Điểm nhấn thị trường
TTCK Việt Nam tăng điểm trong phiên hôm nay, tương đồng với diễn biến tích cực của TTCK khu vực trước kỳ vọng kinh tế toàn cầu khởi sắc nhờ vaccine Covid-19. Các nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công như thép HPG (+5%), NKG (HM:NKG) (+0.4%), hạ tầng C4G (+4.7%), VCG (HN:VCG) (+3.9%) tăng mạnh sau thông tin từ Ủy ban Tài chính ngân sách cho biết vốn phân bổ cho đầu tư công năm 2021 sẽ tăng 1.4% yoy, bên cạnh nguồn vốn tồn đọng chưa giải ngân hết trong năm nay.
Đánh giá của Bộ Công Thương cho biết dệt may là 1 trong 5 mặt hàng hưởng lợi lớn nhất từ Hiệp định RCEP mới đây được ký kết, giúp cổ phiếu dệt may tăng giá ở TCM (HM:TCM) (+5.2%), GIL (+3.8%). Cổ phiếu ngành chứng khoán như HCM (HM:HCM) (+3.6%), SSI (HM:SSI) (+2.7%) đồng loạt tăng mạnh trước diễn biến tăng của thanh khoản thị trường nhiều phiên gần đây.
Nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng phiên thứ 4 liên tiếp ở VHM (HM:VHM) (+2.7%), HPG (+5%), VNM (HM:VNM) (-0.3%).
Hợp đồng tương lai/Quỹ ETF
Các HĐTL đồng loạt tăng giá trong phiên hôm nay nhờ diễn biến tích cực của thị trường tương lai chứng khoán Mỹ. Chênh lệch giữa F2012 và VN30 Index mở cửa ở 1.51 điểm và nhanh chóng tăng lên mức cao nhất trong ngày ở 3.11 điểm. Chênh lệch sau đó suy giảm và giao dịch chủ yếu trong biên độ -1.4 điểm đến - 3.36 điểm, trước khi đóng cửa tăng nhẹ lên -0.63 điểm khi nhà đầu tư nội gia tăng vị thế long vào cuối phiên. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình. Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua ròng ở F2012.
Tâm điểm cổ phiếu trong ngày
HPG tăng 5% lên 37,500 VNĐ/cp.
Tại lễ kỷ niệm 5 năm thành lập, Công ty Phát triển nông nghiệp Hòa Phát (HM:HPG), công ty con của HPG, đặt mục tiêu cung cấp ra thị trường 150,000 con bò Australia, 250,000 heo thương phẩm và đạt sản lượng 700,000 trứng mỗi ngày vào cuối năm 2020. Đến năm 2022, công ty sẽ đạt sản lượng tối đa công suất thiết kế 600,000 tấn thức ăn chăn nuôi, 500,000 đầu heo thương phẩm, 250,000 bò thịt, 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm và hướng tới phát triển theo chuỗi 3F (Feed – Farm – Food).
PNJ (HM:PNJ) tăng 4.2% lên 76,700 VNĐ/cp.
PNJ vừa thông báo kết quả kinh doanh tháng 10 với lợi nhuận đạt 175 tỷ đồng (+35% YoY), doanh thu 1,827 tỷ đồng (+6.5% YoY) và biên lợi nhuận gộp đạt 21.9%, tăng so với mức 20.4% cùng kỳ. Trong tháng 10, PNJ đã đưa nhãn hiệu Style by PNJ vào vận hành với các sản phẩm mang tính cá nhân hóa và phù hợp với các phong cách riêng của từng phân khúc khách hàng. PNJ hiện có tổng cộng 341 cửa hàng, trong đó 10 tháng đầu năm 2020 mở mới 26 cửa hàng và nâng cấp 8 cửa hàng.
Quan điểm kỹ thuật
Thị trường trải qua nhịp điều chỉnh vào đầu phiên trước khi hồi phục và bật tăng về cuối phiên.
VNIndex đã bắt đầu thử thách cận dưới của vùng kháng cự quanh 1000. Mặc dù khả năng tạo đỉnh ngắn hạn ngay chưa cao nhưng chúng tôi bắt đầu chuyển sang quan điểm thận trọng kể từ vùng điểm hiện tại. Rủi ro đảo chiều bất ngờ sẽ dần gia tăng khi chỉ số thử thách cận trên hoặc chớm vượt vùng cản này.
NĐT được khuyến nghị bắt đầu trải lệnh chốt lời từng phần theo kỳ vọng tại các vùng giá cao khi chỉ số chớm vượt vùng 1000 điểm.
Sau nhịp điều chỉnh vào đầu phiên, F1 đã dần hồi phục và bật tăng về cuối phiên.
F1 đã bắt đầu thử thách cận dưới của vùng kháng cự 96x. Mặc dù khả năng tạo đỉnh ngắn hạn ngay chưa cao nhưng chúng tôi bắt đầu chuyển sang quan điểm thận trọng đối với đà tăng kể từ vùng điểm hiện tại. Rủi ro đảo chiều bất ngờ sẽ dần gia tăng khi F1 thử thách cận trên hoặc chớm vượt vùng cản này.
Chiến lược giao dịch trong phiên: Tiếp tục chiến lược giao dịch cả 2 chiều, mở vị thế LONG tại các vùng hỗ trợ và mở vị thế SHORT tại các vùng kháng cự.
Chiến lược giao dịch qua đêm: Có thể chốt lời từng phần khi chỉ số tiến sâu lên cận trên của vùng kháng cự 96x.
------------------------------------------------
Lưu ý: Mức dừng lỗ áp dụng cho các vị thế trong phiên là 2 điểm và qua đêm là 5 điểm. Tùy vào khẩu vị rủi ro và diễn biến thực tế, NĐT có thể cần điều chỉnh tăng giảm nhẹ các mức này.