Nửa đầu tháng 7 vẫn tiếp tục mang màu xám trên bầu trời đất nước Mỹ khi con số các trường hợp Coronavirus hàng ngày leo lên mức cao kỷ lục trên 72.000. Thị trường tiền tệ tại quốc gia lớn nhất nhì thế giới này cũng không tránh khỏi các ảnh hưởng tồi tệ với đồng đô la Mỹ liên tục bị rớt giá so với các loại tiền tệ chính trên thế giới. Mặc dù từ cuối tháng 6 đến nay, tâm lý các nhà đầu tư đã bắt đầu trở nên “hờ hững” với thông tin về tình hình dịch bệnh tại Hoa Kỳ, nhưng trong bối cảnh các trường hợp Covid-19 gia tăng gần như gấp đôi mỗi ngày buộc các tiểu bang phải tạm dừng hoặc đẩy lùi các biện pháp mở cửa trở lại.
Nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục thiệt hại nặng nề do niềm tin của người tiêu dùng đã bị ảnh hưởng với chỉ số tâm lý tiêu dùng của Đại học Michigan giảm xuống 73,2 từ mức 78,1 vào tháng Bảy. Điều này nằm trong dự đoán của các nhà kinh tế Mỹ, vì tất nhiên tâm lý lo ngại của hầu hết người dân tại quốc gia này cũng tăng lên đáng kể cùng với mức độ gia tăng hàng ngày của các trường hợp nhiễm Covid-19. Và nhất là, bên cạnh mối lo ngại hàng đầu về dịch bệnh thì người dân tại Mỹ còn phải chịu áp lực rất lớn từ việc hết hạn trợ cấp thất nghiệp vào ngày 31 tháng 7. Điều đó càng củng cố về triển vọng chi tiêu của Hoa Kỳ sẽ rất nghiệt ngã. Đạo luật CARES của chính phủ Hoa Kỳ phần lớn giữ cho nền kinh tế tại quốc gia này được bảo vệ khỏi sự suy thoái sâu sắc, nhưng với viễn cảnh tồi tệ và rất nhiều lợi ích của nền kinh tế biến mất, đồng đô la Mỹ có thể giảm hơn nữa cho đến khi các biện pháp kích thích mới được Quốc hội công bố và phê chuẩn.
Đồng tiền có hiệu suất tốt nhất hiện nay là Franc Thụy Sĩ tiếp theo sau là đồng Euro. Đồng Franc Thụy Sĩ đã hoạt động sôi nổi một cách đáng ngạc nhiên trên thị trường tiền tệ trong những ngày qua do tâm lý yêu thích sự rủi ro của một số nhà đầu tư tích cực. Bên cạnh đó, sự yếu kém trên thị trường tiền tệ của đồng đô la Mỹ đã khiến đồng Euro được giao dịch mạnh mẽ hơn trong kỳ vọng tiếp theo rằng gói kích cầu trị giá 750 tỷ Euro hỗ trợ cho nền kinh tế chống lại Covid-19, sẽ được chính phủ các nước Châu Âu thông qua trong cuộc họp tới. Nếu kỳ vọng đó diễn ra thì sẽ là một nguồn sáng cực kỳ tích cực chiếu sáng lên đồng Euro. Nhưng nếu thất bại thì các nhà giao dịch sẽ rất thất vọng với triển vọng sắp tới của cặp tỷ giá EUR / USD.
Ngoài Euro, đô la Úc và đô la New Zealand cũng được hưởng lợi từ sự yếu kém trong những tuần vừa qua của đồng bạc xanh. New Zealand tiếp tục gặt hái những lợi ích từ thành công của các biện pháp ngăn chặn Covid-19. Chỉ số PMI mới nhất trong hoạt động sản xuất của đất nước này cũng đang tăng tốc với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2018 từ mức 39,8 lên mức 56,3.
Trong khi đó, đồng sterling và đô la Canada bị tụt lại phía sau. Các nhà đầu tư đang lo lắng rằng các hoạt động trong việc mở cửa lại của Anh sẽ dẫn đến một làn sóng Covid-19 thứ hai. Các chỉ số giá bán lẻ ở Canada tăng ít hơn dự kiến, điều đó có nghĩa là báo cáo doanh số bán lẻ của tuần tới sẽ cho thấy sự cải thiện rất nhỏ.
Trong tuần tới, báo cáo của RBA, doanh số bán lẻ của Canada và Anh, chỉ số PMI của Eurozone và Anh sẽ là trọng tâm chính trong tuần. Hoa Kỳ vẫn cho thấy sự yên ắng khi không có báo cáo kinh tế chính được đưa vào lịch kinh tế thế giới. Vì vậy, đồng đô la Mỹ vẫn sẽ dựa trên diễn biến tiếp theo của tình hình dịch bệnh tại Hoa Kỳ.