Black Friday đã tới! InvestingPro giảm tới 60% OFF! Đừng bỏ lỡ!NHẬN ƯU ĐÃI

Thị trường chứng khoán trong mùa dịch Corona

Ngày đăng 16:50 02/03/2020
Thị trường chứng khoán trong mùa dịch Corona
BVS
-
PVI
-
BIC
-
BMI
-
BVH
-
DHG
-
FLC
-
SBT
-
SSI
-
ROS
-
HVN
-
VJC
-

Vietstock - Thị trường chứng khoán trong mùa dịch Corona

Thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2020 tới nay có nhiều biến động đáng kể. Trên cả hai sàn, các chỉ số đều tăng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sau đó lại giảm mạnh khi dịch bệnh Covid-19 (Corona) bùng phát. Trong đó, VN-Index mất 84 điểm, HNX-Index lại tăng nhẹ gần 6 điểm.

Trong khoảng thời gian trước Tết Nguyên đán, VN-Index đạt mức cao nhất 991.46 điểm. Nhưng ngay khi trở lại giao dịch sau Tết, trong bối cảnh dịch cúm Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, VN-Index nhanh chóng xuống dốc ngay ngày giao dịch đầu tiên của năm âm lịch với mức giảm gần 32 điểm.



Cú đòn đau Corona! Đồ họa: Tuấn Trần


Chưa dừng lại ở đó, 2 phiên giao dịch tiếp theo, nhà đầu tư tiếp tục chứng kiến sự hoảng loạn của thị trường. Theo dữ liệu của Vietstock, vốn hóa toàn thị trường (cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM) đã bốc hơi hơn 6.2%, tương ứng gần 280,000 tỷ đồng (tương đương khoảng 12 tỷ USD) chỉ trong 3 phiên giao dịch sau Tết. Đợt sụt giảm mạnh này được cho là vì tâm lý lo ngại của nhà đầu tư trước diễn biến của Dịch cúm nCoV (Corona).



Chứng khoán giảm mạnh vì Corona. Đồ họa: Tuấn Trần


Sau đợt giảm mạnh, VN-Index hồi phục nhẹ và đi vào vùng giằng co. Cho tới ngày 24/02/2020 Hàn Quốc công bố dịch bùng phát, trở thành tâm dịch thứ 2 của thế giới, làm cho VN-Index bay mất gần 30 điểm về mức 903.34 điểm ngay trong phiên.



Covid-19 lan mạnh ở Hàn Quốc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh?

Đồ họa: Tuấn Trần - Chí Kiên


Diễn biến giảm tiếp diễn sau đó, tới cuối tháng 2 VN-Index đã bốc hơi 84 điểm, ghi nhận giảm 8.2% kể từ đầu năm nay.



Nguồn: VietstockFinance


Trên sàn HOSE, bình quân khối lượng giao dịch trong hai tháng đầu năm đạt gần 197 triệu đơn vị, giảm hơn 15% so với khối lượng giao dịch bình quân trong tháng 12/2019. Giá trị giao dịch bình quân cũng giảm gần 17% đạt gần 3,900 tỷ đồng.

Ngược lại với chỉ số VN-Index, 2 tháng đầu năm 2020, HNX-Index tăng hơn 6% so với đầu năm đạt gần 109.58 điểm. Song, chỉ số này cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của dịch cúm Corona, HNX-Index cũng có những giai đoạn giảm điểm trùng hợp với thời gian dịch bệnh lan rộng.

Đặc biệt trong phiên ngày 24/02/2020, khi Hàn Quốc công bố trở thành tâm dịch thứ 2 của thế giới HNX-Index đã giảm gần 4 điểm về mức 104.18 điểm, khối lượng trong ngày này cũng đạt mức cao nhất gần 72 triệu đơn vị.



Nguồn: VietstockFinance


Tại sàn HNX, khối lượng giao dịch bình quân và giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 36 triệu đơn vị và hơn 411 tỷ đồng, đều tăng hơn 6% so với tháng 12/2019. Cũng như VN-Index thanh khoản trên sàn này cũng tăng mạnh tại những phiên giảm điểm mạnh. 

Chăm sóc sức khỏe “kháng” dịch Corona

Trong bối cảnh thị trường bao trùm nỗi lo sợ vì dịch thì vẫn có nhóm ngành đi ngược với xu hướng chung bởi được nhận định sẽ hưởng lợi. Theo dữ liệu từ Vietstock, tính từ đầu năm tới phiên 28/02 chỉ có cổ phiếu của nhóm ngành chăm sóc sức khỏe là ‘ngôi sao sáng’ tăng điểm giữa thị trường đỏ lửa.

Theo đó, nhóm ngành sức khỏe vẫn tăng 1% trong khi hầu hết các ngành còn lại đều giảm. Đáng chú ý, cổ phiếu Y tế DANAMECO (HNX: DNM) tăng hơn 86% đạt 16,000 đồng/cp, cổ phiếu Dược phẩm OPC (HOSE: OPC) tăng 7% đạt 46,500 đồng/cp và cổ phiếu Dược Hậu Giang (HOSE: HM:DHG) đạt 96,000 đồng/cp tăng hơn 4% so với thời điểm đầu năm 2020.

Trong năm 2019, DNM có một năm làm ăn khá thành công khi doanh thu và lãi ròng đều gấp gần 2.2 lần so với năm trước, đạt hơn 356 tỷ đồng và 8.7 tỷ đồng.

Cùng với kết quả kinh doanh trên, giá cổ phiếu DNM tăng mạnh sau đợt nghỉ Tết Nguyên Đán và thông tin dịch bệnh công bố.


Diễn biến giá cổ phiếu của DNM trong một năm trở lại đây

Nguồn: VietstockFinance


Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ khi DBD giảm 13%, DCL giảm 25% và DMC giảm 15% so với thời điểm đầu năm 2020.


Diễn biến cổ phiếu dược, chăm sóc sức khỏe từ đầu năm tới cuối tháng 2/2020


Bảo hiểm và hàng không lao dốc mạnh nhất

Ở chiều giảm, bảo hiểm và hàng không là hai nhóm cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất.

Theo SSI (HM:SSI) Research, tất cả các hãng hàng không có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự cố virus corona, vì nhu cầu đi du lịch có thể giảm, đặc biệt là hoạt động du lịch liên quan đến Trung Quốc.

Trong một tuần trở lại đây, dịch bệnh đã lan rộng ra các nước như Hàn Quốc, Iran và Ý. Việc cấm nhập cảnh từ những nước này đã tạo ra một áp lực không nhỏ cho ngành hàng không Việt Nam.


Diễn biến cổ phiếu hàng không từ đầu năm tới cuối tháng 2/2020


Tính từ đầu năm tới nay, cổ phiếu Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines (HN:HVN), HOSE: HVN) lao dốc 33% xuống còn 23,000 đồng/cp, Vietjet (HOSE: HM:VJC) giảm 18% về mức 121,000 đồng/cp.

Theo SSI Research, dịch Covid-19 sẽ khiến ngành hàng không Việt Nam chậm lại 3-4 năm. Theo đó, tích lũy của 4-5 năm trước của ngành hàng không coi như đang về 0.

"Riêng Vietnam Airlines có 100 chiếc máy bay và bây giờ 40 máy bay nằm chờ”, ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlinese chia sẻ tại cuộc họp của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN) đánh giá về ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh sáng 28/02.

Theo Reuters, Vietnam Airlines thiệt hại 250 tỷ đồng mỗi tuần khi doanh thu sụt giảm vì ngừng các đường bay Trung Quốc để phòng chống dịch.

Bên cạnh hàng không, cổ phiếu bảo hiểm cũng có một phen lao đao. Tính đến ngày 28/02/2020, ngành bảo hiểm Việt Nam giảm 16% so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu là do giá cổ phiếu của ông lớn Bảo Việt (HN:BVS) (HOSE: BVH (HM:BVH)) giảm 20% về 54,900 đồng/cp và cổ phiếu Bảo Minh (HOSE: BMI (HM:BMI)) giảm 12% xuống còn 22,200 đồng/cp. Song, một số mã như BIC (HM:BIC), PVI (HN:PVI) lại có xu hướng tăng nhẹ 2% và 1% so với đầu năm.



Nguồn: VietstockFinanace


Cổ phiếu mía đường “không sợ” dịch

Mặc dù toàn ngành Nông – lâm – ngư nghiệp giảm 12% nhưng trong hai tháng đầu năm nhóm ngành mía đường lại tăng giá cổ phiếu lên đến hàng chục phần trăm.

Trong đó, tăng giá mạnh nhất phải kể đến Mía đường Sơn La (HNX: SLS) với mức tăng hơn 46% so với đầu năm, nâng giá cổ phiếu lên tới 62,000 đồng/cp.

Trong quý 2/2020 (tính từ ngày 01/07/2019-31/12/2019) SLS ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 483 tỷ đồng và 35.4 tỷ đồng tương đương với mức tăng 31% và 45% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, ông lớn ngành mía đường là SBT (HM:SBT) cũng tăng gần 16% đạt 21,650 đồng/cp, LSS tăng 19% lên 5,600 đồng/cp, KTS tăng 29% lêm 11,500 đồng/cp.



Cổ phiếu mía đường tăng vọt. Đồ họa: Tuấn Trần


Siêu nhân GAB!

Giữa tâm dịch, cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC (tên cũ CTCP GAB) lại khiến giới đầu tư phải tròn mắt. Tại phiên 28/02/2020, giá cổ phiếu GAB chốt ở mức 103,100 đồng/cp, tăng 494% so với đầu năm.

Không được như GAB, nhiều cổ phiếu họ FLC (HM:FLC) lại đang trong cảnh giảm điểm. Tại phiên ngày 28/02/2020, ROS (HM:ROS) giảm gần 55%, FLC giảm hơn 20%, KLF giảm 12.5% và HAI giảm gần 16%.



"Siêu nhân" GAB. Đồ họa: Tuấn Trần


Tố Diệp

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.