- Mối quan ngại về thương mại giảm, nhưng các bài phân tích đưa ra bức tranh trái chiều
- Một phần đường cong lợi suất đảo ngược
- OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng, củng cố giá dầu tuần thứ 2
Thị trường chứng khoán ở Mỹ có diễn biến tệ nhất kể từ tháng 3 trước mối quan ngại về thương mại, báo cáo việc làm đáng thất vọng và đường cong lợi suất đi ngang là tín hiệu cảnh báo cho sự suy thoái sắp tới. Giá dầu tiếp tục hồi phục tuần thứ 2 sau khi OPEC đông ý giảm sản lượng.
Chỉ số S & P 500 giảm 2,33% thứ 6 do ngành công nghệ giảm 3,52%. Ngành dịch vụ tiện ích tăng 0,37% cùng ngành năng lượng giảm 0,56% trong bối cảnh thoả thuận của OPEC. Trên cơ sở tuần, chỉ số đã giảm 4,6%, diễn biến tệ nhất kể từ tháng 3, khi chiến tranh thương mại bắt đầu. Ngành tài chính giảm 6,9%, giảm mạnh nhất sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell’s âm điệu trở nên mềm mại hơn. Ngành công nghiệp giảm 6,22% do nhạy cảm với thuế. Về mặt kỹ thuật, chỉ số S&P 500 giảm xuống 0,02% dưới mức đóng cửa ngày 23/11, mức thấp nhất kể từ ngày 2/5 do chỉ số 50 DMA cắt dưới ngưỡng 200 DMA, tạo ra bởi mô hình Death Cross. Nếu giá giảm dưới ngưỡng này, nó sẽ giống như cú đánh mở đầu của một đà bán tháo tiếp.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 2,24% và 4,5% trong tuần. Sự sụt giảm song song đối với chỉ số S&P đóng vai trò là một chỉ số ngược chiều đối với câu chuyện bán tháo do quan ngại về thương mại. Đồng thời, chỉ số kỹ thuật đang mạnh hơn, đóng cửa tăng 0,49% hơn ngưỡng đóng cửa ngày 23/11. Tuy nhiên điều này vẫn chưa tạo ra mô hình Death Cross.
Chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,05%, rõ ràng là một chỉ số diễn biến kém. Về mặt kỹ thuật, nó đã hình thành cây nến Death Cross lần trước.
US SmallCap 200 Weekly Chart
Chỉ số Russell 2000 giảm mạnh 1,72% ngày thứ 6, khiến nó trở thành chỉ số có diễn biến vượt trội. Tuy nhiên, mức giảm 5,56% trong tuần khiến nó trở thành chỉ số có diễn biến kém hiệu quả. Về mặt kỹ thuật, chỉ số này có bức tranh yếu nhất, giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017, là chỉ số đầu tiên hình thành Death Cross tháng trước và có mức đóng cửa thấp nhất kể từ 21/9/2017. Phiên giảm tuần trước đã hoàn thành tam giác đối xứng giảm trong xu hướng giảm, cho thấy giá đã giảm ít nhất 7%, và vượt qua ngưỡng hỗ trợ của cây nến hammer ngày thứ 5.
VIX Biểu đồ ngày
Chúng tôi thấy có điềm báo tích cực rằng mặc dù các vấn đề về biến động, thị trường giảm trong bối cảnh bán thảo. Hơn nữa, kể từ tháng 10, biến động cao và thấp đã giảm. Có thể thị trường đang rũ những tay chơi yếu bóng vía?
Biểu đồ lãi suất trái phiếu Mỹ 2 năm so với 3 năm theo ngày
Vấn đề quan trọng khác mà nhà đầu tư đang quan tâm là đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ khi lãi suất trái phiếu 3 năm vượt lãi suất trái phiếu 5 năm, dấy lên quan ngại về đường cong lãi suất đảo ngược. Trong khi chúng tôi không loại bỏ các rủi ro, chúng tôi nghĩ rằng những dự đoán như vậy là sớm. Nhà đầu tư nên theo kịp diễn biến của đường cong lợi suất, một thước đo đáng tin cậy hơn để theo dõi là lãi suất ngắn hạn (3 tháng) so với lãi suất 10 năm, vì đó là đại diện cho động thái của Fed và kỳ vọng về tăng trưởng trong dài hạn. Đường cong lãi suất này ngang hơn nhưng vẫn có độ dốc.
Thị trường Mỹ tăng thêm 155.000 việc làm mới tháng trước. Con số này không đạt kỳ vọng là 200.000 việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 3,7%, mức thấp nhất trong 49 năm, hỗ trợ tăng trưởng tiền lương. Thu nhập theo giờ trung bình tăng 0,2% theo tháng, không đạt dự báo 0,3%, mặc dù tiền lương không đạt kỳ vọng năm, tăng 3,1% tháng thứ 2. Điểm đáng chú ý là tăng trưởng tiền lương giữ ổn định mặc dù việc tuyển dụng bị chậm lại.
Biểu đồ ngày DXY
Lãi suất trái phiếu 10 năm đóng cửa ở ngưỡng thấp nhất kể từ tháng 8, kéo USD giảm theo, đóng cửa dưới kênh tăng kể từ tháng 10 lần đầu tiên. Tuy nhiên, giá đã đóng cửa kể từ 22/11 và đường 50 DMA tạo đường hỗ trợ.
WTI Weekly Chart
Cuối cùng, tuần kết thúc với thoả thuận OPEC nhằm cắt giảm sản lượng dầu. Về mặt kỹ thuật, diễn biến giá theo tuần tăng trở lại lên trên ngưỡng MA 200 tuần, nhưng trách nhiệm vẫn thuộc về bên mua sau khi giá giảm dưới đường xu hướng tăng dài hạn kể từ đáy tháng 2/2016 ở ngưỡng $26,05.
Tuần tiếp theo
Thứ 2
4:30 – Anh GDP (tháng 10): tăng trưởng dự kiến từ 0,0% lên 0,1% theo tháng và từ 1,5% lên 1,6% theo năm.
19:30 – Úc Niềm tin doanh nghiệp NAB (tháng 11): chỉ số tăng từ 4 lên 10.
Thứ 3
Thời điểm TBC – Cuộc bỏ phiếu Quốc hội Anh về thoả thuận Brexit: hiện dự kiến vẫn chưa thông qua, cho thấy Quốc hội buộc phải trở lại Châu Âu để đàm phán thêm. Thất bại đưa ra một động thái không tự tin. Điều này cho thấy thoả thuận khó có thể được thông qua, làm tăng biến động thị trường.
4:30 – Dữ liệu việc làm Anh: Chỉ số thu nhập trung bình + tiền thưởng dự kiến ổn định ở mức 3,0%, Thay đổi thu nhập bình quân (tháng 11) dự kiến giảm từ 20,2K xuống 13,2K và tỷ lệ thất nghiệp dự kiến ổn định ở ngưỡng 4,1 trong tháng 10.
5:00 – German ZEW (tháng 12): tâm lý kinh tế giảm từ -24,1 xuống -25,0.
8:30 – US PPI (tháng 11): lạm phát nhà máy tăng 0,0% theo tháng, từ 0,6% tháng trước. Thị trường cần theo dõi: USD
Thứ 4
13:30 – US CPI: CPI tăng từ 2,2% lên 2,5% theo năm và từ 0,1% lên 0,3% theo tháng. Lạm phát lõi ổn định ở ngưỡng 0,2% theo tháng và tăng 2,2% theo năm.
19:30 – RBA Bulletin: RBA sẽ cập nhật quan điểm của nền kinh tế Úc.
Thứ 5
7:45 – Quyết định lãi suất ECB: dự kiến không thay đổi lãi suất nhưng thị trường sẽ biến động hơn và sự bất ổn liên tục của Chính phủ Ý tràn khắp các trang thông tin, cuộc họp báo có thể đưa ra một số thông tin chi tiết về việc liệu ngân hàng có còn tự tin về việc chuyển lãi suất vào cuối năm tới hay không.
18:50 – Nhật Chỉ số sản xuất lớn Tankan (Q4): chỉ số tăng từ 17 lên 19.
21:00 – Trung Quốc Doanh số bán lẻ (tháng 11): dự kiến tăng từ 8,6% lên 8,8%.
Thứ 6
3:15 – 4:00 – Chỉ số PMI của Pháp, Đức, Châu Âu German, Eurozone PMIs (tháng 12, sơ bộ): Chỉ số sản xuất PMI của Đức tăng từ 51,7 lên 51,8. rise to 51.7 from 51.8.
8:30 – US doanh số bán lẻ (tháng 11): dự kiến tăng từ 0,1% lên 0,8% theo tháng.