Tuần này, các diễn biến phức tạp của dịch Coronavirus tại Hoa Kỳ cuối cùng đã cho thấy các tác động sâu sắc đến đồng đô la Mỹ. Tỷ giá USD / JPY đã phá vỡ mức hỗ trợ vào thứ sáu, với đồng đô la Mỹ được giao dịch tại mức thấp hơn so với hầu hết các loại tiền tệ chính. Các loại tiền tệ chính khác như Yên Nhật, đô la New Zealand,, Euro và đồng sterling được hưởng lợi nhiều nhất từ sự yếu kém của đồng đô la Mỹ. Ngoài ra, đồng đô la Swiss Franc, Úc và Canada vẫn chịu áp lực vào thứ sáu. {{ecl-238 | | Chỉ số giá sản xuất của Hoa Kỳ}} bất ngờ giảm trong tháng 6 đã góp phần tăng làn sóng bán tháo đồng đô la Mỹ. Thị trường tiền tệ vẫn trong trạng thái yên tĩnh khi không có một báo cáo kinh tế lớn nào của Mỹ được công bố trong tuần này nhưng điều đó sẽ thay đổi trong tuần tới với một loạt các báo cáo mới lần lượt được công bố như: doanh số bán lẻ, kết quả cuộc khảo sát về chỉ số sản xuất, dữ liệu chỉ số sản xuất Fed Philadelphia, các báo cáo về chỉ số người tiêu dùng của đại học Michigan tháng 6 và cùng lúc Beige Book – một bản tóm tắt bình luận về các điều kiện kinh tế hiện của Cục Dự trữ Liên bang cũng sẽ được công bố. Doanh số bán lẻ được cho là sẽ tăng mạnh mẽ hơn vì nền kinh tế tiếp tục mở cửa lại vào tháng 6, nhưng số lượng sản xuất và tâm lý tiêu dùng có thể yếu hơn đã phản ánh tác động của những hạn chế chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh.
Có rất nhiều dữ liệu sẽ được công bố vào tuần tới, nhưng quan trọng nhất vẫn là thông tin về số lượng các trường hợp nhiễm vi-rút cùng với biện pháp ngăn chặn của chính phủ sẽ tiếp tục tác động lớn nhất đến thị trường tiền tệ. Sự vượt trội của New Zealand là bằng chứng cho thấy việc đất nước này đã ngăn chặn thành công Covd-19 với các trường hợp mới đã giảm đáng kể từ giữa tháng Tư. Tại các quốc gia thuộc Eurozone và Anh không có dấu hiệu của làn sóng dịch bệnh thứ hai, các gói kích cầu từ chính phủ các nước này phản ánh tâm lý hiện nay của các nhà đầu tư về mong muốn sự nới lỏng hơn trong hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, ngay cả khi một số quốc gia kiểm soát được dịch Covid-19, các đợt bùng phát mới đang được báo cáo trên toàn cầu tại Úc, Hồng Kông và Nhật Bản. Với các diễn biến phức tạp của Coronavirus cho thấy đến khi nào còn có nguy cơ xảy ra làn sóng dịch bệnh thứ hai toàn cầu thì sự tăng trưởng trong thị trường tiền tệ và chứng khoán sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, bằng cách đóng cửa biên giới ngăn chặn dịch bệnh lây lan, một số quốc gia cho thấy được sự phục hồi nền kinh tế và giá trong trong thị trường tiền tệ đã vượt trội hơn đã thu hút các nhà đầu tư.
Vào tuần tới, dữ liệu kinh tế và số lượng trường hợp Covid-19 đóng vai trò quan trọng. Ngoài doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ, kết quả cuộc khảo sát về chỉ số sản xuất Empire State và dữ liệu chỉ số sản xuất Fed Philadelphia, thì báo cáo kết quả thương mại của Trung Quốc và GDP quý 2 sẽ có tác động chung đến các rủi ro và thị trường tiền tệ. Các tăng trưởng về lợi ích của đồng Euro, sẽ tiếp tục được theo dõi sau thông báo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu và khảo sát ZEW của Đức. Các nhà đầu tư đã không mong đợi nhiều rằng sẽ có sự thay đổi trong chính sách tiền tệ từ ECB. Ngân hàng trung ương hiện đang hài lòng với sự giảm mạnh các trường hợn nhiễm virus gần đây tại Eurozone, nhưng lại trở nên lo ngại đối với tình hình đại dịch tại Hoa Kỳ đang phát triển vì không thể gọi là phục hồi kinh tế toàn cầu khi có sự thiếu vắng của nền kinh tế Mỹ.
Ngân hàng Canada cũng có thông báo về công cụ chính sách tiền tệ khi ngân hàng này cũng đang thấy triển vọng giống như ECB đối với nền kinh tế của đất nước là tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và nền kinh tế đang phục hồi. Tuy nhiên, Canada hiện vẫn có một vấn đề lớn là biên giới giữa quốc gia này và Hoa Kỳ và biên giới vẫn sẽ đóng cửa trong một thời gian dài hơn. Báo cáo về dữ liệu lao động đã được công bố vào thứ Sáu.
Bên cạnh đó, báo cáo kinh tế của Anh cũng được lên kế hoạch công bố. Chỉ số lạm phát, số lượng việc làm, GDP hàng tháng và chỉ số thương mại cũng nằm trong kế hoạch báo cáo. Thông báo về việc tăng thêm các gói kích cầu đã thúc đẩy đồng bảng Anh trong tuần này, nhưng dữ liệu về thị trường của loại tiền tệ này sẽ quyết định liệu những lợi ích đó có bền vững hay không. Những cải tiến được mong đợi, nhưng báo cáo tiêu cực về chỉ số PMI của nhóm ngành dịch vụ và hoạt động sản xuất, số lượng thị trường lao động có thể không cho thấy các tín hiệu lạc quan cho nhà đầu tư.
Đối với đồng đô la Úc, dữ liệu về các động thái của Trung Quốc và chỉ số trên thị trường lao động của Úc sẽ quyết định hướng chuyển biến tiếp theo của thị trường tiền tệ tại quốc gia này. New Zealand có chỉ số PMI và chỉ số lạm phát quý 2 cũng dự kiến được công bố. Ngay cả khi Úc báo cáo dữ liệu việc làm tốt hơn, thì việc đóng cửa tại Victoria cũng sẽ khiến cho bất kỳ sự cải thiện nào cũng trở thành vô nghĩa.