh lãi Sacombank (Đvt:%)
Nguồn: VietstockFinance

Chuyển dịch sang cho vay ngắn hạn và dài hạn

Hoạt động cho vay khách hàng tính đến cuối năm 2018 ghi nhận 256,623 tỷ đồng, vượt nhẹ 2% so với kế hoạch năm, đồng thời tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng ở mức 3,523 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn vào giai đoạn 2013-2018, cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Sacombank có sự dịch chuyển từ kỳ hạn cho vay trung hạn và dài hạn sang cho vay ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm cơ cấu lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2016 (39%), năm 2017 (45%) và năm 2018 (48%). Cơ cấu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn giúp đảm bảo tốt khả năng thanh khoản của Sacombank, giảm thiểu rủi ro về nợ xấu.

Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Sacombank giai đoạn 2013 – 2018 (Đvt: %)
Nguồn: VietstockFinance

Kéo tỷ lệ nợ xấu từ trên 4% về 2.14%

Cơ cấu nợ xấu/dư nợ cho vay của Sacombank giai đoạn 2013-2018 (Đvt: Tỷ đồng, %)

Giải quyết nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu của Sacombank. Khi năm đầu tiên vừa sáp nhập, Sacombank đã nhận về khoản nợ xấu/dư nợ cho vay gấp 7 lần năm 2014. Đến năm 2016, con số này đẩy lên 13,745 tỷ đồng nợ xấu, gấp 1.3 lần năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay theo đó cũng tăng dần đều từ 1.2% (năm 2014) lên 5.85% (năm 2015) và 7% (năm 2016). Thế nhưng chỉ sau nửa năm tái cơ cấu, Sacombank đã kéo tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay xuống còn 4.73%.

Nỗ lực xử lý nợ xấu của Sacombank thể hiện rõ trong đầu tiên tái cơ cấu 2017, đã xử lý được hơn 19,660 tỷ đồng nợ xấu, trong đó có hơn 14,200 tỷ tự xử lý và thu hồi. Trong năm 2017, Sacombank đã xử lý được rất nhiều tài sản đảm bảo lớn, nhất là khoản 9,200 tỷ đồng từ dự án bất động sản Đức Hòa III là tài sản cầm cố của ông Trầm Bê.

Hơn 15,000 tỷ đồng trong số đó là thuộc Đề án tái cơ cấu. Tỷ lệ nợ xấu đầu năm 2017 là 7% tổng dư nợ, cuối năm 2017 đã giảm xuống còn 4.73%.

Sacombank được xem là “điểm sáng” nhất trong bức tranh nợ xấu ngân hàng năm 2018 khi đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 2.11%. Chưa dừng lại ở đó, STB còn dẫn đầu trong nhóm giảm nợ xấu khi giảm gần một nửa nợ xấu so với đầu năm, chỉ còn 5,427 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ nhóm 3 giảm 87%, nợ nhóm 4 giảm 50%, nhóm 5 giảm 41%.

Một số chỉ tiêu tài chính của Sacombank
Nguồn: VietstockFinance

“Thay máu” bộ máy lãnh đạo

Thời kỳ chuẩn bị sáp nhập SouthernBank, ông Kiều Hữu Dũng được bầu làm Chủ tịch HĐQT Sacombank thay cho ông Phạm Hữu Phú ĐHĐCĐ tổ chức vào tháng 3/2014. Và cũng chỉ đến ngày 22/03/2018, ông Dũng viết đơn từ nhiệm của thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021 theo nguyện vọng cá nhân.

Sau đó, vị trí đầu lĩnh của Sacombank nhường lại cho ông Dương Công Minh - nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam và nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank. Ban kiểm soát Sacombank nhiệm kỳ 2017-2021 của Sacombank cũng đón nhận thêm 3 thành viên mới đến từ Vietcombank (HM:CTG). Đồng thời, nhiều nhân sự cấp cao của Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) hiện cũng không còn nằm trong hàng ngũ Ban điều hành của Sacombank.

Tại ĐHĐCĐ năm 2017, 2 thành viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2017-2021 được bầu bổ sung, mới là bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng Giám đốc Ngân hàng, người còn lại là ông Nguyễn Văn Huynh. Ông Huynh từng có 10 năm công tác tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) trước khi gia nhập LienVietPostBank (LPB) trên cương vị cố vấn cao cấp (2008-2011) và Phó Chủ tịch HĐQT (2011- T3/2018).

Được biết, một trong những mục tiêu của Chủ tịch Dương Công Minh trong công cuộc tái cấu trúc Ngân hàng là kiện toàn bộ máy lãnh đạo và nhân sự.

Số lượng nhân viên tại Sacombank tăng lên đột biến vào thời điểm sáp nhập với SouthernBank, ghi nhận 16,485 nhân viên, tăng gần 31% so với trước sáp nhập. Tuy đến năm 2016, số lượng nhân viên có tăng, nhưng chỉ ở mức 3.6%. Ông Dương Công Minh từng chia sẻ, sau 2 năm sau sáp nhập, tỷ lệ nghỉ việc của Sacombank rất lớn, khoảng 35% vì lương và thu nhập chưa cạnh tranh. Nhân viên của Sacombank hiện đang tiếp tục bị các ngân hàng khác lôi kéo khá nhiều.

Và đến thời điểm cuối năm 2018, chỉ tăng 1.53% so với cùng kỳ năm 2017, ghi nhận mức 18,818 nhân viên.

Biến động số lượng nhân viên tại Sacombank giai đoạn 2013-2018 (Đvt: Nhân viên)
Nguồn: VietstockFinance

Cát Lam

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.