Trong cuộc họp ngày 2/2 vừa qua, ngân hàng trung ương châu âu ECB phát đi thông điệp sẽ không tăng điểm % trong tháng tới mặc dù lạm phát tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1997. Động thái này thể hiện sự đồng lòng của các nhà lãnh đạo của các quốc gia dẫn đầu khi mà trước đó FED cũng phát biểu rằng sẽ tăng lãi suất trong quý 2/2022, không phải thời điểm hiện tại. Tình hình căng thẳng chính trị tại Ukraina là một trong những nguyên nhân khiến các loại hàng hóa nói chung đồng loạt tăng mạnh và vàng cũng cận kề mức giá cao kể từ tháng 6 năm 2020.
Chỉ số DXY - Chỉ số Đô la Mỹ (chỉ số đo lường sức mạnh đồng Đô la Mỹ) phục hồi sau tuần rớt điểm mạnh, đang ở mức 95.53 điểm. Đồng đô la Mỹ mạnh lên trong bối cảnh FED bắt đầu có những động thái mạnh tay nhằm ngăn chặn đà nóng lên của lạm phát, vốn đã ở mức rất cao trong 3 tháng vừa qua. Những động thái tiếp theo của FED trong cuộc họp vào tuần tới chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến đồng đô la Mỹ, nền kinh tế thế giới và giá vàng.
Trong tuần này, chúng ta có một vài tin tức quan trọng như: đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10năm / 30năm, công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI, phát biểu của thống đốc các ngân hàng trung ương Anh/Úc/Canada.
Phân tích MA
Trên biểu đồ Ngày,cả 3 đường trung bình đang đi ngang quanh mức giá 1.800$/ounce. Điều này cho thấy giá vàng về dài hạn đang tích lũy và chưa có xu hướng mới rõ ràng.
Trên biểu đồ 4 giờ, đường trung bình MA20 cắt đường trung bình MA200 và đi xuống. Cả 2 đường trung bình MA20 và MA50 đều nằm dưới đường trung bình MA200 cho thấy dấu hiệu của xu hướng giảm. Tuy nhiên, lưu ý rằng, có sự xuất hiện của sự đảo chiều và tăng trở lại trên đường trung bình MA50.
Trên biểu đồ 1 giờ, xu hướng giảm yếu dần, 2 đường trung bình MA20/MA50 tăng mạnh và cắt đường trung bình MA200. Nếu MA20/MA50 phá cản thành công, xu hướng tăng chắc chắn xuất hiện trên khung thời gian này.
Tóm lại, vàng có xu hướng tăng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn vẫn đang tích lũy.
Phân tích Fibonacci