Thứ 5 vừa qua khi các báo cáo tích cực về khả năng giảm các ca nhiễm Covid-19 tại Hoa Kỳ và thông tin chính phủ sẽ nới lỏng các quy tắc Volcker, thị trường cổ phiếu theo đó đã được hồi phục lại. Các ngân hàng sẽ được phép tăng đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm và giải phóng vốn có thể cho các giao dịch phái sinh. Nhưng ngay sau đó, lo ngại rủi ro bùng nổ làn sóng các ca nhiễm Covid-19 mới đã khiến cho thị trường tiền tệ Hoa Kỳ vốn dĩ có triển vọng phục hồi lần nữa lại bị xáo trộn.
Mặc dù chính quyền Trump cố gắng hạ thấp nguy cơ của làn sóng thứ hai, nhưng những con số các ca nhiễm mới đã nói lên một câu chuyện rất khác. Các trường hợp nhiễm virus mới ở ba tiểu bang đông dân nhất Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục trong tuần này và tỷ lệ tử vong tăng đột biến trong hơn hai tuần vừa đã khiến các chính trị gia cũng như chính phủ Hoa Kỳ không thể phủ nhận mức độ tiêu cực trong tình hình hiện tại. Tổng thống Trump và Thống đốc các bang tại Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định dỡ bỏ lệnh phong tỏa cách ly trước đó nhằm mục đích nhanh chóng phục hồi lại nền kinh tế đang bị khủng hoảng trầm trọng hiện nay, nhưng chính người Mỹ lại chọn cách vẫn tiếp tục thắt chặt các biện pháp phòng dịch của chính họ. Tình hình ảm đạm cũng vẫn tiếp diễn đối với nhóm ngành dịch vụ tại nước này, doanh thu của các nhà hàng ở California, Texas, Georgia và Florida đã giảm mạnh.
Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất báo cáo về số lượng gia tăng các trường hợp Covid-19, Úc cũng đã công bố mức tăng lớn nhất mỗi ngày trong hai tháng, và chính phủ nước này đã gia tăng các trung tâm xét nghiệm Covid-19 di động. Vào thứ Tư, cố vấn Nhà Trắng ông Larry Kudlow cho biết ông vẫn thấy sự phục hồi hình chữ V khi số trường hợp nhiễm Coronavirus trong ngày chỉ tăng 33 trường hợp so với 37.000 ca trước đó tại Hoa Kỳ, tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn nên thận trọng trước các thông tin này. Dữ liệu của tháng 4 và tháng 5 tích cực hơn nhưng sẽ quay lại xu hướng suy yếu vào tháng 6. Hàng hóa bền tăng hơn dự kiến vào tháng trước nhưng thâm hụt thương mại và tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn tệ hơn dự kiến.
Bên cạnh các dữ liệu tiêu cực, đồng bạc xanh đã tìm thấy đươc một mức giá trong vùng trú ẩn an toàn giúp lợi nhuận của nó có xu hướng phục hồi trở lại so với euro, yên Nhật và Swiss Franc. Khả năng phục hồi của USD / JPY đang khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang. Chứng khoán cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc giảm và mức tăng đáng báo động nhất về số lượng nhiễm Coronavirus ở Mỹ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang có xu hướng quay trở lại với đồng đô la Mỹ vì tổng thống Trump đã cho thấy rằng cách duy nhất để tái kích thích những người ủng hộ ông là đưa ra chỉ trích đối với các nước khác và thổi phồng chủ nghĩa bảo hộ bằng cách đe dọa thuế quan mới. Chúng tôi bắt đầu thấy rằng đã có cảnh báo nhắm vào Canada, EU và Vương quốc Anh. Báo cáo thu nhập cá nhân và chi tiêu cá nhân vào thứ sáu có thể không cung cấp nhiều định hướng vì thu nhập giảm mạnh báo hiệu thu nhập thấp hơn trong khi doanh số bán lẻ tăng do hỗ trợ từ chi tiêu cá nhân. Cuối cùng, chúng tôi không nghĩ rằng tỷ giá USD / JPY có thể vượt qua được các rủi ro quá lớn của nền kinh tế hiện nay và rất khó có thể quay trở lại mức dưới 107.
Đô la Úc và New Zealand cho thấy triển vọng tốt nhất. Úc báo cáo sự sụt giảm lớn nhất trong thị trường lao động trong ba tháng tính đến tháng Năm. Mặt khác, New Zealand báo cáo thặng dư thương mại đã thu hẹp hơn, mặc dù nền kinh tế tại nước này đã được thúc đẩy bởi xuất nhập khẩu cao hơn. Cả hai loại tiền tệ cũng tránh được tổn thất do đóng cửa thị trường của 2 nước này ở Trung Quốc và Hồng Kông. Mặt khác, đô la Canada vẫn yếu trong xếp hạng AAA (HM: AAA) của Cơ quan xếp hạng tín dụng (Fitch). Doanh số bán lẻ yếu, giá dầu thấp, mối đe dọa về thuế nhôm của Hoa Kỳ và hiện tại là sự thay đổi xếp hạng tín dụng, đồng đô la Canada chịu nhiều tổn thất hơn với USD / CAD chỉ trên 1.37.
Mặt khác, Euro đã giảm hơn sterling dù có sự cải thiện lớn hơn về chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Đức và một cải thiện nhỏ trong báo cáo doanh số bán lẻ CBI của Anh. Bên cạnh mối đe dọa thuế quan của Hoa Kỳ đối với EU, biên bản ECB cũng không thông qua các chính sách nới lỏng cách ly sớm hơn tại Anh. Cùng với đó, các nhà hoạch định chính sách cũng đã đã cho thấy áp lực giá yếu, rủi ro tăng trưởng giảm và nhu cầu yếu. Kết quả là “tất cả các kịch bản có thể trở nên quá lạc quan cho nền kinh tế chỉ khi dịch bệnh chấm dứt”. Thành viên ECB Mersch nói rằng sự phục hồi là điều không thể đoán được với tình hình hiện nay.