Theo Scott Kanowsky
Investing.com -- Giá cả tiêu dùng của Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên vượt mức 80% kể từ tháng 9 năm 1998, do các chính sách ưu tiên tăng trưởng kinh tế và cho vay giá rẻ đã tác động đến đồng lira và sự ổn định giá cả.
Lạm phát hàng năm tăng nhanh trong 15 tháng liên tiếp lên 80,2% vào tháng 8, tăng từ mức 79,6% trong tháng 7, theo dữ liệu do cơ quan thống kê Thổ Nhĩ Kỳ công bố hôm thứ Hai. Dự báo trung bình của các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát là 81,2%.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, người tin rằng chi phí đi vay rẻ hơn có thể kềm chế lạm phát thay vì đẩy nó lên cao hơn, đã ưu tiên cho xuất khẩu và việc làm trong chương trình nghị sự, điều đó diễn ra ngay cả khi cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt đang diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, đi ngược với tuyên bố của ông trước cuộc bầu cử Tổng thống.
Thổ Nhĩ Kỳ có lãi suất âm cao nhất thế giới khi được điều chỉnh theo lạm phát. Nhưng lo lắng bởi "sự thiếu hụt động lực" trong nền kinh tế, ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất chuẩn vào tháng trước 100 điểm cơ bản xuống 13%.
Đồng lira giao dịch ổn định sau thông tin giảm lãi suất, giá đồng lira đã giảm 27% so với đồng đô la trong năm nay, mức sụt giảm nhiều nhất ở các thị trường mới nổi.
Hầu hết thời gian trong năm, nền kinh tế trị giá 820 tỷ USD vẫn tiếp tục phát triển bất chấp lạm phát tiêu dùng tăng lên mức từng thấy trong thời kỳ bất ổn chính trị trước khi ông Erdogan lên nắm quyền. Cho đến nay, tăng trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt xa hầu hết các nước có cùng tiềm lực kinh tế, với tổng sản phẩm quốc nội tăng 7,6% hàng năm trong quý thứ hai.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đến nay vẫn không thể hiện bất kì sự quan ngại nào, cho rằng việc tăng của giá cả là nhất thời với nguyên nhân là do việc Nga xâm lược Ukraine đã gây ra sự gia tăng đột biến về giá lương thực và hàng hóa trên toàn cầu.
Tổng thống Erdogan trong phát biểu tuần trước của mình đã yêu cầu "cần kiên nhẫn và hỗ trợ nhau nhiều hơn", tuyên bố rằng lạm phát sẽ bắt đầu giảm vào đầu năm mới.
Thực tế, phần lớn nguyên nhân cuộc khủng hoảng do chính nước này tự gây ra. Ngay cả khi không tính đến các loại sản phẩm có tính biến động cao như thực phẩm và năng lượng, lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng mạnh, với chỉ số cốt lõi tăng vọt 66% vào tháng 8, mức cao kỷ lục kể từ năm 2004.
Lạm phát bán lẻ ở thành phố có nền kinh tế lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là Istanbul vào tháng trước đã tăng lên gần 100% so với một năm trước đó.
Tuy nhiên, những tổn thất dài hạn từ cuộc khủng hoảng có thể là điều khiến kỳ vọng về giá cả sai lệch. Ngân hàng trung ương tiến hành 1 cuộc khảo sát vào tháng 8 cho thấy những người được hỏi dự đoán rằng lạm phát sẽ ở mức hơn 24% trong vòng hai năm tới.
Chính phủ đã nâng dự báo tăng trưởng giá lên 65% vào năm 2022 - từ mức 9,8% trước đó - và dự báo nó sẽ chậm lại khoảng 25% vào năm tới, theo một kế hoạch ba năm mới được công bố trên Official Gazette hôm Chủ nhật. Dự kiến, tỷ lệ này sẽ không dưới 10% cho đến năm 2025.
Một thách thức khác là mối đe dọa về nguy cơ suy thoái kinh tế trước mắt.
Trong khi các ngân hàng lớn từ Goldman Sachs (NYSE:GS) Group Inc. đến Morgan Stanley đã điều chỉnh triển vọng năm 2022 của họ đối với Thổ Nhĩ Kỳ cao hơn sau khi nước này đạt mức tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý hai, tuy nhiên nguy cơ suy thoái diễn ra ở châu Âu là một trong những yếu tố có thể kìm hãm nền kinh tế trong phần còn lại của năm.
Giá cả sinh hoạt có thể lại phải chịu áp lực nếu các nhà chức trách tung ra nhiều biện pháp kích thích nền kinh tế hơn nữa hoặc trong trường hợp một cú sốc khác đối với giá cả năng lượng.