- Cổ phiếu vốn hoá lớn kết thúc đà tăng trong 5 ngày, cổ phiếu vốn hoá nhỏ tăng phiên thứ 6
- Dầu kết thúc đà tăng 9 ngày, đà tăng dài nhất trong 9 năm
- General Motors (NYSE:GM) đi ngược xu hướng
- Các ngành cho thấy sự hỗn loạn
Đà tăng 5 ngày đối với các chỉ số vốn hoá lớn Mỹ như chỉ số S&P 500, trung bình công nghiệp Dow Jones và NASDAQ Composite đã tạm dừng trong phiên thứ Sáu, mặc dù chỉ số Russell 2000 đã tăng phiên thứ 6 liên tiếp. Cổ phiếu năng lượng đi theo đà giảm của giá dầu, kết thúc đà tăng trong 9 phiên, chuỗi tăng dài nhất trong 9 năm.
Khả năng về sức mạnh giữa các nhà sản xuất ô tô, sau dự báo về thu nhập lạc quan từ General Motors (NYSE: GM) khiến cổ phiếu tăng giá vào thứ Sáu, mang đến cho các nhà đầu tư một số hy vọng sau dự báo giảm trong quý trước. Thông báo thông báo gần đây của Apple (NASDAQ:AAPL) về việc doanh thu giảm trong quý hiện tại cũng khiến nhà đầu tư lo lắng. Tuy nhiên, mối lo ngại về việc chính phủ ngừng hoạt động lâu nhất trong lịch sử trở thành dấu hiệu cho những gì nhà đầu tư coi là đáy cho triển vọng của công ty.
Không có Logic đối với diễn biến S&P 500 ngày thứ Sáu với một số ngành tăng và giảm
Chỉ số S&P 500 giảm 0,01% vào cuối tuần với các ngành phân chia trong sắc đỏ và xanh. Tuy nhiên, dường như không có sự phân định thực sự có logic giữa người thắng và người thua.
Cổ phiếu năng lượng dẫn đầu đà giảm với mức 0,59%. Điều này dễ hiểu do giá dầu giảm dưới ngưỡng $52/thùng vào ngày thứ Sáu. Ngoài ra cũng không có sự khác biệt cụ thể giữa ngành theo chu kỳ và ngành phòng thủ.
Ví dụ, ngành phòng thủ như Hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 0,29% trong khi Dịch vụ tiện ích lại giảm 0,37%. Mặt khác, ngành theo chu kỳ như tài chính tăng 0,25% trong khi dịch vụ công nghệ thông tin giảm 0,5%.
Một sự bất thường về cấu trúc khác xảy ra giữa ngành Tài chính (+ 0,25%) và Bất động sản (+ 0,19%), cả hai đều tăng gần như nhau. Tuy nhiên, cổ phiếu tài chính có xu hướng tăng khi triển vọng lãi suất cao hơn, trong khi cổ phiếu Bất động sản thường giảm với chi phí vay cao hơn và thu nhập bất động sản tương đối thấp hơn so với lãi suất trái phiếu cố định cao hơn. Nói cách khác, mối tương quan tiêu cực giữa hai ngành đã bị phá vỡ vào phiên thứ Sáu.
Một sự phân chia về cấu trúc thị trường khác: cả ngành theo chu kỳ Hàng tiêu dùng không thiết yếu tăng 0,1% và ngành phòng thủ như Hàng tiêu dùng thiết yếu cũng tăng 0,29%.
Một lưu ý nhỏ: thật thú vị khi nguyên vật liệu (-0,4 phần trăm) nằm trong số những ngành giảm mạnh, ngay cả khi tổng thống Mỹ luôn nói rằng ông sẽ không từ bỏ bức tường biên giới của mình, sự kiện lớn nhất trong số các hứa hẹn trong chiến dịch của ông. Người ta kỳ vọng rằng cổ phiếu của các công ty vật liệu sẽ tăng khi các doanh nghiệp mở rộng. Cho đến nay, Tổng thống Donald Trump cho thấy ông ta sẵn sàng giữ lời hứa của mình, bao gồm cả việc cắt giảm thuế mạnh nhất lịch sử, chiến tranh thương mại và bức tường biên giới, khi ông đối mặt với đảng Dân chủ trong giai đoạn đóng cửa chính phủ lâu nhất lịch sử.
Ngoài ra, trong khi ông dường như bước ra khỏi việc khuyến nghị cấp thiết cho vấn đề này, ông tiếp tục tận dụng đặc quyền điều hành của mình, để ngành Vật liệu được hưởng lợi. Có thể nào thị trường không tin rằng khoản phân bổ 5 tỷ USD cho bức tường biên giới của Trump sắp xảy ra?
Mặt khác, ngành dịch vụ y tế tăng 0,33% nhờ Thống đốc California Gavin Newsom, người mới nhậm chức, trong số các nhà lập pháp Dân chủ khác ở cấp tiểu bang và thành phố, đã đề xuất tăng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe trong số các mặt hàng khác. Tất nhiên, do California là tiểu bang đông dân nhất của đất nước. Điều này có thể đã giúp thúc đẩy ngành này.
Tất cả các ngành đều trong sắc xanh
Trong tuần, chỉ số SPX tăng 2,54%, tuần tăng thứ 3 liên tiếp khiến tổng mức tăng là 7,43% kể từ tháng 8. Tất cả các ngành đều trong sắc xanh. Tuy nhiên, có một số điều liên quan đến tâm lý nhà đầu tư về việc họ sẽ chấp nhận rủi ro ở mức độ nào đối với các ngành khác nhau.
Bất động sản diễn biến vượt trội, tăng 4% như mọi người kỳ vọng sau khi lộ trình tăng lãi suất chậm lại rõ ràng hơn. Tài chính chỉ tăng 1%.
Các ngành theo chu kỳ như công nghiệp tăng 4,17%, ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu chỉ tăng 3,72%.
Các ngành phòng thủ như Hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 0,72% và dịch vụ tiện ích tăng 0,87%. Tại sao ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu gồm những mặt hàng cao cấp lại nằm trong top tăng mạnh?
Ngành nguyên vật liệu tăng 1,92% là một trong những ngành có diễn biến tệ nhất. Liệu điều này có phải là tín hiệu nhà đầu tư có tin tưởng Trump sẽ bảo hộ ngành này như lời hứa trong chiến dịch của ông?
Chỉ số Dow giảm 0,02% phiên thứ Sáu, nhưng đã tăng 2,4% trong tuần, tuần tăng thứ 3 liên tiếp, với tổng mức tăng là 6,91% kể từ đáy tháng 12.
Đà tăng 5 ngày của chỉ số NASDAQ Composite đã kết thúc, với việc giảm 0,21% trong phiên thứ Sáu. Trong tuần nó đã tăng 3,45% với tổng mức tăng là 10,08% trong 3 tuần.
Chỉ số Russell 2000 tăng 0,13% là chỉ số chính duy nhất của Mỹ tiếp tục đà tăng trong ngày thứ Sáu, phiên thứ 6 trong tuần. Nó đã tăng tổng cộng 4,83% trong tuần và 12,02% trong đà tăng 3 tuần vừa qua kể từ đáy tháng 12.
Chỉ số Russell cũng đang đối mặt với đường kháng cự đối với một đỉnh mô hình đỉnh đầu vai hoàn chỉnh nhưng điều bí ẩn lớn là tại sao chỉ số vốn hóa nhỏ lại vượt trội so với các chỉ số lớn khác của Hoa Kỳ trong nhiều khung thời gian. Đáng lẽ ra nó phải bị ảnh hưởng nặng nề do các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung kéo dài. Đây có phải là một cuộc bỏ phiếu không tin tưởng của nhà đầu tư về kết quả của các cuộc đàm phán? Hoặc họ gần như không quan tâm đến thuế quan như các phương tiện truyền thông và nhà kinh tế đang nói về nó. Chúng tôi không thực sự biết được sự thật.
Đối với diễn biến chỉ số S&P 500 ngày thứ Sáu, liệu diễn biến hỗn loạn này là tạm thời? Liệu đây có phải là dấu hiệu của đợt biến động gia tăng mà không chỉ ra bất kỳ điều gì ngoài cơn bão chốt lời liên tục? Hoặc đây là trường hợp kinh điển của sự thiếu lãnh đạo, vì đây có thể là đợt tăng cuối cùng trên thị trường tăng trưởng?
Sau khi chỉ số S&P 500 chạm đường MA 200 tuần, trên đường xu hướng tăng dài hạn kể từ đáy năm 2009, chúng tôi cho rằng sẽ có đợt tăng điều chỉnh khác, một động thái trở lại đường kháng cự của đỉnh mô hình đỉnh đầu vai trải dài trong suốt năm ngoái. Tuần tới có thể sẽ là giai đoạn thử nghiệm.
Liệu ngưỡng 2700 có phải là một ngưỡng kháng cự? Nếu như vậy, chúng ta có thể chờ đợi một đợt bán tháo khác, phá vỡ ngưỡng thị trường gấu 20% dựa vào đường MA 200 tuần và đường xu hướng tăng dài hạn. Tuy nhiên, nếu việc đóng cửa chính phủ và tranh chấp thương mại được giải quyết, cùng với việc Fed trở nên bi quan hơn, mô hình này sẽ thất bại. Điều này đóng vai trò như một máy phóng máy bay khi động lực thị trường đảo ngược trên mức kỷ lục của tháng 9. Định hướng của chúng tôi là dựa vào các bằng chứng kỹ thuật, rằng thị trường sẽ giảm xuống.
Dầu đã hoàn thành đà tăng trong 9 phiên mặc dù Mỹ giảm bốn giàn khoan dầu vào tuần trước cũng như cuộc đàm phán Mỹ-Trung kéo dài nhất kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu. Có lẽ việc chính phủ đang đóng cửa bắt đầu thử sức nhà đầu tư, hoặc có lẽ họ chỉ đơn giản coi đây là thời điểm tốt để kiếm lợi nhuận, khi mà tất cả thông tin tập trung vào nó là đà tăng dài nhất cho hàng hóa trong gần một thập kỷ.
Về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể thấy rằng giá tìm thấy nhu cầu ngày càng tăng khi có mức hỗ trợ kép, đáy tháng 6/2017 và đường xu hướng tăng, kể từ tháng 8/2016, và nguồn cung tăng, đẩy nó xuống dưới mức MA 200 tuần. Việc đóng cửa trên ngưỡng MA 200 tuần củng cố niềm tin rằng sự phục hồi có thể biến thành đà tăng bền vững, trong khi việc giảm dưới mức hỗ trợ $42 kể từ tháng 6/2017 có thể sẽ khiến thị trường tiếp tục bán tháo.
Tuần tiếp theo
Thứ Hai
2:00: Trung Quốc – Dự kiến: nhập khẩu và xuất khẩu (tháng 12): cán cân thương mại dường như tệ hơn do nhập khẩu dự kiến tăng từ 3% lên 5,5%, trong khi xuất khẩu giảm từ 5% xuống 3% theo năm.
9:00: Mỹ – Dự kiến: Chủ tịch Fed Powell điều trần: có thể nhà đầu tư sẽ cảm thấy rõ ràng hơn sau khi Fed trình bày về lộ trình thắt chặt lãi suất. Đồng thời, trong ngày thứ Sáu, ông nói ông cũng “rất lo lắng" về việc nợ của Mỹ đang ngày càng gia tăng. Tổng mức nợ hiện nay khoảng 12,9 nghìn tỷ USD, trong đó 16 nghìn tỷ USD là nợ công. Điều này có thể tác động đến quỹ đạo lãi suất, vì Powell cho rằng việc tăng lãi suất liên tục có thể làm tăng chi phí lãi cho khoản nợ, và sẽ trở thành gánh nặng lớn hơn và lớn hơn. Mức thâm hụt hàng năm của Mỹ được duy trì hiện được cho là hơn 1 nghìn tỷ USD.
Thứ Ba
8:30: Mỹ – Dự kiến: Cán cân thương mại (tháng 11): thâm hụt giảm từ 55,5 tỷ USD xuống 54 tỷ USD.
8:30: Mỹ – Chỉ số sản xuất NY Empire State (tháng 11): dự kiến tăng từ 10,9 lên 11,25.
Tối: Anh – Quốc hội tổ chức bầu cử đối với thoả thuận Brexit: arliament to vote on Brexit deal: Hạ viện sẽ bỏ phiếu cho thoả thuận rút lui. Hiện vẫn chưa rõ liệu nó sẽ vượt qua, và tương lai là không chắc chắn nếu thất bại. Theo dõi thị trường: Các cặp liên quan đến GBP.
Thứ Tư
2:00: Đức – Chỉ số CPI (tháng 12, cuối cùng): dự báo ổn định ở mức 0,1% theo tháng và 1,7% theo năm.
4:30: Anh – CPI (tháng 12): giá dự kiến giảm từ 2,3% xuống 2,2% theo năm.
8:30: Mỹ – Doanh số bán lẻ (tháng 12): doanh số ổn định ở mức 0,2% theo tháng.
10:30: Mỹ – EIA Hàng tồn kho dầu (kết thúc tuần 11/1): hàng tồn kho giảm xuống -2,8 triệu thùng.
Thứ Năm
5:00: Khu vực Châu Âu – CPI (tháng 12): dự kiến ổn định ở mức 1,6% theo năm và -0,2% theo tháng.
8:30: Mỹ – Nhà mới bắt đầu: dự kiến tăng từ 1,260 lên 1,256 triệu căn.
8:30: Mỹ – Cấp phép xây dựng (tháng 12): dự kiến giảm từ 5,0% xuống -2,1% theo tháng và từ 1,328 triệu căn xuống 1,290 triệu theo năm.
10:00: Mỹ – Số lượng nhà mới (tháng 11): dự báo tăng từ 544K lên 569K.
18:30: Nhật – CPI (tháng 12): tăng từ 0,8% lên 1,3% theo năm.
Thứ Sáu
4:30: Anh – Doanh số bán lẻ (tháng 12): dự báo giảm từ 1,4% xuống -0,8% theo tháng và giảm từ 3,6% xuống 3,4% theo năm
8:30: Canada – CPI (tháng 12): lạm phát lõi tăng từ 1,5% lên 2,3% theo năm.
10:00: Mỹ – Tâm lý nhà đầu tư Michigan (tháng 12, sơ bộ): niềm tin giảm từ 98,3 xuống 96,9.