Thị Trường Hàng Hóa Tuần Tới là chuyên mục của Investing.com đánh giá triển vọng giá dầu và vàng trong tuần giao dịch sắp tới. Trong phần đầu tiên, chúng tôi sẽ nhận xét về nỗ lực của chính quyền Trump nhằm cứu vãn ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ trong bối cảnh nhu cầu dầu thô giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và cuộc chiến giá dầu giữa Ả Rập Xê Út và Nga.
Liệu Donald Trump có nên đánh thuế nhập khẩu dầu thô từ Ả Rập và các nước khác?
Tổng thống đã đe dọa rằng ông sẽ “làm bất cứ điều gì” để bảo vệ cho ngành năng lượng này. Mặc dù chỉ một ngày trước, ông từ chối mọi kế hoạch áp thuế đối với các loại dầu nhập khẩu. Lập trường của Trump thay đổi trong trường hợp này là dễ hiểu. Giá dầu đã tăng lại sau dòng tweet của tổng thống vào tuần trước, nhưng vẫn đối diện với nguy cơ sụt giảm một lần nữa khi OPEC chưa có dầu hiệu gì cho thấy họ sẽ đưa ra một thỏa thuận nhằm can thiệp vào thị trường dầu mỏ.
Điểm sáng duy nhất mà dòng tweet của Trump mang lại là Ả Rập Xê Út đã đồng ý có một cuộc gọi điện với tổng thống Trump. Lời đe dọa của Trump chắc chắn sẽ khiến Ả Rập Xê Út lo sợ vì Mỹ nhập khẩu dầu thô từ Ả Rập Xê Út nhiều hơn 95% so với Nga.
Câu hỏi mà Trump nên cân nhắc trước khi áp dụng thuế quan đối với dầu nhập khẩu là: (1) Liệu có đúng không khi biện pháp này chỉ hỗ trợ các nhà sản xuất dầu và sẽ gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp tinh chế dầu - những người phụ thuộc rất nhiều vào dầu nhập khẩu?; (2) Liệu thuế nhập khẩu của Mỹ có đủ để buộc Ả Rập Xê Út và Nga phải rút lui khỏi cuộc chiên giá dầu và bắt đầu đàm phán?
Chỉ có những nhà sản xuất đá phiến dầu được hưởng lợi
Lời kêu gọi can thiệp chính phủ Mỹ vào cuộc chiến giá dầu đến từ các nhà sản xuất đá phiến dầu. Sản lượng đá phiến dầu của Mỹ là 13 triệu thùng/ngày, vượt qua cả Ả Rập Xê Út và Nga. Ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ hiện là một phần quan trọng của nền kinh tế trong nước, hỗ trợ 10,9 triệu việc làm. Sản lượng dầu một ngày khổng lồ đã giúp người dân Mỹ có thể sử dụng dầu giá rẻ, và cũng mang lợi lợi thế xuất khẩu 3,5 triệu thùng tại các thị trường mà Ả Rập Xê Út và Nga không thể cung cấp. Nguyên nhân là do họ quá bận rộn cắt giảm sản lượng để giữ giá dầu toàn cầu ở mức ổn định, trong khi Mỹ thì tiếp tục sản xuất dầu và không quan tâm đến gì khác ngoài lợi nhuận.
Khoảng 91% các giàn khoan dầu ở Mỹ thuộc sở hữu của công ty tư nhân - sản xuất 83% dầu thô và 90% khí đốt tự nhiên của Mỹ. Đây có thể là các công ty được giao dịch trên sàn chứng khoán hoặc thậm chí là các công ty gia đình nhỏ, doanh thu mội năm ít hơn 5 triệu đô la, sản lượng không quá 75,000 thùng dầu/ngày. Có khoảng 9.000 nhà sản xuất dầu và khí tự nhiên tư nhân tại Mỹ ở 33 tiểu bang và nhân công trung bình chỉ 12 người. Việc có thể tập trung những công ty lẻ tẻ như vậy thành một tổ chức như OPEC là gần như không thể. Bên cạnh đó, pháp luật Mỹ cấm mọi hình thức phối hợp và kiểm soát sản xuất dầu. Đây cũng chính là tiền đề cho đạo luật NOPEC hay Đạo luật chống sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ mà chính quyền Trump đã ban hành hai năm trước, để rồi sau đó phải kiện OPEC vì đã cắt giảm sản lượng.
Đạo luật NOPEC đang được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây, do các công ty của Mỹ lo sợ rằng họ không có cơ hội sống sót qua cuộc khủng hoảng hiện tại trừ khi họ phối hợp với OPEC. Hai công ty sản xuất dầu lớn Pioneer Natural Resources (NYSE: PXD) Co. và Parsley Energy Inc đã viết thư cho các cơ quan quản lý ở bang Texas kêu gọi các nhà sản xuất dầu góp phần cắt giảm sản lượng trong bang - nơi sản xuất khoảng 4 triệu thùng/ngày hoặc một phần ba sản lượng của Mỹ.
Ryan Sitton, một thành viên tích cực và có tiếng nói của Ủy ban Đường sắt Texas (TRC), nơi điều hành ngành công nghiệp dầu mỏ, ủng hộ kế hoạch này. Sitton đã trò chuyện qua điện thoại với tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, đề nghị cắt giảm 500.000 thùng/ngày thay mặt TRC. Sitton cho biết ông hy vọng sẽ có một cuộc trò chuyện tiếp theo với Thái tử Xê Út Mohammad bin Salman. Ông thậm chí còn có sự hậu thuẫn của thủ tướng Canada Vùng Alberta về việc cắt giảm.
Tuy nhiên, sự nhiệt tình của Sitton không được ủng bởi những thành viên khác của TRC. Họ cho biết: “Ý kiến của một thành viên không thể hiện quan điểm của cả tổ chức.”
Thứ Sáu tuần rồi, Trump đã gặp CEO (HN:CEO) của Exxonmobil, Chevron (NYSE: CVX), Occidental Petroleum (NYSE: OXY), Devon Energy (NYSE: DVN (HN:DVN)), Phillips 66 (NYSE: PSX), Energy Transfer Partners, Continental Resources và giám đốc điều hành Viện Dầu khí Mỹ Mike Sommers, tuy nhiên vấn đề cắt giảm sản xuất lại được bàn bạc trong cuộc họp. Viện Dầu khí Mỹ và Hiệp hội Nhà sản xuất Nhiên liệu & Hóa dầu Mỹ thậm chí còn tư vấn tổng thống phản đối sự can thiệp do họ cho rằng can thiệp sẽ làm tình hình thêm nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho khả năng cạnh tranh ngắn hạn và dài hạn của ngành tinh chế dầu.
Tại sao áp dụng thuế sẽ không có tác dụng?
11 công ty tinh chế dầu lớn tại Mỹ, bao gồm Marathon Petroleum (NYSE: MPC (HN:MPC)), Valero Energy (NYSE: VLO), Phillips 66, Exxon Mobil (NYSE: XOM), Chevron, PBF Energy, Shell (LON : RDSa), BP (LON: BP), PDV, Koch và Motiva đều phản đối việc đánh thuế nhập khẩu dầu vì sẽ làm tổn hại một phần rất lớn trong hoạt động kinh doanh, và việc này sẽ chỉ tăng thêm chi phí.
Dầu được tinh chế là các loại dầu nặng và chua, phần lớn chỉ được tìm thấy ở Ả Rập Xê Út, Trung Đông, Venezuela, Mexico và Canada. Đây là nguồn nguyên liệu để làm xăng dầu cho xe tải, tàu hỏa, máy bay và thuyền.
Do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela, quốc gia Nam Mỹ này hiện không cung cấp dầu cho Mỹ. Sản lượng dầu của Mexico đã giảm liên tục trong nhiều năm, chỉ có khoảng 650,000 thùng dầu được nhập khẩu từ Mexico vào Mỹ mỗi ngày.
Canada là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Mỹ, cung cấp 4.42 triệu thùng/ngày, tương đương 49% nhu cầu ở Mỹ. Tuy nhiên, Canada hiện nay đã hết đường ống được sử dụng để vận chuyển dầu thô. Tổng thống Mỹ Donald Trump thứ Sáu vừa qua đã ký một giấy phép mới cho công ty TransCanada Corp để xây dựng đường ống mới. Tuy nhiên, một dự án này không thể giải quyết được nhu cầu của người dân Mỹ trong thời gian gần.
Điều này đưa sự lựa chọn cuối cùng là nhập khẩu dầu từ Ả Rập Xê Út. Dầu thô nhập khẩu của Mỹ trung bình đạt 6,7 triệu thùng mỗi ngày và số lượng nhập khẩu từ Ả Rập Xê Út chiếm 407,000 thùng/ngày. Tuy chỉ chiếm 6% nhưng sự khan hiếm của loại dầu này biến 407,000 thùng thành một phần rất quan trọng.
Số lượng dầu nhập khẩu từ Nga đang ở mức 18,637 thùng/ngày, dưới 5% so với khối lượng của Ả Rập Xê Út.
Điểm mấu chốt là đây: Ả Rập Xê Út và Nga vẫn có thể cung cấp dầu cho thị trường khác. Nếu Mỹ muốn đánh thuế dầu của họ, họ có thể cung cấp dầu thô ở nước khác. Ngoài ra, nếu kế hoạch của Ả Rập Xê Út và Nga là tiêu diệt ngành công nghiệp đá phiến dầu của Mỹ, thì không có lý do gì họ phải rút lui.
Mối quan hệ giữa Trump và Nga có thể không khắng khít, nên ông có thể không mong đợi phản hồi nào từ phía Nga. Thế nhưng với Ả Rập Xê Út, tổng thống và con rể của ông Jared Kushner đã luôn đầu tư thời gian và sức lực để phát triển mối quan hệ với Thái tử MBS (HN:MBS). Mỹ đã bảo vệ vương quốc Ả Rập trong cuộc chiến tranh Yemen và vụ giết người kinh hoàng của nhà báo Jamal Khashoggi. Mỹ cũng cung cấp bảo vệ quân sự cho Ả Rập Xê Út ở vùng Vịnh. Cuộc chiến dầu mỏ có thể phá hủy mối quan hệ khắng khít này bất cứ lúc nào, nếu không có sự hợp tác từ cả hai bên.