Điểm nhấn thị trường
TTCK Việt Nam tăng điểm tương đồng với diễn biến thị trường chứng khoán thế giới trước thông tin Nhà Trắng đề xuất gói 916 tỷ USD cứu trợ Covid-19 và hãng dược Pfizer bắt đầu triển khai vắc xin COVID-19 tại Anh.
Thông tin về vaccine cũng giúp triển vọng các đường bay thương mại quốc tế có thể được phục hồi sớm hơn kỳ vọng, giúp cổ phiếu hàng không diễn biến tích cực ở VJC (HM:VJC) (+1.3%), HVN (HN:HVN) (+0.8%).
Moody’s mới đây thông báo cập nhập xếp hạng tín nhiệm một số ngân hàng Việt Nam bao gồm VCB (HM:VCB), BIDV (HM:BID), MBB (HM:MBB), CTG (HM:CTG), AGR (HM:AGR), TCB (HM:TCB), từ B1 lên Ba3 tác động tích cực đến cổ phiếu nhóm ngân hàng như VCB (+3.7%), TCB (+3%).
TP HCM (HM:HCM) thông qua nghị quyết về mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn thành phố, tối đa 4,4 triệu đồng/container, khiến cổ phiếu nhóm cảng biển giảm giá như TCL (-0.9%), GMD (HM:GMD) (-0.5%).
Khối ngoại mua ròng ở VCB (+3.65%), VNM (HM:VNM) (+0.46%), VJC (+1.27%).
Hợp đồng tương lai/Quỹ ETF
Các HĐTL đồng loạt tăng giá trong phiên hôm nay, tương đồng với diễn biến tăng của thị trường chứng khoán toàn cầu trước các kỳ vọng về vaccine Covid19. Chênh lệch mở cửa ở mức -0.61 điểm trước khi đảo chiều dương và giao dịch chủ yếu trong biên độ 1 đến 3 điểm. Cuối phiên chiều, nhà đầu tư nội gia tăng vị thế long giúp chênh lệch bật tăng và đóng cửa ở 3.97 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình thấp, khối ngoại giao dịch cân bằng, bán ròng không đáng kể ở F2012 và F2101.
Tâm điểm cổ phiếu trong ngày
HPG tăng 0.3% lên 38,500 VNĐ/cp.
HPG vừa công bố kế hoạch thành lập công ty bất động sản để thực hiện quản lý các hoạt động đầu tư, xây dựng và phát triển bất động sản cho tập đoàn với vốn điều lệ ban đầu là 2,000 tỷ đồng, trong đó HPG góp 1,998 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ sở hữu 99,9%. Tên dự kiến là CTCP Phát triển Bất động sản Hòa Phát (HM:HPG) có trụ sở chính tại Hà Nội và do Phó Tổng Giám đốc Hòa Phát quản lý phần vốn góp của tập đoàn tại công ty con.
VNM tăng 0.5% lên 109,700 VNĐ/cp.
VNM thông báo tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 2/2020 tỷ lệ 10% (1,000 VNĐ/cổ phiếu), ngày đăng ký cuối cùng 5/1/2021 và thực hiện thanh toán vào ngày 26/2/2021. Với 2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến chi 2,000 tỷ để thanh toán cổ tức đợt này.
Quan điểm kỹ thuật
VNIndex có phiên bật tăng khá hưng phấn với đà tăng được mở rộng về cuối phiên.
Chỉ số đã vượt qua ngưỡng cản quanh 1030 và đang hướng lên vùng cản tiếp theo quanh 1050 (+-5). Theo hệ thống của chúng tôi, đồ thị trung hạn của chỉ số đã cho tín hiệu xác lập lại xu hướng tăng điểm tính từ vùng đỉnh quanh 1200 vào đầu 2018. Tuy nhiên, sau nhịp tăng khá dốc, chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng và lưu ý về rủi ro sớm xuất hiện một nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn với vùng hỗ trợ gần đặt tại 1000-1006.
Sau khi chốt lời theo kỳ vọng, NĐT được khuyến nghị tránh mua đuổi, chờ nhịp điều chỉnh rõ nét trước khi mở trở lại các trạng thái ngắn hạn.
F1 có phiên bật tăng khá hưng phấn với đà tăng được mở rộng về cuối phiên.
Chỉ số đã vượt qua vùng cản tâm lý quanh 1000 và đang hướng lên vùng cản tiếp theo quanh 1020 (+-5). Tuy nhiên, sau nhịp tăng khá dốc, chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng và lưu ý về rủi ro sớm xuất hiện một nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn với vùng hỗ trợ gần đặt tại 963-970.
Chiến lược giao dịch trong phiên: Ưu tiên mở vị thế SHORT ở các vùng kháng cự nhưng đặt STOP chặt.
Chiến lược giao dịch qua đêm: Kê mở lại từng phần vị thế SHORT ở cận trên của các vùng kháng cự nhưng cần tuân thủ điểm STOP.
--------------------------------
Lưu ý: Mức dừng lỗ áp dụng cho các vị thế trong phiên là 2 điểm và qua đêm là 5 điểm. Tùy vào khẩu vị rủi ro và diễn biến thực tế, NĐT có thể cần điều chỉnh tăng giảm nhẹ các mức này.