- Tất cả chỉ số của Mỹ ngoại trừ S&P 500 đều tiến vào khu vực điều chỉnh
- Nó vẫn duy trì phía trên đường xu thế tăng kể từ đáy 2009
- VIX cũng như là tài sản trú ẩn như JPY, vàng và lãi suất trái phiếu đều cho tín hiệu không hoản sợ
Tại một trong những tuần bất ổn nhất đối với thị trường trong năm nay, cả NASDAQ, S&P 500, Dow và Russell 2000 đều kết thúc ở mức giảm điểm. Thêm vào đó, cổ phiếu công nghệ giảm sâu hơn vào thứ Sáu, tạm thời đẩy S&P 500 Index tiến vào khu vực điều chỉnh.
Trái phiếu và vàng tăng khi nhà đầu tư thoái vốn khỏi cổ phiếu và tìm chỗ ẩn náu khác. Đợt bán tháo càng nhiều thêm bởi số liệu kết quả kinh doanh đáng thất vọng và không có sự đột phá như kỳ vọng đến từ các công ty lớn bao gồm Amazon (NASDAQ:AMZN) và Alphabet (NASDAQ:GOOGL).
Dịch vụ thông tin và cổ phiếu công nghệ gia tăng áp lực lên SPX
Trong ngày thứ Sáu, chỉ số S&P 500 giảm 1,73% chủ yếu do 2 ngành chính là dịch vụ thông tin giảm 2,71% và cổ phiếu công nghệ giảm 2,00%. Giảm sâu nhất là tiêu dùng phi thiết yếu với 3,11%. 2 ngành đứng giữa tâm bão chiến tranh thương mại là nguyên liệu và công nghiệp lại có kết quả tốt hơn với mức giảm chỉ là 0,59% và 0,99% tương ứng.
Tính theo chỉ số tuần thì SPX tiếp tục kéo dài chuỗi bán tháo, giảm tổng cộng 3,94% sau khi cổ phiếu năng lượng giảm 7,06% khi dầu liên tục giảm trong 3 tuần liên tiếp. Có kết quả tốt nhất là cổ phiếu bất động sản khi chỉ giảm 1,07%. Đây là tuần thứ ¾ sàn giao dịch này giảm điểm.
Sau khi S&P 500 giảm tổng 10,32% so với mức đỉnh 2.930,75 được ghi nhận vào 20/9 nó đã hồi phục thoát khỏi khu vực chính thức điều chỉnh. Kết thúc tuần ở mức thấp hơn 9,35% so với đỉnh.
Trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 1,19% vào thứ Sáu. Tổng mức giảm là 8,9% so với đỉnh 26.828,39 ghi nhận vào 03/10; tuy nhiên khi chỉ số vốn hóa lớn hồi phục, mức giảm đã được thu hẹp để kết thúc với tổng 7,99% giảm.
30 thành phần của sàn giao dịch vẫn đang chậm chạp tiến lên; đó cũng là bước chậm nhất của chỉ số chính của Mỹ đi vào khu vực điều chỉnh. Tính theo chỉ số tuần, ¾ tuần giảm điểm với 2,97%.
Tương tự, Dow vẫn chưa giảm hết 10%, và vì vậy vẫn chưa thể coi thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, nó đã hình thành một xu hướng giảm, trong trung hạn. Trên biểu đồ tháng, nó vẫn nằm trên đường xu hướng tăng kể từ đáy năm 2009 và hiện đang thiết lập 2 đỉnh và đáy giảm, khiến nó vẫn nằm trong đường xu hướng tăng dài hạn.
Ngoài ra, mặc dù chỉ mới giảm 0,14% kể từ đầu năm, Dow cũng là chỉ số có diễn biến tốt thứ 2 trong năm nay, sau chỉ số NASDAQ Composite.
Chỉ số NASDAQ giảm 2,07% ngày thứ 6 sau khi Amazon và Alphabet công bố báo cáo kết quả kinh doanh. Trong khi họ đều vượt kỳ vọng, triển vọng tương lai của họ khá đáng thất vọng.
Như chúng tôi đã chỉ ra trong cuối tuần trước, xu hướng hiện tại chủ yếu do các chỉ dẫn đều yếu đi và chúng tôi băn khoăn liệu các Giám đốc điều hành doanh nghiệp có cho phép tâm lý tiêu cực đã khiến tâm lý không quan tâm đến nền kinh tế vĩ mô và vi mô ổn định. Sau khi bỏ qua diễn biến của cổ phiếu công nghệ, chỉ số vẫn chỉ nằm trong xu hướng tăng từ đầu năm đến nay, tăng 3,82%. Trên cơ sở tuần, mặc dù NASDAQ đã giảm 3,78% trong phiên thứ 4 liên tiếp cùng việc chỉ số đã giảm 10,92%. Nó cũng đã giảm 11,62% từ mức đóng cửa cao nhất ngày 27/8 ở mức 8109,54. Nó vẫn nằm trong khu vực điều chỉnh.
Russell 2000 giảm 1,07% trong phiên thứ Sáu, kết thúc tuần ở mức giảm 3,78% và tổng mức giảm cho 6 tuần liên tiếp là 13,82%. Chỉ số vốn hóa nhỏ rơi vào khu vực điều chỉnh 2 tuần rưỡi trước đó. So với mức đỉnh 1.740,75 ghi nhận vào 27/08 nó đã giảm 14,76% khiến nó điều chỉnh sâu nhất so với các sàng khác. Tổng cả năm cho đến thời điểm này là giảm 3,38%.
Tổng quan, thị trường cổ phiếu hồi phục phần nào vào hôm thứ Sáu sau khi GDP Mỹ tăng 3,5% tốt hơn so với mức dự báo năm 3,3%. Đồng thời, chi tiêu tiêu dùng đóng góp hơn ⅔ giao dịch GDP tăng 4% - mức tăng mạnh nhất kể từ quý IV năm 2014. Nhờ thế mà chỉ số để đo lường lạm phát giá PCE tăng 1,6% thấp hơn so với kỳ vọng tăng trưởng 2,2%.
Như chúng tôi chỉ ra, nếu kết quả kinh doanh tích cực với tăng trưởng vào khoảng 20% so với năm ngoái và số liệu kinh tế vẫn đang mở rộng, thì điều gì là nguyên nhân dẫn đến đợt bán tháo gần đây? Có vẻ như nó xuất phát từ tâm lý ở cả nhà đầu tư và lãnh đạo công ty do chiến tranh thương mại và lãi suất tăng.
Vào hôm thứ Năm, chúng tôi cho rằng đã có xu thế giảm trung hạn cho cả SPX và Dow khi giá hình thành 2 đỉnh và đáy giảm trong biểu đồ ngày sau khi nó cắt bên dưới đường xu thế tăng kể từ đáy tháng 2.
VIX cho thấy sự bất ổn không tăng trong tháng và đạt chỉ một nửa so với tháng 2, cho dù đợt bán tháo kéo dài nhưng có vẻ như thị trường không rơi vào trạng thái hoảng loạn.
Tại thị trường ngoại hối, JPY vẫn giữ phía dưới đường xu thế tăng kể từ tháng 5 2015 càng khẳng định thêm thị trường vẫn chưa hoảng loạn.
Hơn nữa, vàng cũng vẫn nằm dưới đường xu thế tăng kể từ tháng 11/2015.
Trái phiếu cũng cho thấy điều tương tự. Lãi suất vẫn nằm trong xu thế tăng kể từ giữa 2016 và trên thực tế hình thành đáy kép kể từ 2011 với đường neckline đang có mức hỗ trợ ở trên 3,000.
Dù vậy, chúng ta vẫn cần đề phòng căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ - Trung khi mà nhân dân tệ đang thử mức đáy thấp nhất kể từ tháng 12 2016, và giảm thêm 1/4 % nữa sẽ đưa nó xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 2008. Ngưỡng tâm lý này dường như sẽ đưa chiến tranh thương mại lên một mức khác.
Có thể Mỹ và Trung Quốc sẽ nhận ra cuộc chơi này sẽ chẳng mang lại điều gì tốt cho cả 2. Theo đà này, họ sẽ cùng lùi bước với một thỏa hiệp.
dầu WTI kéo dài đà tăng sau khi đạt đến đường xu thế tăng kể từ tháng 2 và Ả Rập Xê Út hứa sẽ giữ giá thấp bằng cách bù đắp cho lượng cung thâm hụt.
Tuần tiếp theo
Thứ 2
8:30: Mỹ – Thu nhập cá nhân và Chi tiêu (tháng 9): thu nhập tăng từ 0,3% lên 0,4% theo tháng và chi tiêu tăng từ 0,3% lên 0,4% theo tháng.
19:30: Nhật – Thất nghiệp (tháng 9): ổn định ở mức 2,4%
Thứ 3
4:55: Đức – thất nghiệp (tháng 10): ổn định ở mức 5,1%.
6:00: Châu Âu – GDP (Q3, sơ bộ), Môi trường doanh nghiệp (tháng 10): GDP giảm từ 2,1% xuống 1,9% theo năm trong khi vẫn ổn định ở mức 0,4% theo tháng, chỉ số niềm tin doanh nghiệp giảm từ 1,21 xuống 1,14..
9:00: Đức – Lạm phát (tháng 10, sơ bộ): CPI tăng từ 2,3% lên 2,4% theo năm.
10:00: Mỹ – Niêm tin người tiêu dùng (tháng 10): niêm tin người tiêu dùng giảm từ 138,4 xuống 136..
21:00: Trung Quốc – Chỉ số PMI sản xuấtI (tháng 10): dự kiến giảm từ 50,8 xuống 50,6. .
21:00: Nhật (dự kiến) – Quyết định của BoJ: dự kiến giữ nguyên ở mức 0,1%.
Thứ 4
1:00: Nhật – Niềm tin hộ gia đình (tháng 10): chỉ số tăng nhẹ, từ 43,4 lên 43,5.
6:00: Châu Âu – CPI (tháng 10, sơ bộ); Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 9): CPI ổn định ở mức 2,1%, tương đương so với tháng trước theo năm và chỉ số CPI lõi tăng từ 0,9% lên 1,0% theo năm. Tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 8,1%.
8:15: Mỹ – Báo cáo việc làm ADP (tháng 10): 190K việc làm sẽ được tạ ra từ mức 230K trong tháng trước.
9:45: Mỹ – Chỉ số PMI Chicago (tháng 10): chỉ số giảm từ 60,4 xuống 60,3. Thị trường cần theo dõi: Chỉ số Mỹ, USD.
10:30: Mỹ–Hàng tồn kho dầu mỏ: stockpiles to rise to 6.346 million, from a 6.3 million barrel increase a week earlier.
Thứ 5
5:30: Anh – Chỉ số PMI sản xuất (tháng 10): giảm từ 53,8 xuống 53,1.
8:00: Anh – cuộc họp BoE và Báo cáo lạm phát: chính sách không thay đổi, nhưng báo cáo lạm phát sẽ đưa ra tín hiệu về biến động của GBP.
10:00: Mỹ – Chỉ số PMI sản xuất ISM (tháng 10): giảm từ 59,8 xuống 59,0.
Thứ 6
5:30: Anh – PMI xây dựng (tháng 10): dự báo giảm từ 52,1 xuống 52,0. Thị trường cần theo dõi: GBP
8:30: Mỹ – Bảng lương phi nông nghiệp (tháng 10), cán cân thương mại (tháng 9): bảng lương dự kiến tăng từ 134K lên 191K so với tháng trước, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,7% lên 3,8% và thu nhập theo giờ trung bình giảm từ 0,3% xuống 0,2%. Cán cân thương mại thâm hụt tăng từ 53,2 tỷ USD lên 53,4 tỷ USD.
8:30: Canada – Báo cáo việc làm (tháng 10): 10K việc làm sẽ được tạo ra so với mức 63.300 trong tháng trước, tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 5,9%.