- Kết quả kinh doanh tăng nhưng giá cổ phiếu giảm đà tăng theo tuần
- VIX tăng giá so với năm 2017
- Lãi suất trái phiếu Mỹ đạt 2,96%, xác nhận lại xu hướng tăng giá
- Tại sao cả cổ phiếu và trái phiếu đều bị bán?
- Hàng hoá, bao gồm cả dầu mỏ đạt mức cao nhất trong vài năm
- USD tăng 4 phiên liên tiếp
- Vàng giảm 2 phiên liên tiếp
Trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh này, hầu hết các công ty đã báo cáo đạt mục tiêu doanh thu và kỳ vọng, vậy tại sao thị trường lại không tăng nhiều? Chỉ số S&P 500 chỉ tăng 2,3% trong giữa phiên ngày thứ 4, và sau đó kết tuần chỉ tăng nhẹ 0,52%. Hơn nữa, sau khi chịu đựng nhiều rủi ro địa chính trị với hy vọng kết quả kinh doanh sẽ hỗ trợ thị trường, tại sao nhà đầu tư lại bán ngày thứ 5 và thứ 6 khi kết quả kinh doanh là tất cả những gì họ hy vọng… và hơn thế nữa?
Mặc dù cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ-Trung và căng thẳng ở khu vực Trung Đông, chỉ số S&P 500 đóng cửa tuần chỉ tăng nhẹ. Đồng thời chỉ số Dow tăng 0,44% trong tuần, chỉ số NASDAQ tăng 0,55% và chỉ số Russell 2000 đã tăng 0,98%. Các công ty vốn hoá nhỏ, chủ yếu là các công ty trong nước được hưởng lợi khi không phải chịu ảnh hưởng của cuộc giao tranh thuế quan.
Chúng ta chấp nhận rủi ro?
Ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (-3,99%), một ngành phòng thủ, giảm trong tuần trong khi những ngành tăng trưởng đều kéo cổ phiếu cao hơn. Ngành năng lượng (+2,65%) có diễn biến vượt trội, theo sau là Công nghiệp (+2,18%), Hàng tiêu dùng không thiết yếu (+1,74%), Vật liệu (+1,53%) và Tài chính (+1,53%). Ngành cổ phiếu tăng trưởng là ngành có mức tăng nhiều nhất trong năm ngoái, tuy nhiên Công nghệ (-0,17%) lại giảm, đây là kết quả của các mức thuế mới được áp dụng.
Những kết quả này có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro, miễn là các doanh nghiệp tiếp tục cố gắng không?
… Hay từ bỏ rủi ro?
Trong 3 phiên giao dịch vừa qua, cổ phiếu VIX đã bắt đầu tăng lên. Mặc dù mức thấp của VIX ngày thứ 3 ở ngưỡng 14,57 – ngưỡng hỗ trợ của giá đóng cửa thấp nhất trước đó, giá ngày 8/3 vẫn cao hơn hầu hết giá năm 2017. Tất cả điều này xảy ra khi các công ty đang đưa ra kết quả kinh doanh.
Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả kinh doanh không tốt và các tin tức về rủi ro chính trị vẫn còn đó (hoặc thậm chí còn tăng lên)? Cổ phiếu hầu như không tích luỹ ngay bây giờ và biến động đang ngày càng tăng.
Các dự đoán của nhà phân tích đối với tăng trưởng của doanh nghiệp khoảng 15-20% trong quý này và đúng như vậy. Tuy nhiên, biến động thị trường vẫn tăng lên. Rõ ràng, có điều gì đó bất thường đã xảy ra trên thị trường.
Trong 3 phiên giao dịch vừa qua, VIX đã tăng còn thị trường chứng khoán giảm từ mức cao trong tuần, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đóng cửa ở đỉnh mới, 2,96%, cao hơn mức mức đỉnh ngày 21/2 với giao dịch mức cao trong phiên là 2,597% và đóng cửa ở mức 2,592%. Mức tăng mới này xác nhận lại xu hướng tăng từ đáy hồi tháng 7/2016.
Đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 12/2013. Nếu lãi suất tiếp tục vượt 3,041%, nó sẽ hoàn thành một đáy lớn kể từ tháng 7/2012.
Thông thường, có sự tương quan nghịch giữa giá trái phiếu và cổ phiếu, tương tự, có tương quan cùng chiều giữa cổ phiếu và lãi suất trái phiếu khi nhà đầu tư xoay vốn từ tài sản này sang tài sản khác.
Vậy tại sao cả cổ phiếu và trái phiếu đều đang bị bán ra trong nửa cuối tuần?
Lãi suất tăng cũng là kết quả của kỳ vọng về lạm phát cao hơn. Thật vậy, lãi suất đang tăng trên toàn cầu, lấy tín hiệu từ thị trường Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đồng thời, các loại hàng hoá đã tăng mạnh. Tuy nhiên, giá tăng sẽ khiến lạm phát. Vào thứ 6, quỹ đầu tư ETF Hàng hoá của Mỹ (NYSE:USCI) đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2015.
Hơn nữa, về mặt kỹ thuật, chỉ số hàng hoá toàn cầu của Bloomberg đã hình thành kênh Tăng giá, cho thấy nhu cầu hiện đang hấp thụ nguồn cung. Khi đã hấp thụ xong, nguồn cung sẽ phải tăng giá để tìm thêm nguồn cung mới, hoàn thành một đáy mới.
Tuy nhiên, thuế quan và cuộc chiến thương mại gia tăng Mỹ-Trung khiến họ phải mất phí. Dầu mỏ cũng đạt đỉnh trong 3,5 năm nhờ sản lượng từ Ả rập xê út và Nga giảm, ngay cả khi sản lượng Mỹ tăng nhanh khi yêu cầu về cơ sở hạ tầng cho phép. Tương tự, rủi ro địa chính trị từ Syria – mặc dù không phải là một nước sản xuất dầu mỏ - cũng khiến nhà đầu tư lo ngại về khả năng nguồn cung bị gián đoạn. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang thấy nhu cầu dầu trong toàn cầu đang ngày càng tăng.
Lạm phát lo ngại sẽ gia tăng?
Câu hỏi mà các nhà đầu tư dường như đang hỏi: nếu lạm phát tăng, liệu Fed có tăng lãi suất - điều có thể dẫn đến suy thoái, để giảm lạm phát không?
Những ngành có diễn biến tốt trong tuần qua là ngành có liên quan đến hàng hoá (Năng lượng, Công nghiệp và Vật liệu cơ bản). Điều này có thể dẫn đến mức lãi suất cao hơn như đã đề cập ở trên, do đó, làm tăng lợi nhuận ngân hàng và đẩy giá cổ phiếu ngành Tài chính lên. Tuy nhiên, nếu lãi suất tăng cao hơn dự kiến, liệu các nhà đầu tư có tiếp tục mua những cổ phiếu ngành này trong khi thị trường suy thoái không? Có thể câu trả lời là Không.
Hơn nữa, ngay cả với kết quả kinh doanh khá tốt, thị trường chứng khoán Mỹ hầu như không tăng điểm trong tuần. Nếu tình hình kinh doanh bắt đầu gây thất vọng, nhà đầu tư sẽ không còn gì để bám vào. Do đó, cộng thêm ảnh hưởng của rủi ro suy thoái với giá hàng hoá đang tăng, có thể nhà đầu tư cho rằng những con số này sẽ không cho thấy một tương lai sáng lạn kể cả khi doanh nghiệp có đưa ra kết quả kinh doanh tốt, vì những yếu tố rủi ro toàn cầu vẫn đang ảnh hưởng mạnh đến tâm lý nhà đầu tư.
Nếu trường hợp đó xảy ra, việc bán croo phiếu trong nửa cuối tuần có thể là dấu hiệu sớm của câu nói bất hủ ở Wall Street: “Mua trên tin đồ (kỳ vọng về mùa kết quả kinh doanh tốt), bán trên tin tức (báo cáo kết quả kinh doanh thực sự tốt).
Trong khi đó, đồng USD tăng 4 phiên liên tiếp trong tuần vừa qua trong mô hình Tam giác đối xứng kể từ tháng Giêng. Sự thiếu quyết đoán của mô hình (không hình thành tam giác tăng hay giảm) đã cho thấy sự nghi ngờ và tâm lý bất ổn của nhà đầu tư. Vẫn có 1 số kỳ vọng nó sẽ bứt phá và đi theo xu hướng giảm.
Giá vàng tương quan nghịch với đồng Đôla. Nó cũng vậy, hiện đang hình thành dự báo cho một tam giác đối xứng. Trong khi tăng lãi suất sẽ làm tăng nhu cầu về USD, lạm phát tăng làm tăng nhu cầu về vàng, đây là một rào cản làm giảm sức mua.
Dĩ nhiên, chúng tôi không thể chắc chắn bức tranh đầu tư sẽ đi theo hướng nào, nhưng chúng tôi có thể chắc chắn về sự biến động của thị trường trong thời gian tới.
Sự kiện kinh tế chính
Mốc thời gian tính theo EDT
Chủ Nhật
22:30: Nhật Bản – PMI sản xuất (tháng 4, sơ bộ): dự kiến giảm từ 53,2 xuống 52,6.
Thứ 2
4:00 - 5:00 – Chỉ số PMI dịch vụ và sản xuất (tháng 4, sơ bộ) của Pháp, Đức, Khu vực Châu Âu: dự kiến giảm nhẹ, khiến EUR chịu thêm áp lực giảm giá.
8:30: Mỹ – Chỉ số hoạt động Fed ở Chicago (tháng 3): dự kiến giảm từ 0,88 xuống 0,2. Chỉ số sản xuất và 103.000 công việc mới trong Bảng lương phi nông nghiệp bù đắp số lượng giấy phép xây dựng và khai thác và sản xuất tiện ích.
9:45: Mỹ – Chỉ số PMI dịch vụ và sản xuất (tháng 4, sơ bộ): sản xuất giảm từ 55,6 xuống 55, dịch vụ giữ nguyên ở mức 54. Sau khi các chỉ số PMI ở mức khoảng 50, các quy định thuế quan có thể thay đổi, ảnh hưởng đến giá và hàng tồn kho cũng như các báo cáo khác.
10:00: Mỹ – Doanh số bán nhà hiện tại (tháng 3): dự kiến giảm từ 5,54 triệu xuống 5,528 triệu. Nguồn cung trên thị trường đã giảm xuống dưới mức nhu cầu, khiến giá tăng, doanh thu chững lại.
21:30: Úc – Chỉ số CPI (Q1): dự kiến ở tăng từ 1,9% lên 2% theo năm và 0,6% lên 0,7% theo quý.
Thứ 3
4:00: Đức – Chỉ số Ifo (tháng 4): chỉ số môi trường kinh doanh tăng từ 114,7 lên 114,8.
10:00: Mỹ – Chỉ só niềm tin người tiêu dùng (tháng 4), Doanh số bán nhà mới (tháng 3): chỉ số niềm tin giữ ở mức cao 127,7, giảm nhẹ từ tháng 3. Chỉ số này nhận được sự hỗ trợ từ việc thay đổi thuế; doanh số bán nhà mới tăng từ 618.000 lên 630.000. Doanh số bán nhà mới vẫn đang chịu áp lực sau khi đạt đỉnh vào cuối năm ngoái, áp lực từ việc lãi suất cho thuê tăng và nguồn cung hạn chế.
Thứ 4
10:30: Mỹ – Hàng tồn kho dầu mỏ EIA (kết thúc tuần 20/4): dự trữ dầu mỏ dự kiến tăng 290.000/thùng, giảm từ mức 1,07 triệu thùng trong tuần trước.
Thứ 5
2:00: Đức – Chỉ số niềm tin người tiêu dùng GfK (tháng 5): dự kiến giảm từ 10,9 xuống 10,8.
7:45: Khu vực Châu Âu – Quyết định lãi suất ECB (1.30pm Họp báo): dự kiến không thay đổi lãi suất. Trong khi luôn có niềm tin rằng ngân hàng sẽ thắt chặt chính sách, dữ liệu kinh tế yếu hơn có thể cho phép Mario Draghi tiếp tục giữ nhận định của mình.
8:30: Mỹ – Số lượng đơn hàng bền vững (March): dự kiến tăng 1% theo tháng từ mức 3,1% và 0,4% theo tháng, không bao gồm vận chuyển tức mức 1,2% trong tháng trước.
19:30: Nhật Bản – Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 3): dự báo tăng từ 2,5% lên 2,6%.
23:00: Nhật Bản – Quyết định của Ngân hàng Nhật Bản: dự kiến không có gì thay đổi, tuy nhiên có thể có thông tin tích cực đối với JPY.
Thứ 6
3:55: Đức – Tỷ lệ thất nghiệp (April): dự kiến giữ nguyên ở mức 5,3%, trong khi số lượng thất nghiệp giảm từ 19K xuống 15K trong tháng 3.
4:30: Anh – GDP (Q1, sơ bộ): tăng trưởng dự kiến 0,4% theo quý và tăng từ 1,4% lên 1,5% theo năm.
5:00: Khu vực Châu Âu – Chỉ số niềm tin doanh nghiệp (tháng 4): dự báo tăng từ 1,34 lên 1,39.
8:30: Mỹ – GDP (Q1, dự báo): dự kiến ở giảm từ 2,9% xuống 2,3% theo quýexpected to be 2.3% QoQ.
10:00: Mỹ – Tâm lý người tiêu dùng tại Michigan (tháng 4, số kết thúc): dự kiến giảm từ 101,4 xuống 98.