Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/người đang quá thấp?

Ngày đăng 16:02 27/11/2024
Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/người đang quá thấp?

Vietstock - Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/người đang quá thấp?

Đa phần các chuyên gia đều cho rằng mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng hiện nay đang quá thấp, cần nâng mức giảm trừ này lên cho phù hợp với mức sống của người dân hiện nay và có thể nghiên cứu đánh thuế theo khu vực sống.

Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế, TNCN).

Trong đó nêu rõ, thời gian qua có ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn còn thấp, nhưng cũng có ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay không thấp khi so sánh với mặt bằng chung về mức sống, thu nhập của người dân, nhiều người lao động đang có thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế. 

Để "bảo vệ" cho việc giữ nguyên mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng và 4.4 triệu đồng/người phụ thuộc như hiện nay, có ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế tại Việt Nam hiện gấp hơn 2 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người, cao hơn nhiều so với mức phổ biến mà các nước đang áp dụng.

Theo Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh hiện hành đã được áp dụng từ năm 2020 đến nay, cần phải rà soát, đánh giá lại để đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện mới.

Mức giảm trừ gia cảnh cụ thể cần được nghiên cứu, tính toán một cách kỹ lưỡng, đảm bảo cho phù hợp với sự biến động của giá cả cũng như sự gia tăng mức sống dân cư trong giai đoạn vừa qua cũng như dự báo cho thời gian tới.

“Mức giảm trừ “quá cao” sẽ làm mờ vai trò của chính sách thuế TNCN trong việc thực hiện các chức năng của sắc thuế này (đảm bảo công bằng xã hội và điều tiết thu nhập) và vô hình chung sẽ đưa chính sách thuế TNCN trở lại “chính sách thuế đối với người có thu nhập cao” như giai đoạn trước đây. Có thể cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ”, Bộ Tài chính đề xuất.

Cần thay đổi tư duy đánh thuế

PGS (HN:PGS).TS. Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế cho rằng nếu nói mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/người cao là đang không phù hợp thực tiễn.

Ở các nước như Singapore, người dân thu nhập bình quân đầu người 40,000-50,000 USD/năm, trong khi chỉ cần khoảng 20,000 USD là có thể sống tốt. Trong khi, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam quá thấp so với mức sống thực tế. Mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế ở mức 11 triệu đồng/tháng, nếu sống ở Hà Nội hay TPHCM với đủ khoản chi tiêu như thuê nhà, ăn ở, học hành, khám chữa bệnh... thì không đủ sống.

Ông Thịnh nhấn mạnh, mức giảm trừ gia cảnh đang quá thấp, cần phải tăng thêm. Ở những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, mức giảm trừ nên ở khoảng 16-18 triệu đồng/tháng trở lên.

Còn với người phụ thuộc, mức 4.4 triệu đồng/người phụ thuộc/tháng cũng không thể đủ được, ít nhất cũng phải để mức từ 5-7 triệu đồng trở lên.

Cần phải xem lại tư duy đánh thuế. Nếu thay đổi 20% so với mức lạm phát mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh là không đúng. Cách tính CPI, quan điểm tính, số liệu cập nhật chưa phải là tiêu chí chuẩn để làm cơ sở để tính được mức giảm trừ.

Khi tính toán mức giảm trừ gia cảnh phải dựa trên mức sống thực tế của người dân, mức sống của người dân hiện nay đã tăng lên, không thể so với mức sống năm 2011. Những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM… có mức khác với những tỉnh thành miền núi. Có thể căn cứ vào cách chia vùng hưởng lương khu vực để xác định mức giảm trừ phù hợp.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/người đang quá thấp, phải vào khoảng 15 triệu đồng/người.

Biểu thuế lũy tiến hiện tại đang áp dụng, có nghĩa là những người thu nhập cao đang phải đóng thuế rất nhiều, người thu nhập thấp đóng thuế ít hơn. Điều này làm cho những người thu nhập cao phải chịu gánh nặng gấp đôi vì thu nhập cao số tiền đóng thuế đã cao và mức thuế suất cũng cao. Trong khi nếu áp dụng thuế suất cho tất cả mọi loại thu nhập sẽ thể hiện sự công bằng. Chính vì thế, làm giảm động lực kiếm tiền nhiều của con người.

Cần đánh thuế theo khu vực 

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên cấp cao Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) cho rằng, mình phải so sánh với mức sống tối thiểu của người dân. Mức 11 triệu đồng/người có thể đủ sống, còn những tỉnh thành trực thuộc trung ương mức này khó sinh hoạt được. Theo nghiên cứu, một hộ gia đình bình quân ở TPHCM chi tiêu khoảng 40 triệu đồng/tháng. Nếu gia đình 2 vợ chồng, 2 con nhỏ thì chắc chắn theo mức giảm trừ gia cảnh chỉ hơn 24 triệu đồng, không phù hợp mức sống hiện nay ở TPHCM.

Phải làm cuộc khảo sát về mức chi tiêu của người dân ở các tỉnh thành thì mới tính được mức giảm trừ gia cảnh phù hợp. Từ mức 11 triệu đồng/tháng có thể tăng lên 15-16 triệu đồng/người, phức phụ thuộc có thể nâng lên 5-6 triệu đồng. Tuy nhiên, phải làm khảo sát và tính toán chính xác, thuế TNCN nên phân riêng theo thành thị và nông thôn hoặc pahn6 theo khu vực I, II, III thì mới hợp lý.

Theo quy định của Luật Thuế TNCN hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định… số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.

Từ kỳ tính thuế năm 2020, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/tháng.  

Cát Lam

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.