Giảm 40%
🔥 Chiến lược chọn cổ phiếu bằng AI, Người khổng lồ công nghệ, tăng +7,1% trong tháng 5.
Hãy hành động ngay khi cổ phiếu vẫn đang NÓNG.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Blockchain, Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán: Thích ứng hay là Chết?

Ngày đăng 10:09 24/10/2018
Blockchain, Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán: Thích ứng hay là Chết?
JPM
-
CSGN
-
BTC/USD
-
XRP/USD
-
300/USD
-

“Thích ứng hay là chết”

Theo thời gian, câu nói này đã được nhiều người áp dụng dưới các hình thức khác nhau và chúng ta phải thừa nhận rằng đó là do một sự thật nào đó mà ta thường có xu hướng bỏ qua khi nó xảy đến với cuộc sống của mình.

Và đây là một sự thật khác: với sự ra đời của những mạng lưới tiền tệ ngang hàng như Bitcoin, các ngân hàng và hệ thống thanh toán đang trong tình trạng bị đe dọa. Những mạng lưới này cung cấp khả năng tiếp cận chưa từng có đối với tiền của chính bạn và khả năng gửi nó cho bất kỳ ai, ở bất cứ đâu, với số tiền ít hơn một xu trên đồng đô la. Và mọi người bắt đầu đặt câu hỏi tại sao họ phải trả tới 7% cho một ngân hàng để làm như vậy thông qua thanh toán chuyển tiền.

Nói cách khác, cái hay của một loại tiền điện tử nằm ở chỗ nó vừa là một đồng tiền vừa là một mạng lưới thanh toán.

Đô la Mỹ là một loại tiền tệ; VISA là một hệ thống thanh toán. Và Bitcoin là cả hai.

Bảo mật và không cần sự tin tưởng Hãy khám phá điều này từ quan điểm thương mại. Hãy nhớ vụ vi phạm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của Target vào năm 2013? Do Target có một lỗ hổng ở đâu đó trong hệ thống thanh toán của họ, nên những tin tặc đã “cuỗm” trắng trợn thông tin thẻ của 40 triệu người, khiến họ bị lừa đảo.

Điều này làm rõ vấn đề lớn hơn với các giao dịch mua bán lẻ (Point-of-Service) ngày nay. Mỗi khi bạn quẹt thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng của mình, bạn tin tưởng rằng công ty đó sẽ bảo đảm và truyền thông tin của bạn một cách an toàn. Nhưng như Target và hàng tá công ty bị vi phạm dữ liệu khác đã cho thấy, sự tin tưởng này là một điều vô ích.

Bây giờ có thể bạn đang nghĩ …

“Nhưng tiền của tôi đang được bảo vệ bởi ngân hàng của tôi!”

Đây là một giả định có vẻ hợp lý và có thể tin cậy được, và cũng là điều mà các ngân hàng luôn cố gắng chứng minh là đúng. Tuy nhiên, hãy xem xét kỹ hơn vụ tấn công Target. Vụ vi phạm xảy ra vào đúng ngày “Thứ Sáu đen tối” (Black Friday), và trong những tuần tiếp theo, JP Morgan đã giới hạn việc rút tiền tại ATM tối đa đến 100 USD một ngày và mua tối đa 300 USD một ngày. Vì vậy, đúng vào đợt cao điểm của mùa mua sắm, JP Morgan của bạn đã bảo vệ chính mình bằng cách hạn chế khách hàng tiếp cận tới tiền của họ chỉ vì sự bất cẩn của một bên thứ ba.

Vâng, đúng là khách hàng sẽ được hoàn trả với các giao dịch mua gian lận. Nhưng điều đó không quan trọng – tiền của khách hàng suy cho cùng không còn “an toàn” tại ngân hàng nữa. Vai trò then chốt của ngân hàng trong việc “tạo điều kiện cho các giao dịch” về cơ bản đã bị suy yếu bằng cách hạn chế khách hàng chỉ được giao dịch tới 300 USD mỗi ngày. Và mặc dù khách hàng không phải chịu trách nhiệm cho những giao dịch này, nhưng có người đã phải trả tiền.

Vậy, chúng ta hãy cùng tóm tắt lại. Đầu tiên, Target có khả năng đã mất hàng triệu đô la hàng hóa trong các giao dịch mua lừa đảo. Tiếp theo, các ngân hàng phải bồi hoàn cho các cá nhân mà có thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp, dẫn đến tổn thất rất lớn cho họ. Các ngân hàng sau đó điều tra Target để bù lại thiệt hại họ phải gánh chịu bởi thực tiễn bảo mật của Target là điều đã gây ra vụ vi phạm.

Cuối cùng, tình trạng lộn xộn khó hiểu bị gây ra do một thực thể tập quyền bất cẩn trong việc thực hiện bảo mật giao dịch. Đây lại là tiện ích cơ bản của một loại tiền điện tử và cũng là lý do tại sao các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tiến tới tích hợp các hệ thống POS-tiền điện tử.

Gian lận kiểu này chỉ đơn giản là không tồn tại với tiền điện tử. Bằng cách sử dụng một ví mã nguồn mở đã được xác minh, duy trì kiểm soát chặt chẽ các private key (khóa riêng tư) và tạo một mật khẩu tài khoản an toàn, chưa từng được sử dụng ở nơi khác, thì thực sự không ai có thể chiếm đoạt được tiền của bạn.

Hơn nữa, các hệ thống bán lẻ như Target sẽ không bao giờ nhận được thông tin mà có thể xâm phạm đến tài khoản của bạn. Giao dịch được giải quyết hoàn toàn chỉ trong vài giây thông qua các hệ thống như Lightning Network hoặc NANO, khi so với khoảng thời gian vài ngày hay vài tuần của các ngân hàng. Và quá trình này thậm chí không cần đến trung gian. Sự bảo mật phức tạp của các mạng lưới Blockchain làm cho các giao dịch này trở nên an toàn và lâu dài. Sẽ không có khoản bồi hoàn, thanh toán trễ hoặc giữ lại tiền!

Một điều quan trọng nữa là những giao dịch này diễn ra ở một mức phí tương đối nhỏ so với chi phí mà các công ty thẻ tín dụng tính để giải quyết giao dịch.

Thích ứng thực tiễn Hiện tại, những tác động của công nghệ này khiến các giám đốc ngân hàng ban đầu cực kỳ bối rối. Cả Jamie Dimon và Lloyd Blankfein đều có những quan điểm hoài nghi đối với tài sản số. Trích dẫn một câu nói từ nhà văn người Mỹ Upton Sinclair, “Thật khó để một người hiểu điều gì đó, khi mà tiền lương của anh ta phụ thuộc vào việc anh ta không hiểu nó.”

Bitcoin ngay từ đầu đã được cho là một “kẻ sát nhân ngân hàng”, thậm chí được Thủ tướng Israel ca ngợi như thế vào cuối năm 2017. Ban đầu tài sản kỹ thuật số rõ ràng là không nhận được sự ủng hộ từ những tên tuổi hàng đầu trong ngành tài chính truyền thống. Điều này có lẽ cũng không có gì quá ngạc nhiên. Tuy nhiên, khi sự phổ biến của tiền điện tử và tài sản mã hoá tăng vọt, họ đã bắt đầu đặt ra câu hỏi làm thế nào để họ có thể tận dụng thứ công nghệ non trẻ này. Và dường như họ đã tìm ra câu trả lời.

JP Morgan Chase (NYSE:JPM) bây giờ có cả một bộ phận Blockchain riêng của họ, được gọi là Blockchain Center of Excellence (BCOE).

Và họ không phải là những người duy nhất. Credit Suisse (SIX:CSGN), cùng với hơn chục đối tác tài chính khác, đã phát triển một dự án nhằm cách mạng hóa việc phát hành và quản lý các khoản vay hợp vốn (syndicated loan). Các ngân hàng hiện đang sốt sắng nghiên cứu những cách thức mới để tận dụng công nghệ này, điều đó cũng dễ hiểu và hợp lý. Hướng đi tốt nhất mà họ có thể thực hiện là triển khai hiệu quả ở những nơi mà có thể cạnh tranh với các giải pháp ngang hàng thực sự.

Bây giờ, điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù tiền điện tử cho phép mọi người kiểm soát tiền của họ mà không cần dựa vào một bên trung gian, nhưng các rào cản kỹ thuật (hiện tại) đi kèm với trách nhiệm như vậy có thể bị cấm. Hãy trung thực đi, đa số mọi người thà hy sinh một chút quyền tự chủ với số tiền của họ để đổi lấy sự đơn giản và bảo hiểm đi kèm với việc giữ nó trong một ngân hàng.

Vì lý do này, tác động lớn nhất mà Blockchain sẽ gây ra với lĩnh vực ngân hàng (ít nhất là trong ngắn hạn) đó chính là cải thiện tính hiệu quả của quy trình thông qua việc cung cấp sự đổi mới đã được chờ đợi từ lâu về cách mà thông tin được lưu trữ, xử lý và chia sẻ. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng khi quy trình trở nên nhanh hơn và rẻ hơn. Thật vậy, các công ty như Ripple đang đặt chính mình vào vị trí hợp tác với các ngân hàng để đáp ứng chính xác những nhu cầu này trong việc cạnh tranh trực tiếp với gã khổng lồ thanh toán xuyên biên giới, Swift.

Chức năng chính của một ngân hàng – là người quản lý an toàn nhất của số tiền mà khó khăn lắm bạn mới kiếm được và đóng vai trò như một trung gian đáng tin cậy cho các giao dịch – đang ngày càng trở nên lu mờ bởi công nghệ Blockchain. Khi các thực thể phi tập trung trở nên phổ biến và mọi người có thể dễ dàng đầu tư hoặc giao dịch trực tiếp hơn, thì các ngân hàng có lẽ sẽ cần phải cung cấp nhiều ưu đãi hơn để khuyến khích người dùng bỏ tiền, so với mức lãi suất tài khoản tiết kiệm 0,01% mà nhiều tổ chức tài chính lớn ở Hoa Kỳ đang trả.

Xem thêm: 

  • 6 ngành công nghiệp mà Blockchain sẽ xâm nhập vào năm 2020
  • Blockchain có tiềm năng “to lớn”: Phát biểu của Chủ tịch World Bank sau thành công của Trái phiếu Blockchain
Trên đây là bài viết “Blockchain, Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán: Thích ứng hay là Chết?” mà CafeBitcoin gửi đến độc giả. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

  • Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
  • Tham gia Chatbox Cafebitcoin tại https://t.me/cafebitcoinchat
Nguồn Medium

The post Blockchain, Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán: Thích ứng hay là Chết? appeared first on Cafebitcoin.info.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.